TP.HCM: Điểm mặt 10 nhà xe không biết sợ biên bản phạt
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP phê duyệt kế hoạch xử lý tình trạng xe khách đón trả khách không đúng nơi quy định, trong đó thống kê 10 nhà xe cố tình vi phạm và vi phạm rất nhiều lần.
Xe khách biển số 51B-295.16 dừng đón khách ở vị trí trên đường Điện Biên Phủ tối 12-11 – Ảnh: LÊ PHAN
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, từ đầu năm đến nay thanh tra sở đã phối hợp với lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, xử lý các xe vi phạm theo thẩm quyền. Đặc biệt là các vị trí tại khu vực các bến xe liên tỉnh, trước khu du lịch Suối Tiên và dọc các tuyến quốc lộ.
Kết quả, lực lượng thanh tra giao thông đã lập biên bản 1.764 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt hơn 2,5 tỉ đồng. Trong đó, xử phạt trực tiếp là 904 trường hợp với số tiền xử phạt gần 1,5 tỉ đồng, xử phạt qua hình ảnh là 860 trường hợp với số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng ghi nhận một số đơn vị kinh doanh vận tải vẫn cố tình vi phạm và vi phạm rất nhiều lần.
Video đang HOT
Cụ thể, Công ty TNHH Thành Bưởi, chi nhánh TP.HCM – Công ty cổ phần xe khách Phương Trang FUTA Bus Lines, Công ty TNHH vận tải Thảo Châu (tỉnh Bến Tre), Công ty TNHH TMDV Thịnh Phát (tỉnh Bến Tre), Công ty TNHH vận tải Cao Lâm (tỉnh Bình Thuận),
Công ty TNHH XD TMDV Hùng Hiếu (tỉnh Tiền Giang), nhà xe Tân Lập Thành (Tiền Giang), nhà xe Kim Hoàng (tỉnh Trà Vinh), nhà xe Thanh Thủy (Trà Vinh), nhà xe Kim Mã (tỉnh Vĩnh Long).
Qua tự rà soát, thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM ghi nhận 76 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng nơi quy định.
Một số vị trí lực lượng thanh tra không thể tự thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền do hoạt động đón, trả khách được tổ chức trong khuôn viên bãi đỗ xe, trụ sở văn phòng, cây xăng. Để kiểm tra, xử lý các vị trí này cần phải có sự vào cuộc của TP Thủ Đức và các quận, huyện.
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết dù lực lượng thanh tra đã tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng vì thẩm quyền hạn chế, lực lượng mỏng và nhiều doanh nghiệp vận tải “lách luật” nên công tác xử lý khó khăn, chưa triệt để.
Khi có hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định (để chờ lên xuống khách), tài xế thường đối phó bằng cách cho xe nổ máy, ngồi tại vị trí lái; thấy lực lượng chức năng thì tăng ga bỏ chạy. Trong khi lực lượng thanh tra không có chức năng truy đuổi phương tiện.
Đơn vị kinh doanh vận tải thường cho người cảnh giới, khi phát hiện có lực lượng chức năng thì thông báo không cho xe vào tổ chức đón, trả khách hoặc đưa xe vào trong các khuôn viên nơi lực lượng chức năng không thể kiểm tra theo thẩm quyền.
Cần điều chỉnh quy định để xử lý nghiêm
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tới đây cần nghiên cứu tham mưu Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng tăng nặng đối với các hành vi vi phạm nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục tái phạm. Cụ thể như: tạm đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép vận tải…
Ngoài ra, sở sẽ tiếp tục tham mưu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có giải pháp nâng cấp hệ thống kỹ thuật, khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình để làm cơ sở cho cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp đề xuất mở nhiều tuyến xe khách kết nối sân bay Tân Sơn Nhất
Công ty cổ phần xe khách Phương Trang (Futa Bus Lines) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đề xuất thực hiện đề án thí điểm vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị và trung tâm du lịch đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh).
Doanh nghiệp vận tải tại TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất thực hiện đề án thí điểm vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đến sân bay Tân Sơn Nhất, (ảnh minh họa).
Theo đó, Công ty Phương Trang đề xuất thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất tới 17 khu vực tại TP Hồ Chí Minh. Các tuyến này kết nối sân bay tới các bến xe: Bến xe miền Tây, Bến xe miền Đông, Bến xe miền Đông mới; Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Quận 7); Làng Đại học (Thủ Đức); các địa bàn tại thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 12 và huyện Bình Chánh.
Số phương tiện khai thác mỗi tuyến từ 10 -15 xe loại 16 - 45 chỗ (xe mới 100%, đạt chất lượng Euro V trở lên). Doanh nghiệp này cũng sử dụng app (ứng dụng) quản lý điều hành, giúp khách hàng có thể theo dõi và đặt xe.
Đặc biệt, Công ty Phương Trang sẽ áp dụng xe ô tô điện cho một số tuyến khai thác trong năm 2023. Giá cước được doanh nghiệp này đề xuất ba mức 40.000 đồng - 50.000 đồng - 70.000 đồng, tùy theo khoảng cách di chuyển dưới 10 km, từ 10 -15 km và từ 15 đến trên 25 km.
Theo lãnh đạo Futa Bus Lines, TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Vừa qua, tình trạng thiếu phương tiện giao thông công cộng tại sân bay Tân Sơn Nhất đã ảnh hưởng ít nhiều đến bộ mặt của TP Hồ Chí Minh và đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển tiềm năng du lịch của thành phố sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh.
Trước đó, giữa tháng 9/2022, Futa Bus Lines đã khai thác tuyến xe buýt 109 kết nối Cảng hàng không Tân Sơn Nhất - Bến xe buýt Sài Gòn. Sau thời gian đi vào hoạt động, tuyến 109 đã góp phần giải tỏa phần nào số lượng hành khách từ sân bay đi về trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ với tuyến xe buýt 109 là không đáp ứng đủ nhu cầu của hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Liên quan đến vấn đề này, đầu tháng 11/2022, Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân cũng có Đề án gửi Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề xuất lộ trình với 17 tuyến, cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đến các đô thị, trung tâm du lịch thành phố. Hiện doanh nghiệp này cũng đang khai thác tuyến vận chuyển hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại.
Việc các doanh nghiệp đề xuất triển khai thí điểm các tuyến vận tải hành khách kết nối sân bay sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu phương tiện giao thông công cộng tại sân bay và tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi lại từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến các quận huyện và ngược lại.
Bao giờ có ngành công nghiệp đỗ xe? Người dân Thủ đô sẽ còn phải chìm sâu trong các cuộc tranh giành chỗ đỗ xe chưa có hồi kết. Cách đây 1 năm, VOV Giao thông từng phát sóng loạt phóng sự Ai thực sự muốn làm bãi đỗ xe, đi tìm thực trạng các bãi đỗ xe vẫn còn nằm trên giấy, các bãi đỗ xe đã thành hình và...