TP.HCM đặt hàng loạt chỉ tiêu cho giáo dục mầm non 5 năm tới
Ngày 20/11 UBND TP cho biết đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn TP.
TP.HCM đặt mục tiêu năm 2020 có ít nhất 15% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hình minh họa
Theo đó TP đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 32% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 92% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuồi được đến trường.
Ngoài ra tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 40% trở lên và có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày.
TP cũng kỳ vọng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sẽ giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế.
Về tiêu chuẩn giáo viên, TP phấn đấu có ít nhất 70% đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
Với phòng học, TP bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp (nhóm), tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Ngoài ra TP còn đặt ra một loạt chỉ tiêu khác như: có ít nhất 15% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020, có 99% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có ít nhất 37% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiêm định chất lượng giáo dục.
Đến năm 2025 TP cho rằng cần huy động được ít nhất là 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuồi mẫu giáo được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mâm non ngoài công lập chiếm từ 60% trở lên.
Video đang HOT
Cũng đến năm 2025 sẽ có 90% giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; có ít nhất 20% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Theo infonet
Xây dựng 3 chính sách phát triển giáo dục mầm non
Sáng nay (16/10), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp.
Các chính sách mới phát triển giáo dục mầm non
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đã báo cáo 3 chính sách mới nhằm phát triển giáo dục mầm non.
Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng trẻ em (cả nhà trẻ và trẻ mẫu giáo) là con công nhân, người lao động phổ thông làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động (được doanh nghiệp xác nhận có ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT, BHTN...) học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập địa bàn có khu công nghiệp hoặc các xã (phường, thị trấn) giáp ranh khu công nghiệp được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP.
Giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có quyết định thành lập và hoạt động theo đúng quy định (ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất) có trình độ đào tạo chuyên ngành mầm non đạt chuẩn trở lên được hỗ trợ một khoản thu bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian hưởng 9 tháng/năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng các chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thoả thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và giáo viên hợp đồng giảng dạy. Số lượng giáo viên trong cơ sở GDMN được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định của các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành. UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách xây dựng mức hỗ trợ phù hợp sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Các chính sách này nhằm tạo điều kiện cho địa phương chủ động đồng thời tạo thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Riêng về cơ sở giáo dục mầm non có 3 chính sách riêng. Đối với cơ sở mầm non công lập ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển được thực hiện một số dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, được thoả thuận về mức thu, trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ trẻ để đảm bảo kinh phí hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định danh mục các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục (gọi tắt là nhóm lớp) được hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định; được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa cơ sở vật chất (nhà bếp, nhà vệ sinh...); UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương quy định điều kiện, mức hỗ trợ kinh phí để mua đồ dùng, đồ chơi, học liệu, sửa chữa cơ sở vật chất.
Tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển mầm non. Ảnh minh họa/ INT
Về hỗ trợ chăm sóc trẻ ngoài giờ tại cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với trường mầm non công lập nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi là con công nhân trên địa bàn hoặc nhận chăm sóc trẻ ngoài giờ được tăng tỷ lệ giáo viên/lớp so với quy định để bố trí giờ làm việc cho giáo viên đảm bảo đúng quy định mà vẫn đáp ứng nhu cầu đón trẻ muộn của công nhân. Kinh phí làm thêm giờ cho giáo viên do ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần và một phần do phụ huynh đóng góp.
Đối với cơ sở GDMN ngoài công lập tổ chức giữ trẻ ngoài giờ theo ca kíp của công nhân làm việc tại KCN, KCX được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để chi trả cho giáo viên bằng mức kinh phí hỗ trợ cho cơ sở GDMN công lập. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách xây dựng mức hỗ trợ phù hợp sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Tạo điều kiện xã hội hoá
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, phát triển giáo dục mầm non phải bám sát vào quy định, không suy luận, suy diễn. Bên cạnh đó không được trùng lắp với những quy định đã và đang ban hành. Ngoài ra phải tính đến tính khả thi của Nghị định, phải tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển mầm non, không làm triệt tiêu những chính sách tốt, không để địa phương lúng túng, không cào bằng, không thiên lệch.
Đặc biệt chú trọng đến mức đầu tư dành cho miền núi, hải đảo, vùng khó khăn.Trẻ em ở vùng khó khăn phải được hưởng tốt hơn. Việc thu hút đầu tư, xã hội hoá cần có phương án khuyến khích để nhà đầu tư mở trường, đối với phụ huynh phải khuyến khích để họ cùng đóng góp xây dựng trường.
Bộ trưởng khẳng định "Mục đích của xã hội hoá không phải để giảm đầu tư nhà nước mà là để nâng cao chất lượng đào tạo". Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý Ban Soạn thảo cần lồng ghép quyền trẻ em vào các chính sách.
Xuân Phú
Theo GDTĐ
Thái Bình công bố cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hợp pháp Sở GD&ĐT Thái Bình công bố công khai các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã được cấp phép thành lập, hoạt động. Ảnh minh họa/internet Danh sách gồm 12 trường mầm non tư thục đã được cấp phép hoạt động, cụ thể: Cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục gồm các tên sau: Sở GD&ĐT đề...