TP.HCM: Dân xã nông thôn mới nuôi loài cá này vừa đẹp mắt, vừa thu nhập tiền tỷ
Những năm qua, cùng với sự phát triển của các trang trại, thu nhập của người dân ở các xã nông thôn mới ở TP.HCM cũng được cải thiện đáng kể.
Với trại nuôi cá cảnh rộng 9ha, mỗi năm anh Nguyễn Tấn Phong (xã Bình Lợi, Bình Chánh, TP.HCM) có thu nhập tiền tỷ.
Dân xã nông thôn mới nuôi loài cá này vừa đẹp mắt, vừa thu nhập tiền tỷ
Hiện, mỗi năm anh Phong nuôi 2 vụ cá cảnh. Mỗi vụ khoảng 4 tháng. Trại của anh chuyên nuôi cá cảnh và cung cấp giống các loại, như: Koi, chép Nhật, nam dương… Mới đây, anh Phong đã đăng ký cho cá cảnh mình nuôi là sản phẩm tiêu biểu của TP.HCM năm 2021.
“Mỗi năm, 1ha nuôi cá cảnh thu về 500 – 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi ha tính ra tôi lời hơn 100 triệu đồng” – anh Phong bộc bạch.
Lão nông Nguyễn Tấn Phong bên ao nuôi cá cảnh. Ảnh: T.Tuấn
Anh Phong cũng cho biết thêm, hiện trại thường xuyên có 5 – 6 lao động làm việc với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương, anh Phong còn thành lập tổ hợp tác nuôi cá cảnh Bình Lợi giúp người dân phát triển kinh tế. Hiện tổ có 18 thành viên với diện tích hơn 15ha ao nuôi, thu nhập của các thành viên từ 30-40 triệu đồng/tháng.
Còn tại huyện Củ Chi, những năm qua, trang trại bưởi da xanh của ông Đặng Phước Thành là điểm sáng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện ông Thành có 2 khu đất trồng bưởi da xanh. Một khu tại xã Thái Mỹ có diện tích 57ha. Một khu khác tại xã Tân An Hội có diện tích 60ha. Theo ông Thành, mỗi năm trang trại bưởi da xanh của ông cho thu hoạch hơn 700 tấn.
Video đang HOT
Thu hoạch bưởi da xanh trong trang trại của ông Đặng Phước Thành (Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: Trần Đáng
Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp TP.HCM bình quân giai đoạn 2008-2020 đạt 4,4%/năm. Đóng góp lớn vào thành tích này chủ yếu là các hộ nông dân đã phát huy vai trò của kinh tế trang trại.
Anh Nguyễn Tấn Khuynh – một trong những quản lý trang trại cho biết, mỗi gia đình làm công tại đây được trả 400-500 triệu đồng/năm. Công việc chính là chăm sóc vườn để sản phẩm đạt năng suất, chất lượng tốt nhất.
Anh Trần Trung Kỳ – một quản lý vườn cũng cho biết, anh làm việc tại trang trại này đã được 7 năm. Hiện, anh nhận quản lý 2,5ha vườn bưởi tại trang trại. “Ngoài tiền lương, mỗi cặp vợ chồng quản lý vườn được chia 15% trên lợi nhuận” – anh Kỳ cho biết.
Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại
Trong những năm qua, TP.HCM đã đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ và giúp cho ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng.
Mặc dù, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm hơn 900ha/năm, số hộ nông lâm ngư nghiệp bình quân giảm 6,38%/năm. Nhưng nhờ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, giống cây con chất lượng cao, chuyển dịch sang các loại cây trồng vật nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế cao… nên tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2008-2020 đạt 4,4%/năm.
Đóng góp lớn vào thành tích này chủ yếu là các hộ nông dân đã phát huy vai trò của kinh tế trang trại chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Những thành công này góp phần nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn. Năm 2019 thu nhập của người dân vùng nông thôn hơn 63 triệu đồng/người. Đồng thời, giúp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị thu hẹp dần.
Vay vốn làm vườn - ao - chuồng, nuôi bò "khổng lồ", nông dân phất lên trông thấy
Những năm qua, được sự đồng hành và tiếp vốn có hiệu quả của Agribank, nhiều hộ dân ở miền Trung đã ăn nên làm ra, nhờ đó đã giúp cho hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu.
Thu lãi cả tỷ đồng/năm nhờ vay vốn nuôi bò 3B "khổng lồ", làm VAC
Đến thăm mô hình kinh tế trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) của anh Nguyễn Văn Kiệt (50 tuổi, ở thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), được anh cho biết, xuất thân trong một gia đình thuần nông, ngoài mấy sào ruộng anh còn làm thêm các công việc tự do khác để kiếm sống, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh.
Năm 2003, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh thị xã Điện Bàn, cộng với số tiền tích góp được hơn 50 triệu đồng, anh quyết định xây dựng mô hình kinh tế trang trại làm bước đi khởi nghiệp cho gia đình mình.
Ban đầu, do vốn ít nên trang trại chỉ có quy mô khoảng 0,5ha, đến nay quy mô trang trại của anh đã mở rộng lên hơn 1,5ha. Với 2 ao nuôi cá (gồm cá trắm, chép, rô phi), hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn cá các loại, trung bình mỗi tấn có giá từ 25-30 triệu (tùy vào loại cá), 3 chuồng nuôi gà, nuôi theo hình thức gối đầu (khoảng trên 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa), mỗi kg gà bán ra thị trường hiện nay có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, cùng đàn bò 3B hơn 100 con mỗi lứa.
Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng Agribank. Ảnh: Trần Hậu
"Trong thời gian tới, Agribank sẽ bám sát định hướng phát triển của từng địa phương để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực tam nông giúp người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao thu nhập...".
Trong 5 năm trở lại đây, mô hình nuôi bò 3B - loài bò có dáng vóc to lớn, "khổng lồ" - đang phát triển rất mạnh tại thị xã Điện Bàn, anh Kiệt cũng đang tập trung đầu tư mạnh vào phát triển đàn bò, và đây cũng là nguồn thu nhập chính của trang trại.
"Gia đình tôi phất lên được như ngày hôm nay là nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Agribank, tôi rất biết ơn ngân hàng đã cho tôi vay vốn để phát triển kinh tế. Hiện nay, trang trại của tôi cho doanh thu khoảng 8-9 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí tôi lãi gần 1 tỷ đồng mỗi năm..."- anh Kiệt phấn khởi nói.
Anh Kiệt đã gắn bó với Ngân hàng Agribank gần 20 năm nay, kể từ khi còn là một thanh niên luôn khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Mới đầu, từ vài chục triệu vốn vay của Ngân hàng Agribank, anh đã đầu tư nuôi gà, cá, đến nuôi bò. Rồi dần dần, làm ăn có lãi, anh đã sử dụng đồng vốn để quay vòng phát triển sản xuất.
Cứ mỗi lần mở rộng làm ăn, Ngân hàng Agribank Chi nhánh thị xã Điện Bàn là địa chỉ tin cậy và đầu tiên mà anh muốn tìm đến để vay vốn mở rộng sản xuất.
Cũng tại Quảng Nam, chúng tôi cùng cán bộ Agribank đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của hộ bà Hồ Thị Nhé (người Bhnoong, dân tộc Giẻ-triêng - ở thôn 1, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam).
Bà Nhé cho biết, trước đây vợ chồng bà làm mấy sào ruộng, cùng với chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài ra ai thuê gì làm đó để kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh. Năm 2016, được sự hỗ trợ của Agribank Chi nhánh huyện Phước Sơn, gia đình bà vay 350 triệu để phát triển kinh tế gia đình, bằng mô hình chăn nuôi lợn rừng.
"Nhờ có nguồn vốn Agribank mà gia đình tôi xây dựng được mô hình kinh tế rộng hơn 32ha, gồm chăn nuôi bò, lợn rừng, gà và trồng keo. Đến nay, cơ ngơi của gia đình gồm có gần 30ha rừng trồng keo, hơn 1ha trồng sắn, 60 con lợn rừng, 40 con bò, cùng đàn gà ta thả vườn. Hàng năm trang trại mang lại doanh thu hơn 350 triệu đồng, trừ các khoảng chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi lãi hơn 150 triệu đồng. Nhờ làm ăn hiệu quả, gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống..."- bà Nhé vui mừng nói.
"Phao cứu sinh" của nông dân
Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Văn Kiệt (ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu
Trước đây gia đình bà Nhé thuộc diện hộ nghèo, đời sống khá khó khăn, nhưng từ khi có nguồn vốn Agribank gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo, làm ăn có hiệu quả, có tiền xây nhà mới khang trang và nuôi 4 đứa con ăn học.
"Ở đây không những gia đình tôi mà có hàng nghìn hộ dân ở huyện miền núi Phước Sơn này nhờ được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhất là Ngân hàng Agribank mà xây dựng được các mô hình kinh tế, từ đó có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên trong cuộc sống. Gia đình tôi và người dân nơi đây biết ơn Ngân hàng Agribank nhiều lắm..."- bà Nhé nói.
Còn tại Đà Nẵng, mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Ngọc Tửu (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) là một trong những mô hình điển hình.
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Tửu chia sẻ, trước đây vợ ông đã chăn nuôi lợn nhưng nhỏ lẻ, còn ông thì làm bác sĩ, sau khi nghỉ hưu ông về phụ vợ và mở rộng chuồng trại để xây dựng mô hình nuôi lợn với quy mô lớn, làm hướng phát triển kinh tế tiếp theo cho gia đình.
Ông Tửu nhớ lại, năm 2014 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Nam Đà Nẵng, ông đã đầu tư 200 triệu đồng cho mô hình chăn nuôi heo, ban đầu ông chỉ nuôi khoảng 20 con lợn thịt, ngoài ra còn chăn nuôi thêm gà, trồng rau. Là tay ngang rẽ hướng sang chăn nuôi, nên ông gặp muôn vàn khó khăn do chưa có kinh nghiệm, hơn nữa nguồn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống cũng khá lớn.
Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, nên mô hình chăn nuôi lợn của ông Tửu phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Hàng năm ông đã lấy nguồn lãi thu được để trả tiền ngân hàng và tái đầu tư mở rộng quy mô đàn lợn.
Ông Tửu cho biết thêm, mô hình chăn nuôi lợn đang phát triển thuận lợi thì năm 2019 dịch tả lợn châu Phi bùng phát, đàn lợn hơn 60 con gần xuất chuồng phải tiêu hủy, thiệt hại gần 500 triệu đồng, khiến gia đình ông thiệt hại nặng nề. Trong lúc khó khăn, ông được Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng cho vay vốn, nhờ đó ông đã bắt đầu tái đàn lợn, thời gian qua đàn lợn của gia đình ông đang phát triển tốt.
"Sau nhiều lần vay trả, đến nay tổng dư nợ của tôi là 1 tỷ đồng, việc được Agribank "hậu thuẫn" đã giúp tôi và hàng trăm hộ dân khác không lo sợ thiếu vốn. Được Agribank cho vay vốn là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho tôi vững tin tái đàn lợn, ngân hàng thật sự là "phao cứu sinh" cho gia đình tôi vực dậy kinh tế khi mà thiên tai, dịch bệnh luôn hoành hành" - ông Tửu vui mừng nói.
FLC đề xuất đầu tư khu đô thị 80.000 tỷ đồng tại Bình Chánh FLC vừa đề xuất xây dựng một khu đô thị nghỉ dưỡng ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với quy mô 1.154 ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và sẽ có điểm nhấn là tòa tháp cao 99 tầng. Huyện Bình Chánh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua....