Tp.HCM Đà Nẵng tận lực bảo vệ cây xanh đô thị
Trong khi, HN tiến hành chặt bỏ cây xanh, thì TPHCM xem xét rất kỹ, còn Đà Nẵng là thành lập đội bác sĩ cây xanh.
TPHCM: Chặt một cây cũng phải do thành phố…duyệt!
Trước thông tin này, ông Võ Văn Luận – Chánh văn phòng UBND, kiêm người phát ngôn TP.HCM đã khẳng định: “Chiều ngày 27/3 tại TP.HCM, khi ông được các PV hỏi về việc bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP.Ông Luận cho biết cây xanh là một phần quan trọng tạo nên bộ mặt của đô thị, không những thế đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng nên việc chặt hạ phải được tính toán rất thận trọng.
Cây xanh đô thị hiện nay còn rất ít, do đó muốn chặt phải có phương án rất kỹ”, ông Luận nói.
Theo ông Luận các dự án liên quan đến cây xanh phải được Thường trực UBND và Thường trực Thành ủy thông qua theo một quy trình rất nghiêm ngặt “dù chỉ chặt một cây”.
Trên thực tế đã có những dự án bị bác hoặc buộc phải đổi hướng vì ảnh hưởng tới cây xanh.
“Quy trình chặt cây được UB quy định rất chặt chẽ, trong đó có phần thông qua các hội đồng chuyênh ngành, từ đó đưa ra kết quả thẩm định, rồi mới tới việc quyết định có chặt hay không. Đó là với những dự án nhỏ, còn với dự án ảnh hưởng tới nhiều cây xanh phải xin ý kiến HĐND và người dân ở khu vực đó”, ông Luận nhấn mạnh.
Riêng đối với những cây phải di dời thì đơn vị có trách nhiệm phải báo cáo khả năng chăm sóc, phục hồi”.
Đà Nẵng sẽ thành lập đội “bác sĩ” cây xanh ?
Cũng giống như TPHCM, ông Diệp Dân Hùng, Trưởng phòng Tổng hợp Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng vừa phát đi một thông điệp: “Đà Nẵng nên nghiên cứu ý tưởng xây dựng đội ngũ những người chuyên chăm sóc cây xanh đường phố, bảo đảm cho “lá phổi” đô thị này ngày càng trong lành hơn”.
Theo ông Hùng, Đà Nẵng những năm qua đã có những bước tiến rất tốt trong việc xây dựng một môi trường cây xanh đô thị.
Video đang HOT
Cây xanh trên đường phố Đà Nẵng cũng rất cần được “bác sĩ” chăm sóc.
Ông Đặng Đức Thứ, giám đốc công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng hiện tại đơn vị cũng có các kỹ sư lâm sinh, đội ngũ công nhân giỏi tay nghề chăm sóc cây xanh, hoa cảnh.
Nhưng họ chưa hề được chính quyền yêu cầu trở thành những người thường xuyên theo dõi “ sức khỏe” cây xanh và tìm các giải pháp chăm bón cho cây còi cọc và “điều trị” cho cây bị sâu bệnh. Cách xử lý phổ biến nhất vẫn là hạ cây bệnh, cây già cỗi, còi cọc…để trồng mới cây xanh khác.
Theo ông Hùng, có thể nói, tư duy “thay thế” ấy là “lãng phí” vì cây xanh thường phải mất nhiều năm để trồng lên, thậm chí có những cây không thể thay thế được.
Vì thế, việc chẩn đoán đúng “bệnh” cây, đề ra các giải pháp chữa trị, như diệt sâu bệnh, chăm sóc tán cây, xử lý gốc cây đủ độ sâu, diện tích… là cách bảo vệ cây xanh hiệu quả nhất. Ý tưởng nên hình thành những đội ngũ “bác sĩ” cây xanh cho đô thị Đà Nẵng, bởi thế nhất định sẽ được thành phố này nghiên cứu triển khai.
Chia sẻ về quan điểm “bác sĩ cây xanh”, ông Thứ cho rằng, Đà Nẵng nên xã hội hóa công tác chăm sóc cây xanh, bên cạnh sử dụng nguồn lực nhân công có sẵn. Địa phương nên huy động sự tham gia của các chuyên gia, các kỹ sư trồng trọt, lâm sinh đang làm việc và sống trên địa bàn.
Định hướng chủ yếu của công tác này, là vừa phát triển thêm diện tích mới, vừa bảo vệ được các mảng xanh đã có, theo hướng “rừng hóa đô thị”, thì mới đạt được tiêu chí xanh – sạch – đẹp một cách bền vững.
Hà Nội: Thanh tra vào cuộc….
HN chặt cây xanh
Trong một diễn biến liên quan, ngày 26/3, Phó tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Nguyễn Đức Hạnh đã ký văn bản số 573/TTCP-C.I gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết những ngày gần đây nhiều báo đài, mạng xã hội đăng tải thông tin về việc UBND TP Hà Nội triển khai dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên một số tuyến phố thuộc địa bàn Hà Nội có nhiều vấn đề chưa minh bạch, rõ ràng, có dấu hiệu vi phạm khoản 2, điều 14 Luật Thủ đô và khoản 1, điều 14 Nghị định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, gây bức xúc dư luận nhân dân.
Trong văn bản này có nêu rõ: “Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội sớm chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ về chủ trương, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án; việc tổ chức thực hiện dự án, kết luận thanh tra rõ ràng khách quan”.
Trước đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cũng cho rằng việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo Dân Việt
Hà Nội chặt vội, trồng nhầm!
Theo các chuyên gia, cây vàng tâm thuộc vào danh sách sẽ nguy cấp, là đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia. Dù quý hiếm nhưng đây là loại cây hoàn toàn xa lạ với các đô thị.
Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị 2 bên đường phố đã được UBND TP Hà Nội thông qua, các cây xanh tại 10 quận không đúng chủng loại cây xanh đô thị (cây cấm trồng); cây cong, xấu, ảnh hưởng mỹ quan, giao thông... sẽ bị chặt hạ với số lượng 6.700 cây, thay vào đó là cây vàng tâm và một số chủng loại cây trồng khác.
Quá vô lý!
Trong số các tuyến đường sẽ được trồng cây vàng tâm có đường Nguyễn Chí Thanh vừa được ráo riết thực hiện trong mấy ngày qua và đã trồng cây mới mà lãnh đạo TP khẳng định đây là cây vàng tâm. Tuy nhiên, những người thực hiện đã nhầm lẫn.
Các chuyên gia nhận định cây đang được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) như trong ảnh là không phù hợp
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (74 tuổi, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghiên cứu cây bóng mát và cây cổ thụ, hiện đang sinh hoạt tại Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường và Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) khẳng định cây được trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải là vàng tâm.
"Tôi đã 2 lần ra đường Nguyễn Chí Thanh để khảo sát xem họ trồng thế nào, trồng cây gì. Tôi khẳng định toàn bộ số cây trồng mới không phải là cây vàng tâm trong sách đỏ mà chỉ là cây mỡ, hay còn gọi là mỡ vàng tâm. Mỡ vàng tâm và vàng tâm là 2 cây hoàn toàn khác nhau" - ông Cường khẳng định.
Theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước (do Bộ Lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1298-CNR ngày 26-11-1977) vẫn còn hiệu lực, cây vàng tâm có tên khoa học là Manglietia glauca Anet, cây mỡ có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv.
Ông Cường nói muốn đưa một cây rừng về trồng ở đô thị thì cần tiến hành các bước rất khoa học. Cụ thể, ban đầu phải gieo ươm và trồng trong vườn ươm, sau đó nuôi dưỡng trong vườn ít nhất 7-8 năm rồi đưa ra trồng thử nghiệm ở đường phố xem có thích nghi và sống được hay không. Sau đó mới trồng đại trà, chứ không phải mang ra trồng ồ ạt như Hà Nội đang làm.
Về chủng loại cây, ông Cường cho rằng cây trồng ở đường đô thị phải có tán đẹp, không gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết cây bóng mát ở Hà Nội đều có nguồn gốc từ rừng nhưng đã được trồng cả vài chục cho đến hơn trăm năm, từ thời Pháp, đều có khảo nghiệm rồi mới trồng đại trà.
"Hà Nội đùng một cái mang cây vàng tâm hay cây mỡ là những cây rất mới mẻ về trồng ở đường phố làm cây bóng mát, tôi thấy rất vội vàng, vô lý quá và chả có cơ sở khoa học nào cả. Từ thời Pháp đến nay, chưa từng có ghi nhận loài cây này được trồng ở thủ đô làm cây bóng mát" - ông Cường nói.
Chuyên gia Lê Huy Cường cũng cho rằng ông cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lâm nghiệp cảm thấy rất buồn khi Hà Nội quá vội vàng để triển khai một dự án lớn mà không hề tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Những cây mỡ liệu có sống lâu dài hay không, ông Cường cho biết không thể khẳng định được. "Cây này tán hẹp, không tạo được bóng mát rộng. Trên rừng thì nó sống tốt bởi hợp với đất chua ở đồi. Đất ở Hà Nội là đất kiềm mà tầng nước ngầm rất là cao, vậy thì làm sao nó sống được" - ông Cường phân tích.
Không nên trồng vàng tâm
Theo các chuyên gia, cây vàng tâm hiện thuộc vào danh sách sẽ nguy cấp, là đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia. Bởi gỗ quý nên vàng tâm bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Dù quý hiếm nhưng theo các nhà khoa học thì đây là loại cây hoàn toàn xa lạ với các đô thị. Thậm chí trồng cây này là một sự mạo hiểm dẫn đến lãng phí.
TS Đặng Văn Hà, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và nội thất, nguyên chủ nhiệm bộ môn lâm nghiệp đô thị (Trường ĐH Lâm nghiệp), cho biết việc trồng cây gì ở đô thị cần được nghiên cứu kỹ về khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại nơi trồng. Riêng với cây đô thị tại Hà Nội, ngoài tiêu chí về bóng mát còn phải có các tiêu chí về cảnh quan, văn hóa. Muốn vậy, phải có nghiên cứu chứ không phải khơi khơi là mang cây trên rừng về trồng.
Cây vàng tâm là cây rễ cọc, khi trồng có chiều cao 6-8 m và đường kính 8-10 cm khiến cây phát triển kém, nguyên nhân do chặt rễ cọc và cắt hết lá nên thiếu quang hợp. Ngoài ra, cây chậm phát triển do đất đô thị ở ven đường rất chặt, rễ khó bám sâu vào đất. Đây có thể sẽ là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão.
"Hà Nội trồng cây vàng tâm là không phù hợp" - ông Hà khẳng định và cho biết Hà Nội nên trồng một vài loài cây chủ đạo để tạo nên sự đặc sắc riêng của thủ đô. Cây sấu là một lựa chọn hợp lý. Ở những tuyến phố ngắn, nhỏ, vỉa hè hẹp thì nên chọn những loại cây tán thấp, gọn (cau ta, tùng la hán hoặc cọ); đường có vỉa hè rộng có thể trồng những loài thân lớn (sấu, nhội, lát hoa, lộc vừng). Những khu phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo thì giữ nguyên những cây hiện có và chỉ thay thế khi có nguy cơ gãy đổ hoặc chết.
Sở Xây dựng phải trả lời báo chí trước ngày 25-3
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, vừa có văn bản chỉ đạo giám đốc Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời các câu hỏi cua báo chí liên quan đến cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn. Công văn nêu rõ: Tại cuộc họp ngày 20-3 của UBND TP với một số cơ quan báo chí về việc tổ chức thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, đã có 21 nhà báo nêu câu hỏi chi tiết về việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian qua. Để giải đáp, làm rõ những vấn đề các cơ quan báo chí quan tâm, UBND TP giao giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo tổng hợp, có văn bản trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 25-3.
Theo Người lao động
Cây xanh trong đô thị từ truyền thống sang hiện đại - Cây xanh đô thị là một khoa học mang tính liên ngành kết nối cùng lúc: quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, thiết kế, mỹ thuật, sinh học, môi trường... Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cơ thể đô thị, thật khó chấp nhận được một TP không có cây xanh. Càng ngày người ta càng phát hiện thêm...