TP.HCM đề xuất chủ động mua vắc xin COVID-19 tiêm phòng cho dân
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sáng 23-4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ đề xuất Bộ Y tế cho TP chủ động mua vắc xin tiêm phòng cho người dân.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: TỰ TRUNG
Phát biểu tại buổi làm việc về công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Nguyễn Thành Phong cho biết UBND TP.HCM sẽ báo cáo Ban thường vụ Thành ủy đề xuất Bộ Y tế cho thành phố chủ động mua vắc xin tiêm phòng cho người dân.
Theo ông Phong, vừa qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vận động được hơn 150 tỉ đồng từ các cá nhân, đơn vị chung tay mua vắc xin.
Trong khi đó, ông Phong cho biết tháng qua thành phố có 108 người nhập cảnh trái phép, vì thế đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh biên giới tăng cường chốt kiểm soát và cần có chế tài mạnh mẽ đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép.
“Cần thiết phải truy tố người nhập cảnh trái phép để có tác dụng răn đe. Các nước không đeo khẩu trang đã xử phạt rất nặng huống chi việc này là không chấp hành pháp luật. Nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch cao trong cộng đồng nếu không kịp phát hiện. Việc này rất đáng tội, cần có biện pháp kiên quyết, không chỉ ở thành phố mà ở tất cả địa phương”, ông Phong nói.
Ông Vũ Đức Đam cho rằng hiện nay nguy cơ dịch rất cao vì tuần qua, khu vực châu Á đã tăng 34% số người nhiễm. Các nước lân cận với Việt Nam đều nằm trong tình trạng dịch bệnh căng thẳng nên phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh.
Video đang HOT
“Mặc dù cộng đồng chúng ta giữ tốt nhưng thời gian dài không có dịch trong cộng đồng sẽ tạo tâm lý lơi lỏng trong nhân dân. Chúng ta phải siết lại nếu không sẽ rất nguy hiểm. Kiểm soát biên giới chặt chẽ, vận động nhân dân toàn quốc thấy người nước ngoài nhập cảnh phải khai báo ngay. Người nhập cảnh trái phép cố tình không khai báo phải xử lý nghiêm”, ông Đam nói.
Ông Đam đề nghị TP.HCM phải siết chặt và xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, cũng như ngành y tế trong thời gian tới phải hoàn thiện quy trình tiêm vắc xin an toàn và kịp thời, tiêm phòng đúng đối tượng.
Ông Đam hoan nghênh TP.HCM đã có sự hỗ trợ cho các đơn vị thử nghiệm vắc xin và đề nghị tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp để có nguồn vắc xin chủ động.
“Đây là đầu tư rất chiến lược, chủ trương chung của Chính phủ là ủng hộ tất cả các dự án nghiên cứu vắc xin trong nước, không phân biệt đơn vị nhà nước hay tư nhân”, ông Đam nói.
Người cứu cậu bé bị chủ tra tấn kể lại thời khắc nạn nhân đứng co ro cạnh chùa
Sau khi phát hiện bé Duy đứng co ro cạnh chùa, ông Hạnh đưa cậu về nhà tắm rửa, thay quần áo rồi lấy cơm cho ăn, cậu bé ăn 3 bát cơm, ăn như chưa bao giờ được ăn.
Chiều 25/11, sau 4 ngày xảy ra vụ việc cháu Trương Quang Duy (SN 2006, quê Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) trốn khỏi quán bánh xèo Miền Trung, nhiều người dân thôn Lạc Nhuế (xã Thuỵ Hoà, Yên Phong, Bắc Ninh) vẫn còn xôn xao bàn tán.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh (trú thôn Lạc Nhuế, xã Thuỵ Hoà), người đầu tiên phát hiện em Duy kể lại, tối 21/11, sau bữa tối, trên đường đi ra quán trà chanh, ông Hạnh giật mình thấy một cậu bé co ro, run cầm cập đứng cạnh ngôi chùa trong làng, trên người đầy thương tích.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vị trí phát hiện cháu Duy
"Thằng bé đói lả, quần ướt sũng, nói không ra hơi, không nhấc nổi chân, tôi phải bế lên xe máy đưa về nhà mình", ông Hạnh kể.
Sau khi đưa về nhà, ông Hạnh lấy nước nóng tắm rửa cho Duy, nhà không có trẻ con nên người đàn ông tốt bụng phải chạy sang hàng xóm xin bộ quần áo khác mặc cho cậu bé tội nghiệp rồi lấy cơm cho Duy ăn.
"Cháu bé ăn hết 3 bát cơm, ăn như chưa bao giờ được ăn vậy" , ông Hạnh xót xa nhớ lại.
Nghĩ cậu bé đi lạc, ông Hạnh cố gặng hỏi để đưa về gia đình hoặc chụp ảnh đưa lên mạng xã hội để tìm người thân nhưng Duy vẫn run rẩy, không nói lên lời.
Lúc này, nhiều người biết chuyện kéo đến nhà ông Hạnh, một số thanh niên nhận ra Duy là nhân viên quán bánh xèo Miền Trung (thôn Ấp Đồn, xã Yên Trung, Yên Phong).
Được mọi người động viên, Duy mới dám kể cậu làm thuê tại quán bánh xèo do Nguyễn Thị Ánh Tuyết làm chủ.
Bé Duy trốn cạnh ngôi chùa rồi được người dân phát hiện, cứu giúp.
"Cháu Duy kể bố bị tâm thần, mẹ đã mất, cháu phải làm thuê cho cô Tuyết, chú Vũ ở quán bánh xèo nhưng bị đánh không thương tiếc, bị chủ quán lấy que nóng dí vào tay, lấy vật đánh vảy cá đánh vào lưng, dùng chày đánh vào đầu... Nghe xong nhiều người bức xúc, một số thanh niên còn đòi đến gặp chủ quán để xử lý.
Sao chủ quán ác quá, đến người dưng còn thương xót, đằng này bọn trẻ làm cho họ không được trả tiền lương rồi mà còn đánh đập bọn nó ra nông nỗi này. May mà tôi có duyên gặp cháu, nếu khuya hơn con đường này ít người qua lại, cháu Duy chịu đói rét nằm lả đi, chết thiệt phận cháu", ông Hạnh bức xúc.
Ông Hạnh cho biết thêm, trước hoàn cảnh đáng thương của cậu bé, ông định nuôi Duy đến khi khoẻ mạnh rồi sẽ đưa cậu về quê: "Tôi chỉ có 2 thằng con trai nhưng đi học xa hết, chỉ 2 vợ chồng già ở nhà, lúc đầu tôi nghĩ nếu không tìm thấy người thân, vợ chồng tôi sẽ nuôi cháu ăn học thành người. Sau đó công an và chính quyền xã có mặt, đưa cháu tới bệnh viện điều trị. Ngày hôm sau tôi cũng đến thăm, mang quần áo cho cháu, nhà tôi cũng không có điều kiện nên chỉ có 100.000 gửi lại để cháu ăn sáng".
Ông Trần Văn Mười (Trưởng thôn Lạc Nhuế).
Trả lời PV VTC News, ông Trần Văn Mười (Trưởng thôn Lạc Nhuế) xác nhận, ông Hạnh là người đầu tiên phát hiện, cứu cháu bé bị chủ quán bánh xèo bạo hành và báo chính quyền xã.
"Vợ chồng ông Hạnh đều làm nông, hai con học giỏi, con lớn đang học Đại học Y Hà Nội, cháu thứ 2 học trường THPT chuyên Bắc Ninh. Khi nhận tin báo từ ông Hạnh, tôi và lãnh đạo địa phương lập tức có mặt, cùng Công an huyện đưa cháu Duy đi khám ngay trong đêm tại Trung tâm Y tế huyện Yên Phong.
Làm việc với công an, Duy kể còn một anh nữa tên Đức, là nhân viên trong quán cũng bị chủ đánh đập như mình. Ngay sau đó cơ quan chức năng lên kế hoạch để giải cứu ngay thanh niên kia ra khỏi quán bánh xèo" , ông Mười thông tin.
Liên quan đến vụ việc, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong đã lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc và ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thị Ánh Tuyết (SN 1986, chủ quán bánh xèo Miền Trung) về hành vi "hành hạ người khác" theo quy định tại điều 140 Bộ luật Hình sự.
Vừa ly hôn xong, chồng đâm chết vợ cũ rồi treo cổ tự tử Vừa ly hôn được vài ngày, gã đàn ông cầm dao đâm vợ cũ tử vong rồi treo cổ tự tử. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang làm rõ vụ việc chồng đâm chết vợ cũ rồi treo cổ tự tử. Khoảng 20h hôm 22/11, chị Lâm Thị Bích (48 tuổi, ngụ ấp Phong Lưu, xã Tân Hưng, huyện Cái...