TP.HCM: Đầu tư, sửa chữa 7 trường học, 5 bị cáo gây thất thoát 17,7 tỷ đồng
Ngày mai (11/1), TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án gây thất thoát 17,7 tỷ đồng của nhà nước tại 7 trường học thuộc huyện Củ Chi (TP.HCM).
Một trong những trường học thuộc địa bàn huyện Củ Chi khiến 5 bị cáo vướng vòng lao lý gây thất thoát 17,7 tỷ đồng của nhà nước. Ảnh: Triều Nguyễn
Cáo trạng cho thấy, các bị cáo đã lợi dụng việc được giao, quản lý, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư, sửa chữa 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi không đúng quy định pháp luật, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 17,7 tỷ đồng.
5 bị cáo gồm: Lê Thị Thanh Tuyền (nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP.HCM, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện Củ Chi), Phan Văn Duyệt (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại xuất nhập khẩu Đông Phương – viết tắt là Công ty Đông Phương), Phan Văn Bình Tâm (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài – Công ty Tâm Phú Tài, em trai của Duyệt), Nguyễn Thị Loan (nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi) và Lê Vũ Hồng Hạnh (người đại diện theo pháp luật, Giám đốc Công ty Đông Phương).
Cố tình làm sai quy định dẫn đến thất thoát 17,7 tỷ đồng
Cáo trạng xác định, bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền thời điểm 2016 với vai trò là Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch huyện Củ Chi đã trực tiếp đi khảo sát các trường học cùng Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi để duyệt các hạng mục cần sửa chữa.
Tuyền và Loan đã thẩm định, trình duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 7 trường học mà không yêu cầu các trường thực hiện các thủ tục đúng quy định về đầu tư xây dựng. Trong đó, hầu hết hạng mục được duyệt đều chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng sai quy định.
Một trong 7 trường học liên quan đến 5 bị cáo vướng vòng lao lý gây thất thoát 17,7 tỷ đồng của nhà nước. Ảnh: hcm.edu.vn
Bị cáo Phan Văn Duyệt trực tiếp điều hành hoạt động Công ty Đông Phương đã liên hệ với Nguyễn Thị Loan để trình phê duyệt dự toán. Sau đó, bị cáo Duyệt trực tiếp đến gặp các hiệu trưởng và nói Phòng GD-ĐT giao cho Công ty Đông Phương thi công nên các hiệu trưởng tin tưởng và đồng ý ký hồ sơ, không tiến hành nghiệm thu trên thực tế mà lấy số liệu dự toán để ký nghiệm thu và thanh quyết toán.
Tuyên án vụ SADECO: Cựu Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang lãnh 10 năm tù
Video đang HOT
Khi lập dự toán, thiết kế, bị cáo Duyệt không tiến hành khảo sát trên thực tế để kho bạc duyệt chi mà nhờ em trai là Phan Văn Bình Tâm lấy pháp nhân Công ty Tâm Phú Tài ký tên, hợp thức hóa hồ sơ.
Bị cáo Lê Vũ Hồng Hạnh là người được Duyệt nhờ đứng tên làm người đại diện pháp luật và Giám đốc Công ty Đông Phương để ký kết, thực hiện các hợp đồng sửa chữa tại 7 trường học trên với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Với vai trò trên, bị cáo Hạnh phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty Đông Phương.
Ngoài ra, bị cáo Phan Văn Bình Tâm đã giúp sức tích cực cho bị cáo Duyệt. Bị cáo Tâm đã dùng pháp nhân của Công ty Tâm Phú Tài ký hợp thức hóa hồ sơ, thiết kế dự toán sửa chữa các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi do Công ty Đông Phương lập mà không tiến hành khảo sát thực tế để rút dự toán ngân sách nhà nước.
Thanh quyết toán cao hơn so với định mức Bộ Xây dựng quy định
Theo cáo trạng ngày 14/11/2016, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ban hành kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 của 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi gồm: Trường mầm non Thị trấn Củ Chi 2, Trường mầm non Thái Mỹ, Trường mầm non Tân Thông Hội 2, Trường mầm non Tân Phú Trung 2, Trường tiểu học Tân Phú Trung, Trường tiểu học Tân Phú và Trường tiểu học Lê Thị Pha.
Hiệu trưởng 7 trường đã ký thủ tục giao cho Công ty Tâm Phú Tài thực hiện hợp đồng tư vấn, thiết kế, còn Công ty Đông Phương thực hiện hợp đồng thi công, sửa chữa.
Trước đó, ngày 30/6/2016, toàn bộ 64 gói thầu của 7 trường học đều đã được nghiệm thu, quyết toán. Trong đó, các hợp đồng tư vấn, thiết kế và hợp đồng thi công đều có nghiệm thu, thanh quyết toán cao hơn so với định mức được Bộ Xây dựng quy định.
Các hiệu trưởng đã không lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu và Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính huyện Củ Chi không yêu cầu lập. Phòng GD-ĐT chỉ dựa trên các khái toán do Phan Văn Duyệt (Phó giám đốc Công ty Đông Phương) lập sai quy định, đơn giá đưa ra cao hơn nhiều so với định mức, để lập danh mục, kế hoạch sửa chữa.
Sau khi Phòng GD-ĐT lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, gửi Phòng Tài chính thẩm định và trình Thường trực UBND huyện phê duyệt, dự án được chia thành 64 gói thầu (mỗi gói thầu dưới 500 triệu đồng) để chỉ định thầu, vi phạm các quy định cấm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Bị cáo Tất Thành Cang bị đề nghị 12 -14 năm tù
Lạm dụng chức quyền, gây áp lực, "gợi ý" cho lãnh đạo doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần là tài sản Nhà nước không qua đấu giá, sai quy định pháp luật, cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh bị đề nghị từ 12 - 14 năm tù.
Sáng 4/1, phiên tòa xét xử bị cáo Tất Thành Cang (SN 1971, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh) và 19 bị cáo về tội "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" được tiếp tục. Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO). Đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đã tiến hành luận tội.
Nội dung vụ án thể hiện bị cáo Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng cùng cấp dưới sai phạm khi chỉ đạo, thông qua phương án phát hành 9 triệu cổ phiếu SADECO cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000đồng/cổ phần, không thông qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Cơ quan pháp luật xác định bị cáo Tề Trí Dũng (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty SADECO) có vai trò chủ mưu xuyên suốt quá trình chuyển giao cổ phiếu trái quy định. Bị cáo này lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội, gây thất thoát hơn 669 tỉ đồng (trong đó UBND TP Hồ Chí Minh thiệt hại 485 tỷ đồng, Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh thiệt hại 184 tỷ đồng).
Cáo trạng nêu, khi tăng vốn điều lệ và chuyển nhượng cổ phần tại SADECO thì phải thực hiện đấu giá theo quy định. Tuy nhiên, căn cứ đề nghị của Công ty Nguyễn Kim về việc mua cổ phần của SADECO để trở thành cổ đông chiến lược, Tề Trí Dũng đã chỉ đạo các bị cáo tại IPC, SADECO thực hiện các thủ tục xin ý kiến và thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần của SADECO (dựa trên kết quả thẩm định giá của HSC, doanh nghiệp không có chức năng thẩm định) với giá 40.000 đồng/cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim mà không thông qua thẩm định giá và đấu giá, gây hiệt hại 1.103 tỷ đồng.
Hai bị cáo được xem là đầu vụ, Tất Thành Cang (phải) và Tề Trí Dũng tại tòa sáng 4/1
Đại diện VKS nhận định, đây là vụ án gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, liên quan đến nhiều sai phạm ở nhiều lĩnh vực, nhiều hành vi phạm tội khác nhau. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát tài sản cho Nhà nước, gây mất niềm tin của nhân dân...
Với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh vào thời điểm đó, bị cáo biết và buộc phải biết rõ làm trái quy định gây hậu quả, dù thừa nhận đã bút phê vào tờ trình của Văn phòng Thành ủy, nhưng cho rằng việc đó là hoàn toàn đúng.
Bị cáo Tề Trí Dũng đã lợi dụng chức vụ quyền hạ chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện việc chuyển nhượng 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim không qua đấu giá gây thất thoát lớn. Tại tòa, bị cáo Tề Trí Dũng khai nhận rõ toàn bộ hành vi nhưng cho rằng chịu sự chỉ đạo của Tất Thành Cang. Ngoài ra, Tề Trí Dũng còn chỉ đạo cho Hồ Thị Thanh Phúc thực hiện việc lập hồ sơ hợp thức hóa việc cho án bộ đi học tập, tham quan nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 4 tỷ đồng, cá nhân Dũng chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng. Do đó, Tề Trí Dũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền mà các bị cáo khác chiếm được.
Với các hành vi vi phạm của mình đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo với các mức án cụ thể sau:
Nhóm bị cáo bị đề nghị mức án về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí":
1. Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM): Từ 12-14 năm tù giam.
2. Phạm Văn Thông (nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM): Từ 6-7 năm tù giam.
3. Nguyễn Hữu Thành (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty Nguyễn Kim): Từ 6-7 năm tù giam.
4. Lê Hoàng Minh (nguyên Chủ tịch HĐTV IPC): Từ 5-6 năm tù giam.
5. Vũ Xuân Đức (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC): Từ 4-5 năm tù giam.
6. Nguyễn Trường Bảo Khánh (nguyên Thành viên HĐTV IPC): Từ 4-5 năm tù giam.
7. Trần Mạnh Khôi (nguyên Trưởng Ban kiểm soát của Sadeco): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
8. Đoàn Minh Lý (nguyên Thành viên Ban kiểm soát của Sadeco): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
9. Lâm Văn Tuấn (nguyên Thành viên Ban kiểm soát của Sadeco: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
10. Phùng Đức Trí (nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách phòng tài chính - kế hoạch IPC): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
11. Đoàn Thị Minh Trang (nguyên Trưởng phòng tài chính - kế hoạch IPC): Từ 2-5 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
12. Lương Trí Cường (nguyên chuyên viên Phòng tài chính - kế hoạch IPC): Từ 2-5 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Nhóm các bị cáo bị đề nghị mức án về hai tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Tham ô tài sản":
1. Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC kiêm Chủ tịch HĐQT Sadeco): Từ 11-12 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và từ 9-10 tù về tội "Tham ô tài sản", tổng hợp 20-22 năm tù giam.
2. Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco): Từ 10-11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và 9-10 năm tù về tội "Tham ô tài sản", tổng hợp hình phạt từ 19-21 năm tù giam.
3. Đỗ Công Hiệp (nguyên Kế toán trưởng Sadeco): Từ 4-5 tù "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và 9-10 năm tù về tội "Tham ô tài sản", tổng hợp hình phạt từ 13-15 năm tù giam.
4. Huỳnh Phước Long (Trưởng Phòng Quản lý kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy TPHCM): 6-7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và từ 6-7 năm tù về tội "Tham ô tài sản", tổng hợp hình phạt từ 12-14 năm tù giam.
5. Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận): Từ 7-8 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và từ 6-7 năm tù tội về tội "Tham ô tài sản", tổng hợp hình từ 13-15 năm tù giam.
6. Phạm Xuân Trung (nguyên thành viên HĐTV IPC, Phó Tổng giám đốc IPC): Từ 4-5 năm tù.
Sai phạm tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn khiến nhiều lãnh đạo bị khởi tố Vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn TNHH MTV đang được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra mở rộng. Như Dân Việt đã thông tin, hôm qua (31/12/2021), Cơ quan An ninh điều...