TP.HCM đầu tư bến cảng thủy để “giải cứu” đường bộ quá tải
Theo UBND TP.HCM, với số lượng xe tải, container quá lớn lưu thông từ cảng Cát Lái (Q.2) ra đã gây áp lực dáng kể đến hạ tầng giao thông đường bộ TP.
TP.HCM đầu tư bến cảng thủy để “giải cứu” đường bộ quá tải
Đồng thời gây ùn tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông tại khu vực này.
Theo Cục Hàng Hải VN, trong năm qua cảng Cát Lái tiếp nhận tảu biển vận chuyển hàng hóa đã đạt tổng khối lượng hàng hóa gần 50 triệu tấn.
Theo đó, bình quân mỗi ngày có khoảng 17.000 lượt xe tải, container vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực này.
Video đang HOT
Vì vậy, để giảm bớt áp lực giao thông cho đường bộ, trong báo cáo với Bộ GTVT, UBND TP cho biết đã đồng ý với Cục Hàng hải VN việc Công ty cổ phần tiếp vận Đông Sài Gòn đầu xây dựng bến sà lan giai đoạn 1 tại khu công nghiệp Cát Lái – TP.HCM.
Một phần hàng hóa từ cảng Cát Lái sẽ được vận chuyển bằng sà lan về các tỉnh, thay vì vận chuyển bằng xe tải, xe container bằng đường bộ.
UBND TP cho biết TP đang tập trung công tác xây dựng, cải tạo nâng cao tĩnh không các cầu để tạo thuận lợi cho tàu, sà lan lưu thông trên đường thủy và giảm tải cho đường bộ.
(Theo Tuổi Trẻ)
"Giải cứu giao thông": Hãy bắt đầu từ một chuyện nhỏ
Trên bức tranh giao thông hỗn độn, có bao giờ mỗi người trong chúng ta soi mình vào đấy?
"Giải cứu giao thông": Hãy bắt đầu từ một chuyện nhỏ
"Giải cứu giao thông" - nói thì dễ, chứ làm thì rất khó. Ví dụ, ai cũng nói được rằng: người dân phải có ý thức văn hóa giao thông, tôn trọng luật giao thông; xe buýt phải phát huy hiệu quả; phải quản lý cho được xe cá nhân; phải quy hoạch lại hệ thống giao thông; phải xây nhiều metro... Nhưng thử đi vào từng chuyện một mà xem, có dễ làm hay không?
Ví dụ, ai chẳng muốn TP.HCM được như Nhật Bản, với hệ thống metro chằng chịt, nhưng tiền đâu? Ai chẳng muốn đường sá phải mở rộng hơn, phải có những con đường cao tốc xuyên thành phố để xe cộ bớt đi lại loằng ngoằng, nhưng lấy đâu ra kinh phí mà đền bù giải tỏa?...
Đến với cuộc tọa đàm "Hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM" diễn ra tại báo Tuổi Trẻ sáng 25-10, ai ai cũng mang đến những tâm trạng bức xúc, những giải pháp mà mình tin là khả thi. Tất cả mọi vấn đề đều được mổ xẻ sâu sắc.
Từ chuyện vĩ mô như quy hoạch có vấn đề, khó khăn về quỹ đất; đến những chuyện gây tranh luận như làm gì để hạn chế xe gắn máy, ôtô, hay gọi chung là phương tiện lưu thông cá nhân; nhưng chúng tôi đặc biệt thích một "đặt hàng" vi mô từ ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: "Ngay từ tuần tới, hay chậm nhất là tháng tới, TP.HCM nên xắn tay vào giải quyết chuyện cái vỉa hè đi".
Ô, sao đang nói chuyện to tát bỗng dưng lại "đặt hàng" đến lãnh đạo TP.HCM một chuyện nhỏ xíu như cái vỉa hè? Ông Hùng lý giải: "Dự buổi tọa đàm với sự hiện diện của rất nhiều người tâm huyết, am hiểu về vấn đề giao thông, tôi thấy được, và cũng thống nhất là phải làm sao cho xe buýt thật sự hiệu quả.
Có người thì cho rằng muốn xe buýt hiệu quả thì phải giải thoát nó khỏi vòng vây của xe gắn máy, vì vậy nên hạn chế xe gắn máy. Xe ôtô cá nhân cũng phải được hạn chế bằng nhiều loại phí... Làm được mấy chuyện ấy cần phải có lộ trình và không thể một sớm một chiều.
Nhưng giả dụ, làm xong mấy chuyện ấy đi, nhưng vỉa hè vẫn cứ bị chiếm dụng để kinh doanh, xe cộ vẫn phi lên vỉa hè... thì lấy đâu ra lối đi cho người đi xe buýt? Xe buýt muốn phát triển thì dứt khoát vỉa hè phải thông thoáng, khi ấy người dân mới thoải mái đi lại, chọn xe buýt làm phương tiện chính của mình".
Vì vậy, ông Hùng "đặt hàng" lãnh đạo TP.HCM hãy bắt đầu bằng câu chuyện nhỏ nhất, đó là quản lý tốt vỉa hè, trả lại cho người dân thì mới hi vọng cứu được xe buýt. Và ông Hùng cũng đề xuất hãy quy từng centimet vuông vỉa hè ra tiền, khi ấy sẽ dễ quản lý hơn, nhờ có động lực!
Trung tá Huỳnh Trung Phong - phó phòng phụ trách Phòng CSGT TP.HCM - tán thành ý kiến ông Hùng, và cũng cho biết chuyện thiết lập trật tự vỉa hè để trả lại người dân là một mục tiêu của TP mà lực lượng CSGT sẽ tham gia một phần trong "chiến dịch".
Từ đề xuất nho nhỏ mà quan trọng và cũng đầy thử thách cho TP.HCM ấy của ông Khuất Việt Hùng, khiến chúng tôi nảy ra câu hỏi: Ồ, trên bức tranh giao thông hỗn độn, có bao giờ mỗi người trong chúng ta soi mình vào đấy?
Và chắc chắn sẽ có không ít người đã thấy mình cũng vượt đèn đỏ, cũng phi lên vỉa hè, cũng lấn làn búa xua...? Những chuyện nho nhỏ ấy, theo trung tá Phong, lại là nguyên nhân lớn dẫn đến hỗn loạn giao thông. Vậy thì, đôi khi giải pháp dễ thực thi nhất để góp phần giải cứu giao thông, đó là mỗi người hãy tự điều chỉnh chính mình để có cái mà chúng ta thường nói - văn hóa giao thông.
Theo Tuổi Trẻ
Hơn 2.000 tỷ đồng xây dựng trên 3,5 km đường ở Thủ đô Tuyên đương Tam Trinh (Hoang Mai, Ha Nôi) đươc đâu tư xây dưng vơi chiêu dai trên 3,5 km, tông mưc đâu tư hơn 2.000 ty đông. Phôi canh tuyên đương Tam Trinh. Ngày 17/10, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức lễ khởi công xây dựng đường Tam Trinh, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, trong đo chi...