Tp.HCM di dời 10.000 căn nhà ven kênh rạch đến 2020, tạo quỹ đất phát triển đô thị hiện đại
Tp.HCM di dời 10.000 căn nhà ven kênh rạch đến 2020, tạo quỹ đất phát triển đô thị hiện đại
Theo đó, TP.HCM đang phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành di dời 10.000 căn, đến năm 2021 là 6.646 căn và số còn lại sẽ hoàn thành trước năm 2025.
Đối với việc cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới thay thế chung cư cũ, trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 chung cư với quy mô 1.414 căn hộ; khởi công và thi công xây dựng 26 chung cư với quy mô dự kiến 4.500 căn hộ; hoàn thành di dời 936 hộ dân của 15 chung cư cũng như hoàn thành di dời cụm chung cư Ngô Gia Tự (quận 10) và cụm lô số chung cư Thanh Đa (quận Bình Thạnh); đồng thời thực hiện kiểm định đối với 449 chung cư và sửa chữa,cải tạo 151 chung cư cũ.
UBND quận-huyện được giao tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ tuyến đường, hẻm gồm: nâng cấp hệ thống giao thông, cấp nước sinh hoạt, thoát nước mưa và nước thải, đèn chiếu sáng công cộng cho hẻm, trụ cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy, thu gom rác thải; triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các dự án xây dựng nhà ở và công trình công cộng nằm xen cài trong các khu dân cư hiện hữu.
Ngoài ra, TP.HCM cũng sẽ xây dựng, phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, văn minh, hiện đại. Mới đây, UBND TP.HCM cũng đã có quyết định thành lập Ban Điều hành Chương trình hành động Chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2018 – 2020, do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến làm Trưởng ban.
Video đang HOT
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, một trong những khó khăn lớn nhất hiện vẫn là nguồn vốn để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho chương trình trên. Nhu cầu vốn khoảng 25.745 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách TP.HCM chỉ có 2.508 tỉ đồng, cần phải huy động hơn 23.000 tỉ đồng nữa mới đủ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Do đó, TP.HCM vừa công bố danh mục dự án thuộc chương trình chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Danh mục dự án TP.HCM vừa đưa ra mời gọi các nhà đầu tư gồm:
Dự án di dời và tái định cư các hộ dân trên và ven bờ Nam kênh Đôi, Quận 8;
Dự án nạo vét cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven Rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Bình Thạnh , Quận Gò Vấp;
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Vì sao tiến độ cải tạo chung cư cũ TP.HCM vẫn chậm?
Kế hoạch trong năm 2018, Sở Xây dựng TP.HCM và chủ đầu tư được công nhận sẽ tháo dỡ, xây dựng lại 7 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm được kiểm định cấp độ D. Tuy nhiên đến nay đã nửa năm 2018 nhưng chưa có chung cư nào trong danh sách được tháo dỡ hay xây mới.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975, tập trung ở các quận 1, 3, 4, 5 và 10. Trong đó, có 13 chung cư thuộc nhóm D - loại xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm phải di dời khẩn cấp người dân ra khỏi chung cư và sở đã có kế hoạch phá dỡ, xây mới các chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn.
Theo đó, trong năm 2018, Sở Xây dựng TP.HCM và chủ đầu tư được công nhận sẽ tháo dỡ, xây dựng lại 7 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm được kiểm định cấp độ D gồm: chung cư 128 Hai Bà Trưng (quận 1); chung cư 11 Võ Văn Tần (quận 3); chung cư 6 Bis Nguyễn Tất Thành (quận 4); chung cư 440 Trần Hưng Đạo B (quận 5); chung cư 43 Bình Tây, chung cư 119B Tân Hòa Đông (quận 6) và chung cư 765 Bến Bình Đông (quận 8). Nhưng đến nay đã nửa năm 2018 nhưng chưa có chung cư nào trong danh sách trên được tháo dỡ hay xây mới.
Nguyên nhân của thực trạng này, theo các doanh nghiệp và chuyên gia bất động sản, chủ yếu do phần lớn các chung cư cũ có diện tích đất nhỏ, nhưng dân số lại đông, nên không thu hút được các nhà đầu tư. Đơn cử, chung cư 440 Trần Hưng Đạo (quận 5) có diện tích 170 m2, nhưng có 32 hộ cư ngụ, một số chung cư khác diện tích cũng chỉ vài trăm mét vuông, nhưng có đến hơn 100 hộ cư ngụ... Bên cạnh đó, với những dự án đã "có chủ", thì trong quá trình triển khai, nhà đầu tư cũng gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến thỏa thuận đền bù, tái định cư giữa chủ dự án và người dân đang sinh sống.
Tại buổi họp với các sở ngành, góp ý dự thảo về bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và tái định cư của các dự án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế nhà chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, để tháo gỡ khó khăn này, các quận, huyện phải vượt ra khỏi sự ràng buộc của từng dự án, rộng hơn nữa là thoát ra khỏi địa giới hành chính của các quận, huyện để liên kết, tạo quỹ đất đủ lớn để thu hút doanh nghiệp tham gia vào chương trình này. Muốn vậy, phải đảm bảo hài hòa lợi ích: người dân có nơi ở mới, doanh nghiệp có lợi nhuận, Nhà nước có được công trình mới.
Chung cư Thanh Đa quận Bình Thạnh đã xuống cấp nghiêm trọng
"Chẳng hạn, tại quận 3 có 10 chung cư cũ cần xây mới, có chung cư có diện tích quá nhỏ, nhưng cũng có chung cư có diện tích lớn, vì vậy cần tập trung xây dựng nhà tái định cư tại những chung cư có quỹ đất lớn, còn các chung cư nhỏ dành đất cho doanh nghiệp; giữa các quận, huyện cũng có thể làm theo cách này", ông Tuyến nói.
Còn đối với vướng mắc trong việc lấy ý kiến người dân để tiến hành phá dỡ và cải tạo, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, nếu có được 70 - 80% người dân đồng thuận là có thể triển khai dự án cải tạo chung cư cũ. Còn cứ chờ 100% đồng ý mới thực hiện thì rất khó.
Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, quy định hiện nay yêu cầu phải có sự đồng ý của 100% chủ nhà thì chung cư cũ mới được phá dỡ để xây dựng lại là một trở ngại cho chỉnh trang đô thị. Do đó, nội dung này cần sửa đổi theo hướng chung cư sẽ được xây dựng lại khi có tối thiểu bốn phần năm (khoảng 80%) các chủ sở hữu tại đây thống nhất tại hội nghị nhà chung cư.
Bên cạnh đó, theo một chuyên gia pháp lý, luật đã quy định "phải có sự đồng ý của 100% chủ nhà thì chung cư cũ mới được phá dỡ để xây dựng lại" cũng có cái lý. Chế định sở hữu chung cư là sở hữu chung và quyền sử dụng đất là quyền của tất cả chủ các căn hộ nhỏ ở đây, thế nên, việc quy định phải có sự đồng ý của 100% chủ nhà là có cơ sở, dựa trên chế định sở hữu tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Theo Danviet
Cổ phiếu bất động sản có đang rẻ? Thị trường bất động sản thời gian tới đan xen thách thức lẫn cơ hội. Cổ phiếu bất động sản được nhận định đang ở vùng giá tốt để đầu tư. Các chuyên gia tại hội thảo. Nhận định trên được chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản do báo Thương...