TPHCM cuối năm cạn kiệt nguồn cung, ông lớn BĐS nào “chớp cơ hội” khuấy động thị trường?
Thị trường BĐS 9 tháng đầu năm 2019 thiếu trầm trọng nguồn cung dự án và sản phẩm, chỉ có duy nhất 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhiều ông lớn BĐS hiếm hoi còn hàng mở bán đã tranh thủ ra hàng, tạo nên những khu vực sôi động trên thị trường.
Theo số liệu thống kê từ HoREA, thị trường bất động sản TP.HCM 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xu thế bị sụt giảm, chỉ có 01 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Ngoài ra, không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư, chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường khó khăn dẫn đến việc chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.
HoREA cho rằng khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “ách tắc, đứng hình” dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm Cơ quan này cũng cho rằng, tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và công tác thực thi pháp luật. “Nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì thị trường có thể còn tiếp tục bị sụt giảm trong thời gian tới”, HoREA tiếp tục nhấn mạnh.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung dẫn đến việc giá bị đẩy lên. Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam cho biết, mức giá sơ cấp căn hộ trung bình toàn thị trường đạt 2.009 USD/m2, tăng 21,6% theo năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp tăng 52,9% theo năm và đang ở mức bình quân 4.569 USD/m2 nhờ sự tham gia của một số dự án sang trọng ở khu vực trung tâm với mức giá vượt trội do quỹ đất khan hiếm. Mức tăng mạnh này đã đẩy giá một số căn hộ tại trung tâm Quận 1 lên mức 200 – 300 triệu/m2, căn hộ Quận 2 và Quận 7 chạm ngưỡng 70 – 150 triệu/m2. Cá biệt căn hộ ở vùng ngoại thành như Quận 8 hay Bình Tân cũng bị đẩy lên mức 40 – 45 triệu/m2. Một số dự án tại Bình Dương cũng tăng lên mức 30 – 35 triệu/m2.
Mức tăng giá gần 53% sau một năm của phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang trong một năm qua là một kỷ lục được giới chuyên gia địa ốc đánh giá là “vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định mức tăng giá này chưa dừng lại, mà sẽ tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2020.
“Khó khăn của người này sẽ là cơ hội cho người khác”, trong bối cảnh khó khăn chung về nguồn cung của thị trường BĐS nhiều ông lớn BĐS với giỏ hàng lớn đã tranh thủ cơ hội tung hàng và ghi nhận được những thành công lớn.
Điển hình nhất phải kể đến đại đô thị Vinhomes Grand Park, Quận 9. Dự án này đã tung ra đợt mở bán đầu tiên trong quý 3/2019 với số lượng căn kỷ lục trong một lần mở bán là gần 10.000 căn và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt nhất thị trường. Đây cũng là dự án quy mô lớn nhất tại TPHCM trong năm 2019.
Video đang HOT
Sau Vingroup, một đại gia BĐS đến từ Hà Nội là Sunshine Group cũng liên tục tạo nên sự sôi động trên thị trường BĐS TPHCM với hàng loạt dự án quy mô lớn nằm trên đất vàng Sài Gòn như Sunshine City, Sunshine River Diamond (quận 7). Sau khi ra mắt dự án Sunshine River Diamond trong quý 3, doanh nghiệp này đang ồ ạt đổ bộ thị trường với sự ra mắt của hai tòa S8 và S9 tại Sunshine City Sài Gòn.
Đặc biệt, trong lần ra mắt này Sunshine City cũng gây sốt trên thị trường khi triển khai hẳn một tổ hợp căn hộ homes resort sở hữu gần 70 tiện ích thiết kế riêng cho gia đình có trẻ em như: Thế giới lân tinh của Alice; Công viên nước Sunshine Water Park; Mê cung cây của tiểu yêu tinh; Rạp chiếu phim công nghệ 4D; Khu vườn thần tiên (Fantasy Garden); Khu vườn picnic (Hera Garden); Thế giới Lego. Các tiện ích này được chia làm các phân khu vận động và khám phá nhằm kích thích phát triển toàn diện về thể chất về tinh thần cho trẻ em tại dự án.
Mới đây, dự án căn h-ộ hạng sang Panomax River Villa tại trung tâm Quận 7 của TTC Land cũng vừa được giới thiệu ra thị trường. Khác với các dự án cao tầng với hàng nghìn căn hộ, các block căn hộ của Panomax River Villa đều có số lượng rất hạn hữu khoảng 100 căn. Mỗi căn hộ tại Panomax River Villa đều có một thang máy riêng tiếp cận tận cửa, cùng lối thoát hiểm riêng biệt.
Theo dự báo của DKRA Vietnam, nguồn cung căn hộ trên thị trường TP.HCM trong quý IV sẽ giảm mạnh, dao động trong khoảng 5.000 – 6.000 căn, vì lượng hàng ở dự án Vinhomes Grand Park (quận 9) đã bán hết, trong khi các doanh nghiệp khác không thông báo kế hoạch ra dự án ở quý IV.
Trong năm 2020, thị trường đang chờ sự ra mắt của hàng loạt dự án vào đầu năm 2020. Có thể kể đến những cái tin như Dự án Saigon Sports City Quận 2 có quy mô lên đến 64ha; Dự án Paris Hoang Kim toa lac tai măt tiên đương Lương Đinh Cua, phương Binh Khanh, quân 2, TP.HCM; Dự án Laimian City khu vực An Phú – An Khánh; Dự án Masteri Parkland nối tiếp chuỗi thành công của thương hiệu Masteri do Thảo Điền Investment làm chủ đầu tư; Dự án Lovera Vista Khang Điền nằm trong KDC Phong Phú 4, Bình Chánh; Dự án HausNima tại quận 9; Dự án Zeitgeist tại Nhà Bè.
Nam Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
Sắc đỏ bao phủ, chỉ số Vn-Index quay đầu giảm
Sau những phiên đi lên liên tiếp, chỉ số Vn-Index trong nước hôm nay (7/11) đã đảo chiều đi xuống kèm thanh khoản thấp. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index vẫn duy trì đà tăng nhẹ.
Tiếp đà đi lên của những phiên trước, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay tiếp tục khởi động với sắc xanh. Tuy vậy, giao dịch diễn ra khá chậm chạp, áp lực chốt lời diễn ra ở nhiều mã khiến sắc đỏ chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của một vài mã lớn, các chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM vẫn đứng vững khi tạm chốt phiên sáng.
Cụ thể, trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index đã tăng 0,49 điểm, tương đương 0,05%, lên mức 1.025,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 94,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.128,7 tỷ đồng. Toàn thị trường có 130 mã tăng và 175 mã giảm.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, thị trường lại đảo chiều đi xuống khi tạm chốt phiên làm việc buổi sáng. Giao dịch khá buồn tẻ, với hàng loạt cổ phiếu chủ chốt mất giá như VCS; SHS; NDN; BVS...
Cuối phiên sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,06 điểm, tương đương 0,06%, xuống còn 106,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương 168,32 tỷ đồng. Toàn thị trường có 30 mã giảm và 50 mã giảm.
Chỉ số Vn-Index đảo chiều đi xuống
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục diễn ra giằng co trên sàn TP.HCM. Các chỉ số liên tục trồi sụt quanh mức tham chiếu. Sau nhiều phiên tăng giá liên tiếp, giới đầu tư bắt đầu qua sang chốt lời khi các cổ phiếu đua nhau lao dốc. Số cổ phiếu giảm áp đảo mã tăng. Thanh khoản trên sàn sụt giảm mạnh so với phiên làm việc ngày hôm qua.
Cũng như phiên giao dịch trước, nhóm cổ phiếu bluechips tiếp tục phân hóa khá mạnh giữa hai chiều tăng và giảm. Sau phần lớn thời gian giữ sắc xanh nhẹ, chỉ số Vn-Index đã đảo chiều đi xuống khi chốt phiên giao dịch hôm nay.
Theo đó, trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu bluechips giảm giá gồm có BVH giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; D2D giảm 300 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 900 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 200 đồng/cổ phiếu; NSC giảm 2.100 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 300 đồng/cổ phiếu; PTB giảm 600 đồng/cổ phiếu; SGN giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; TCT giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VHC giảm 400 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 300 đồng/cổ phiếu; YEG giảm 500 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, VCB tăng 300 đồng/cổ phiếu; THG tăng 500 đồng/cổ phiếu; SSC tăng 3.600 đồng/cổ phiếu; REE tăng 600 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 200 đồng/cổ phiếu; MWG tăng 700 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 500 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 300 đồng/cổ phiếu; DPG tăng 1.300 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 1.024,03 điểm, giảm 0,88 điểm, tương đương 0,09%. Khối lượng giao dịch đạt 193,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.233,75 tỷ đồng. Toàn thị trường có 113 mã tăng giá (trong đó có 9 mã tăng trần); 98 mã đứng giá và 151 mã giảm giá (trong đó có 9 mã giảm sàn).
Ở chiều ngược lại, chỉ số VN30 -Index giữ ở mức 944,25 điểm, tăng thêm 1,87 điểm, tương đương 0,2%. Khối lượng giao dịch đạt 76,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2,3 triệu đơn vị. Toàn thị trường có 15 mã tăng giá; 12 mã đứng giá và 3 mã giảm giá.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, giao dịch vẫn diễn ra buồn tẻ. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm bluechips như BAX tăng 300 đồng/cổ phiếu; MAS tăng 400 đồng/cổ phiếu; MBG tăng 3.500 đồng/cổ phiếu; WCS tăng 1.000 đồng/cổ phiếu...
Khép lại phiên giao dịch, chỉ số HNX Index giữ ở mức 106,85 điểm, tăng nhẹ 0,1 điểm, tương đương 0,09%. Khối lượng giao dịch đạt 16,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 216,09 tỷ đồng. Toàn thị trường có 39 mã tăng giá (trong đó có 7 mã tăng trần); 51 mã đứng giá và 257 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 -Index giữ ở mức 189,67 điểm, tăng thêm 0,6 điểm, tương đương 0,31%. Khối lượng giao dịch 9.107 tỷ đồng, giá trị tương đương là 147,53 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo Vnmedia.vn
Thị trường BĐS Tp.HCM: Cái khó bó cái khôn? Người mua vẫn trông ngóng dự án mới ra hàng, CĐT mong có hàng để bán nhưng thị trường BĐS Tp.HCM hiện nay lại đang rơi vào tình cảnh là CĐT/NĐT khó tiếp cận nguồn vốn; nhiều dự án bị ách tắc, đứng hình do thủ tục chưa thông... Rõ ràng, thị trường BĐS Tp.HCM đang đứng trước tình cảnh "cái khó bó...