TPHCM đề xuất hỗ trợ hơn 9.300 tỷ đồng xử lý rạch Xuyên Tâm “treo” 20 năm
TPHCM kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 17.200 tỷ đồng để nhanh chóng thực hiện 3 dự án cấp bách gồm cải tạo Rạch Xuyên Tâm, kênh Hy Vọng, xây dựng cao tốc TPHCM – Mộc Bài.
UBND TPHCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cân đối bổ sung vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2021-2025 cho thành phố, để đầu tư 3 dự án trọng điểm cấp bách.
Trong đó, dự án cần hỗ trợ nhiều vốn nhất là nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến sông Vàm Thuật thuộc các địa bàn quận Bình Thạnh, Gò Vấp.
Theo đó, TPHCM đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí thực hiện dự án Rạch Xuyên Tâm. Tổng mức đầu tư dự kiến là 9.353 tỷ đồng.
Rạch Xuyên Tâm ô nhiễm nặng nhưng chưa thể cải tạo dù dự án đã có gần 20 năm (Ảnh: Hải Long).
Dự án sẽ được nạo vét, kè bờ tổng chiều dài tuyến khoảng 8,2 km. Đồng thời, TPHCM sẽ xây dựng tuyến đường giao thông từ 4 – 6 làn xe dọc theo 2 bên rạch và trên cống bê tông, xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải, cải tạo môi trường phạm vi lưu vực.
Video đang HOT
Theo UBND TPHCM, hiện trạng khu vực rạch Xuyên Tâm là khu nhà lụp xụp, tạm bợ, môi trường ô nhiễm nặng, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan. Dự án được đầu tư sẽ thay thế các khu nhà lụp xụp ven rạch bằng khu đô thị hiện đại với các tích hợp về giao thông.
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lần đầu tiên được TPHCM phê duyệt vào 2002, nhưng đến nay vẫn treo, chưa hẹn ngày chính thức khởi động.
Toàn cảnh Rạch Xuyên Tâm đoạn qua quận Bình Thạnh nhìn từ trên cao (Ảnh: Hải Long).
Bên cạnh rạch Xuyên Tâm, TPHCM cũng kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài. TPHCM đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 5.901 tỷ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho phần dự án trên địa bàn thành phố.
Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến là 15.900 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 7.433 tỷ đồng, chi phí xây dựng 5.417 tỷ đồng, các chi phí còn lại 3.050 tỷ đồng.
Dự án có chiều dài khoảng 50 km, thực hiện đầu tư giai đoạn một với quy mô 4 làn xe ôtô, mỗi làn rộng 3,5 m. Đoạn qua TPHCM dài 23,7 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 26,3 km. Hình thức đầu tư dự kiến là theo phương thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.
Cuối cùng là dự án cải tạo kênh Hy Vọng ở quận Tân Bình. Đây là dự án cần thiết đầu tư để khơi thông dòng chảy tuyến kênh Hy Vọng, giải quyết tiêu thoát nước mưa, giảm ngập úng cho khu vực cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và một phần lưu vực khoảng 51,3 ha khu vực lân cận.
Dự án dự kiến xây dựng tuyến kênh với tổng chiều dài 1,1 km, đường giao thông dọc hai bên bờ kênh với mặt cắt ngang 10 m. Tổng mức đầu tư dự kiến 1.980 tỷ đồng. TPHCM đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ thành phố toàn bộ số tiền thực hiện dự án này.
Như vậy, TPHCM đề nghị tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương hỗ trợ thành phố 17.234 tỷ đồng thực hiện 3 dự án trọng điểm cấp bách nêu trên.
Lý do mà UBND TPHCM đi đến kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ cho những dự án này là hiện tại thành phố đang ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống dịch Covid-19, nên nguồn vốn phân bổ cho các dự án đầu tư công rất khó khăn.
TPHCM rất cần Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm hỗ trợ, đề xuất kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận bổ sung vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, để đầu tư các dự án trọng điểm cấp bách nói trên. TPHCM sẽ cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai, sớm hoàn thành các dự án này.
TP HCM thông qua 2 dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỷ đồng
Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
Sáng 22/4, tại kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) và tổng kết hoạt động HĐND TP HCM, các đại biểu đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Xây dựng nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức) và dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Theo đó, dự án Xây dựng nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn thực hiện là 3.926 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 1.800 tỷ đồng và vốn ngân sách TP là 2.126 tỷ đồng.
Việc đầu tư dự án nhằm tăng cường kết nối cho tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM. Dự án cũng nhằm giải quyết ùn tắc, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải quan trọng của TP HCM và TP Thủ Đức.
Phối cảnh dự án nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức.
Còn dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị TP HCM là chủ đầu tư.
Dự án thuộc nhóm A với mức tổng đầu tư là 8.200 tỷ đồng, gồm 4.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương và 4.200 tỷ đồng từ ngân sách TP HCM. Dự án sẽ đi qua địa bàn các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh với chiều dài 32 km.
Việc đầu tư dự án này sẽ giúp TP HCM giải quyết vấn đề chống ngập cho khu vực trung tâm và khu Tây Bắc. Bên cạnh đó, phía Tây TP HCM sẽ được cải thiện vấn đề giao thông, phát triển du lịch, vận tải hàng hóa, chỉnh trang diện mạo...
Điều chỉnh tỉ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với UBND cấp tỉnh Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Ảnh minh họa Trong đó, sửa đổi Khoản 1 Điều 21 tỉ lệ cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương có...