TP.HCM công bố tên 492 tuyến đường bị cấm đào lên năm 2017
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa công bố danh sách 492 đoạn, tuyến đường cấm đào trên địa bàn TP trong năm 2017.
Theo đó, các tuyến, đoạn đường này chỉ được phép thi công xử lý các sự cố đột xuất về kỹ thuật. Những trường hợp cấp bách, cần thiết phải thi công đào trên các tuyến đường này sẽ do Sở GTVT, UBND các quận, huyện xem xét giải quyết theo phân cấp quản lý.
Các tuyến đường cấm đào được quy định kỹ trong thông báo, trên địa bàn nhiều quận, huyện và có ghi chú rõ phạm vi giới hạn từ đoạn nào đến đoạn nào của các con đường này.
Trong đó có nhiều tuyến đường thuộc các quận trung tâm TP.HCM như: Cống Quỳnh, Công trường Công xã Paris, Công trường Quách Thị Trang, Đinh Tiên Hoàng, đường nối từ Thái Văn Lung ra Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Hồ Tùng Mậu, Ký Con, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch…, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Võ Thị Sáu, Cao Thắng, Kỳ Đồng, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quốc Thảo, Trấn Quốc Thảo, Võ Văn Tần, Nguyễn Tất Thành…
Sở GTVT cho biết đây là những tuyến đường đang khai thác tốt và mới được sửa chữa nâng cấp, cần được bảo trì để sử dụng lâu dài.
Video đang HOT
(Theo Thanh Niên)
Thanh tra thương vụ MobiFone mua AVG: Khuyến cáo của VAFI
Theo VAFI, Thanh tra Chính phủ cần yêu cầu MobiFone công bố báo cáo tài chính, giá trị, cách thức thẩm luận dự án...
Thanh tra Chính phủ đã chính thức tiến hành thanh tra toàn diện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) trong vòng 50 ngày.
Trước đó ngày 1/8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký công văn gửi Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chỉ đạo cơ quan này tiến hành thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra toàn diện thương vụ MobiFone mua AVG trong vòng 50 ngày. Ảnh: Tuổi trẻ
Chỉ đạo xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư tại văn bản ngày 22/7. Cụ thể Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Là đơn vị đã đưa ra nhiều chất vấn liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) rất hoan nghênh quyết định thanh tra toàn diện thương vụ này.
Ngày 7/9, trao đổi với Đất Việt, một lần nữa ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch VAFI khẳng định, đối chiếu các quy định pháp luật thì thông tin về thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG không thuộc diện bí mật quốc gia. Hơn nữa, AVG do một công ty 100% vốn tư nhân điều hành quản lý, chứng tỏ các ngành nghề kinh doanh của AVG không ảnh hưởng an ninh, bí mật quốc gia.
"Ở đây cần làm rõ vai trò của người quản lý vốn Nhà nước tại MobiFone, người này phải yêu cầu MobiFon công bố thông tin, thực thi pháp luật", ông Hải nói.
Cũng liên quan đến thương vụ này, lãnh đạo VAFI khuyến cáo: tài sản cố định của AVG hầu như không có gì, vấn đề là tài sản vô hình, nhưng liệu nó có đáng giá "khủng" như dư luận vẫn đồn đoán bấy lâu nay rằng MobiFone bỏ ra tới gần 9.000 tỷ đồng để mua AVG? Nếu đúng như thông tin đồn đoán thì đó là con số cực lớn mà người ta đã quyết định rất nhanh và rất liều.
Chính vì thế, ông Nguyễn Hoàng Hải khẳng định, phải làm rõ vấn đề này, bởi truyền hình trả tiền thực ra là lĩnh vực khá xương xẩu.
"Để phán xét tốt, Thanh tra Chính phủ cần yêu cầu MobiFone công bố tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, giá trị, cách thức thẩm luận dự án... để các chuyên gia tài chính đánh giá, từ đó có hướng thanh tra rõ ràng hơn, minh bạch hơn", Phó Chủ tịch VAFI nhấn mạnh.
Đặc biệt, ông Nguyễn Hoàng Hải lưu ý, nếu chiếu theo Điều 10 Nghị định 81 của Chính phủ quy định chế độ công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước, việc công bố thông tin của MobiFone còn sơ sài, thiếu nhiều nội dung quan trọng mà Nhà nước quy định.
Ngày 3/8, VAFI đã có văn bản đề cập đến việc này nhưng tính đến ngày 7/9, trên website của MobiFone vẫn không có báo cáo tài chính của năm 2015 và bất kỳ năm nào được công bố công khai; Không có báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; Không có báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm 2016....
"MobiFone là doanh nghiệp nhà nước, không phải doanh nghiệp tư nhân, mọi hoạt động của MobiFone cần phải đảm bảo tính minh bạch công khai và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và của xã hội. MobiFone cần chấp hành nghiêm túc và đầy đủ, kịp thời chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước", ông nói.
MobiFone là doanh nghiệp có tài sản nhà nước rất lớn, được hình thành từ thời ngành viễn thông còn là độc quyền của Nhà nước. Hiện MobiFone đang nằm trong danh sách doanh nghiệp phải cổ phần hóa, chính vì thế, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành thanh lọc nhân sự để tăng giá trị tài sản nhà nước.
Theo_Báo Đất Việt
Công bố nguyên nhân sập cầu hơn 40 năm tuổi ở Sài Gòn Chiều 27.8, giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì cuộc họp về nguyên nhân và bàn giải pháp khắc phục sự cố sập mố cầu trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân vào đêm 26.8. Một trong những nguyên nhân sập mố cầu là do nạo vét kênh khiến lòng và đáy kênh mở rộng, khi gặp mưa...