TP.HCM đầu tư hệ thống quan trắc môi trường 500 tỷ đồng
TP.HCM sẽ đầu tư hệ thống quan trắc tự động hiện đại trị giá 495 tỷ đồng, sẽ luôn cập nhật chỉ số về môi trường để giúp nghiên cứu, cảnh báo cho người dân.
Hạng mục đầu tư này nằm trong đề án Phát triển tổng thể mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện.
“ TP HCM là địa phương đầu tiên có đề án mang tính chất tổng thể, quy mô lớn, đánh giá tất cả thành phần về quan trắc môi trường“, ông Cao Tung Sơn (Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT) nói và cho biết đề án trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ trình cơ quan thẩm quyền lập hội đồng thẩm định, trước khi trình HĐND thành phố duyệt.
Theo đề án, có ba thành phần được quan trắc tự động gồm: không khí, nước (gồm nước mặt, nước ngầm) và lún. Tất cả dữ liệu quan trắc sẽ được gửi về trung tâm điều hành. Từ các chỉ số hệ thống quan trắc tự động thu thập được, Sở TNMT sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra dự báo, xây dựng kế hoạch quan trắc, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như cảnh báo đến người dân.
Ông Cao Tung Sơn. (Ảnh: Hữu Công)
Đối với không khí, Sở TNMT đang lắp đặt thí điểm hai trạm quan trắc không khí tự động ở cửa ngõ phía Đông (Khu Công nghệ cao) và phía Tây (Phòng giáo dục quận Bình Tân). Cứ 5 phút trạm cho dữ liệu một lần, hoạt động liên tục và độ chính xác cao. Dữ liệu liên tục này có thể tính được AQI – một chỉ số quan trọng của chất lượng không khí, điều mà phương pháp thủ công gián đoạn lâu nay Sở TNMT không thực hiện được.
Hai trạm này đang trong giai đoạn đánh giá, kiểm tra thiết bị và sẽ sớm đi vào hoạt động. Đến năm 2030, thành phố sẽ lắp đặt thêm 16 trạm ở các giao lộ lớn, khu dân cư, khu công nghiệp tại các quận huyện.
“ Khi đó, tần suất quan trắc của TP HCM có thể gấp 5 lần so với tần suất tối thiểu theo quy định của Bộ TNMT vì tần suất quan trắc càng nhiều, chi phí càng cao“, ông Sơn nói. Mỗi địa phương tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính để xác định tần suất quan trắc, thể hiện được bức tranh tổng thể môi trường của địa phương. Điều này giúp TP HCM hoạch định chính sách, đưa ra các chỉ tiêu môi trường trước tình hình thực tế.
Để giám sát chất lượng nước mặt, đề án của Sở TNMT xác định quan trắc tại các vị trí sông và 5 hệ thống kênh rạch trong nội ô thành phố. Dự kiến có hai trạm quan trắc nước thải sông Sài Gòn ở hạ nguồn trạm Phú An (bến Bạch Đằng, quận 1) và thượng nguồn ở trạm Trung An (huyện Củ Chi). Việc này nhằm đánh giá toàn diện tác động từ dân cư, sản xuất của con người lên hệ thống kênh rạch, sông của thành phố.
Video đang HOT
Về vấn đề lún, việc quan trắc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao khoan sâu xuống để xác định tầng lún, nguyên nhân lún. TP HCM nằm trên đới đứt gãy nên việc xác định lún phải được đánh giá theo chuỗi thời gian dài.
Ô nhiễm không khí ở Sài Gòn ngày càng tăng do khí thải từ 10 triệu xe máy, ôtô; nhà xưởng; xây dựng. (Ảnh minh hoạ: Duy Trần)
Theo ông Cao Tung Sơn, muốn biết các chỉ số môi trường tăng, giảm bao nhiêu cần có định lượng và thiết lập việc tính toán. Việc đầu tư thiết bị hiện đại, giải pháp mang tính công trình kỹ thuật, sẽ thực hiện việc đánh giá, đưa ra các chỉ số nhanh, chính xác hơn.
“ Điều này sẽ là cơ sở để người dân có thể cập nhật được các thông tin về môi trường tự động, liên tục, có được các dự báo về môi trường thông qua các phần mềm, app hoạt động tương tự Air Visual, PamAir“, ông Sơn nói.
Việc quan trắc môi trường tại TP HCM triển khai từ năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Thành phố đã thiết lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan trắc quốc gia.
Hiện, TP HCM có 30 trạm quan trắc không khí thủ công, gián đoạn. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian vì phải trải qua quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu.
Nguồn: VnExpress
Ấn tượng loạt hoạt động CSR vì môi trường của Bridgestone Việt Nam
Bridgestone Việt Nam vừa thực hiện chuỗi hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ chính nhân viên công ty cho đến các em học sinh cấp 1.
Các chương trình CSR ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng với mục tiêu cùng cộng đồng giải quyết những vấn đề cấp thiết như giáo dục, môi trường, nâng cao chất lượng đời sống, ... Trong đó, vấn đề về bảo vệ môi trường đang nhận được sự quan tâm tích cực từ phía các doanh nghiệp. Trước tình trạng lượng rác thải ngày một tăng lên, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí cũng như nguồn nước... không ít chiến dịch CSR mang tính bền vững nhằm góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm và cứu lấy môi trường.
Môi trường đang là chủ đề nóng mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động CSR.
Sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động vì môi trường và cộng đồng luôn là điều mà ban lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm và tích cực tạo điều kiện.
Dự án "Không còn rác thải, Không hại môi trường" của Bridgestone Việt Nam là một dự án tiêu biểu khi mà trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị đến công đoạn hoàn thành luôn có sự đồng hành của tập thể nhân viên của công ty.
Trong khuôn khổ của chương trình, các nhân viên của công ty đã tổ chức các hoạt động bổ ích giúp truyền tải kiến thức phân loại rác tại nguồn cho 25.000 em học sinh cấp 1 tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội, TP. HCM và Hải Phòng.
Gần đây nhất, trong tháng 11/2019, Bridgestone Việt Nam còn phối hợp cùng nhóm tình nguyện viên Y Tâm xây dựng một sân chơi làm từ lốp xe cũ. Những "sân chơi xanh" này không chỉ tạo cơ hội giúp các em nhỏ có thêm chỗ giải trí lành mạnh, nâng cao thể chất mà thông qua đó các em sẽ hình thành nhận thức về việc tái chế đồ dùng cũ, giúp giảm rác thải, tránh hại môi trường.
Bất kỳ vật dụng nào cũng có thể có vòng đời thứ 2 ý nghĩa và tích cực hơn như cách những chiếc lốp xe trở thành "sân chơi xanh"
Trong chuỗi hoạt động trên, mỗi nhân viên tự biến mình thành một đại sứ Bridgestone để không chỉ lan tỏa kiến thức về môi trường mà còn góp phần vào hành trình dựng xây tương lai Việt Nam xanh hơn đẹp hơn.
Dự án "Không còn rác thải, Không hại môi trường" còn là dịp để những người thực hiện chương trình tự nhắc nhở bản thân về ý thức giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, chương trình còn tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên hiện thực hoá những ước mơ, khát khao về việc vun đắp tương lai Việt Nam xanh. Khi ý thức tốt được chuyển thành hành động, dần dần sẽ tạo thành thói quen tốt và mang lại những tác động tích cực và lợi ích thiết thực đến cho cộng đồng.
Anh Nguyễn Trọng Nguyên Chương - nhân viên của Bridgestone Việt Nam chia sẻ: "Được trực tiếp giao lưu, lan tỏa kiến thức phân loại rác thải cho học sinh tiểu học đồng thời tự tay xây dựng sân chơi lốp xe tái chế là một niềm vui lớn đối với đội ngũ tham gia dự án này. Nhờ đó, chúng tôi có dịp cùng nhau chủ động trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường lẫn biện pháp thực hành cụ thể, trong quá trình nỗ lực chuẩn bị và tìm tòi cách truyền đạt hấp dẫn nhất cho lứa tuổi cấp 1.
Tôi cùng các đồng nghiệp cũng rất tự hào khi được đại diện Bridgestone tạo ra không gian vừa học vừa chơi tươi vui, sôi nổi cho các em nhỏ và góp một phần sức bé nhỏ của mình để cùng cộng đồng xây dựng tương lai xanh-sạch-đẹp ngay từ hôm nay".
Không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, các hoạt động CSR còn mang đến cơ hội để rèn luyện ý thức, vun đắp thói quen tích cực cho cá nhân
Một khi ý thức giảm rác thải - bảo vệ môi trường ở từng nhân viên đều được nâng cao, quá trình thực thi dự án CSR càng hiệu quả vì mỗi cá nhân đều ý thức được ý nghĩa từ những việc mình làm, nhất là khi tác động này hướng tới những chủ nhân tương lai của đất nước.
Với sự đồng lòng và quyết tâm hành động xuyên suốt từ ban lãnh đạo đến nhân viên, các hoạt động CSR về môi trường của Bridgestone Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả đáng ghi nhận. Điều này không chỉ có ích cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mà còn nâng cao sức mạnh đoàn kết trong nội bộ, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh lẫn các dự án CSR.
Không chỉ vậy, thông qua dự án bám sát thực tế và ý nghĩa như "Không còn rác thải, Không hại môi trường", Bridgestone một lần nữa khẳng định sứ mệnh "Phục vụ xã hội với chất lượng tuyệt hảo" đồng thời tự hào khi có thể góp sức cùng cộng đồng nuôi dưỡng tư duy sống xanh cho thế hệ măng non và tạo dựng tương lai xanh bền vững cho người Việt.
Ngọc Minh
Theo vietnamnet
Ảnh tan hoang sau vụ cháy cực lớn tại Công ty may Nhà Bè ở Sóc Trăng Sau vụ cháy lớn tại Công ty may Nhà Bè ở Sóc Trăng, gần như toàn bộ nhà xưởng rộng hàng ngàn mét vuông đổ sập, tan hoang. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, khoảng 14h30 ngày 24/11, vụ cháy ở Công ty may Nhà Bè Sóc Trăng đã cơ bản được khống chế. Bên cạnh một số xe chữa cháy...