TP.HCM đã tiêm vaccine cho hơn 400.000 người, hoãn tiêm hơn 40.000 người
Những người hoãn tiêm vaccine COVID-19 sẽ được rà soát cho tiêm vét. 73 trường hợp có phản ứng phản vệ đã được xử lý ổn. Dự kiến 2 ngày cuối tuần này TP sẽ hoàn tất tiêm hơn 800.000 liều vaccine.
Sáng 25-6, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết TP đang triển khai chiến dịch tiêm hơn 800.000 liều vaccine đợt 4 được Bộ Y tế cấp cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21.
Từ khi khởi động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất ở TP.HCM vào ngày 19-6, theo thống kê đến hết ngày 24-6, có 438.502 người đến tiêm. Sau khi khám sàng lọc, 40.412 người được cho hoãn tiêm vì nhiều lý do như cao huyết áp, tâm lý sợ hãi hoặc các trường hợp khác do các bác sĩ sàng lọc quyết định. Như vậy, có tổng cộng 404.700 người đã được tiêm vaccine.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM báo cáo tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ở TP.HCM sau 5 ngày triển khai. Ảnh: NGÂN NGA
Video đang HOT
Các trường hợp hoãn tiêm sẽ được sàng lọc lại và cho tiêm vét. “Người đến tiêm đừng quá lo lắng vì không được tiêm. Sắp tới, TP sẽ tiếp tục được Bộ Y tế cấp thêm vaccine và chủ động tìm nguồn vaccine sao cho đủ 15 triệu liều vào cuối năm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân” – ông Bỉnh nói.
Ông Bỉnh cho biết thêm, đến hết ngày 24-6, TP đã đạt hơn phân nửa số lượng vaccine cần tiêm trong đợt 4. Trong 2 ngày thứ sáu và thứ bảy tuần này (hôm nay và ngày mai), TP sẽ tăng công suất tiêm tối đa, cơ bản hoàn tất tiêm hơn 800.000 liều vaccine được phân bổ.
Trong số các trường hợp được tiêm, có 1.109 trường hợp có phản ứng sau tiêm. Trong đó, 73 trường hợp có phản ứng phản vệ (20 người độ 1, 26 người độ 2, 15 người độ 3, 2 người độ 4 bị ngưng tim phải hồi sức tích cực). Tất cả đều đã được xử lý ổn. Cạnh đó, do số lượng được tiêm lớn nên sẽ có những trường hợp gặp phản ứng phụ, tùy theo cơ địa.
TP.HCM tổ chức tiêm vaccine cho người dân ở Nhà thi đấu Phú Thọ vào tối 24-6. Ảnh: NGUYỆT NHI
Cũng theo ông Bỉnh, trong thời gian đầu thực hiện chiến dịch tiêm chủng còn có sự thiếu sót và mất thời gian do lần đầu tổ chức tiêm ở các điểm di động nên phải kỹ càng chuẩn bị nhân sự, phương tiện cấp cứu, hồi sức.
“Những ngày đầu còn có thiếu sót trong phối hợp giữa đơn vị tiêm và người được tiêm. 24 quận huyện có nhiều thành phần, đối tượng thuộc các sở, ban ngành cũng như nhiều người lao động nên điều phối còn chệch choạc. Chiều nào chúng tối cũng họp rút kinh nghiệm những thiếu sót và dần ổn định tình hình” – ông Bỉnh nêu.
Do đó, mặc dù chiến dịch tiêm vaccine khởi động từ ngày 19-6 nhưng phải đến sáng thứ 2 (ngày 21-6), TP mới chuẩn bị các khâu để đảm bảo giãn cách và an toàn cho người đến tiêm, đẩy mạnh chiến dịch tiêm vào chiều thứ 2.
Để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất ở TP.HCM, TP đã huy động sự tham gia của các BV Trung ương, bộ, ngành. Vào ngày hôm qua (24-6), Bộ Y tế đã hỗ trợ cho TP thêm 200 bác sĩ tham gia khám sàng lọc và cấp cứu. Riêng TP đã chuẩn bị thêm 290 đội ngoài 1.000 đội tiêm đã chuẩn bị. Mỗi đội tiêm có 5 người (2 bác sĩ và 3 điều dưỡng), các đội an ninh trật tự hỗ trợ cung cấp thông tin người đến tiêm, quản lý cấp giấy chứng nhận mỗi điểm khoảng 12 người…
Cũng theo ông Bỉnh, vừa qua TP.HCM đã được phân bổ hơn 71.000 liều vaccine (vaccine do Bộ Y tế phân bổ đợt 3) và đã hoàn thành tiêm vào ngày 20-6.
5 bệnh viện triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19
Tối 10/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện: Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương, E, Đại học Y Hà Nội về việc triển khai công tác an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các bệnh viện triển khai công tác an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng thuộc các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, các cơ quan ngang bộ và tổ chức quốc tế trên địa bàn Hà Nội.
Các bệnh viện thực hiện khám sàng lọc theo "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19" của AstraZeneca ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các bệnh viện thực hiện xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine Covid-19 theo các hướng dẫn chuyên môn. Cụ thể là: "Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ" ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế; "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine Covid-19" ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22-4-2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5 bệnh viện trên bố trí đơn nguyên sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị người bệnh gặp sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trong thời gian bệnh viện tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19.
Khi có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng, các bệnh viện khẩn trương tổ chức cấp cứu theo hướng dẫn trên và đồng thời báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh).
Nhân viên y tế An Giang qua đời sau tiêm vaccine COVID-19: Chuyên gia nói gì? Sự việc nữ nhân viên y tế tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại An Giang khiến nhiều người lo lắng. Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sự cố nữ nhân viên y tế tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại An Giang là trường hợp vô...