TP.HCM: Công bố chỉ số quan trắc để giám sát việc xả thải
Đầu quý 2.2017, người dân TP.HCM sẽ được cung cấp thông tin các chỉ số quan trắc môi trường không khí, nước mặt trên các bảng điện tử được lắp đặt tại các tuyến đường.
Giám đốc Sở TN-MT đang chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: Hồ Văn
Tại cuộc họp báo chiều 3.3 tại TP.HCM, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm quan trắc và phân tích trắc môi trường, cho biết Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thiết lập hệ thống quan trắc môi trường các chỉ số không khí, hệ thống nước mặt và nước ngầm trên toàn thành phố.
Ông Sơn cho biết, việc quan trắc này nhằm giám sát môi trường khu vực thành phố, đồng thời cung cấp thông tin các chỉ số này cho người dân được biết. Dự kiến, đầu quý 2.2017 hai chỉ số môi trường không khí, nước mặt sẽ được công bố trên 48 bảng điện tử được lắp đặt trong toàn thành phố. Ngoài ra, thông tin này cũng được đưa lên trang web của Sở TN-MT, Chi cục Môi trường và trang web của Trung tâm. Trước mắt, mỗi tháng sẽ cung cấp một lần chỉ số trung bình trong tháng và tiến tới rút ngắn thời gian cung cấp hằng ngày theo lộ trình.
Cũng theo Sở TN-MT, hiện 16 trạm quan trắc tự động của các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã được kết nối với hệ thống quan trắc của sở. Sở TN-MT cũng đã yêu cầu trên 50 đơn vị có nguồn thải từ 1.000m3 trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kết nối vào hệ thống của sở. Việc này nhằm đảm bảo kiểm soát được việc xả thải của các công ty, doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo, Sở TN-MT cũng cho biết cuối tháng 3 sẽ trình UBND TP.HCM dự án thay thế và đổi mới phương tiện cũng như phương cách thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, sắp tới các phương tiện thu gom rác hiện nay sẽ được thay thế bằng loại xe kiểu mới với hai hộc. Trong đó, một hộc đựng các loại rác hữu cơ được phân loại và một hộc đựng các thành phần còn lại. Để thực hiện phương án này, Sở TN-MT cũng sẽ có mô hình hướng dẫn người dân phân loại rác ngay từ đầu nguồn.
“Hiện toàn thành phố mỗi ngày có khoảng 7.000 – 8.000 tấn rác thải sinh hoạt. Có ba đơn vị đang xử lý bằng việc tái tạo phân bón, đốt và chôn lấp. Trong thời gian tới, TP chú trọng áp dụng công nghệ đốt rác hiện đại để xử lý rác, đồng thời tái tạo thành năng lượng để sử dụng”, ông Thắng cung cấp thông tin.
Theo Danviet
Cá chết hàng loạt trên sông Âm do nguồn nước ô nhiễm
Kết quả phân tích mẫu nước lấy trên sông Âm (Thanh Hóa) thời điểm cá chết bất thường cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép.
Ngày 3/3, Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên Thanh Hóa cho biết, kết quả phân tích các mẫu nước lấy trên sông Âm thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua đều vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Cụ thể, ba mẫu nước lấy tại xã Vân Am (huyện Ngọc Lặc) và xã Giao An (huyện Lang Chánh) có chỉ số DO không đảm bảo quy chuẩn yêu cầu; chỉ tiêu COD vượt quy chuẩn Việt Nam 2,77 - 9,45 lần; chỉ tiêu NH4 vượt 1,86 - 2,8 lần; chỉ tiêu NO3 vượt 1,06 - 1,75 lần; chỉ tiêu Mn vượt 2,94 lần.
Hàng trăm kg cá tự nhiên trên thượng nguồn sông Âm đã bị chết những ngày qua. Ảnh: Lam Sơn.
Cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra thực tế hoạt động xả thải tuyến sông đoạn từ xã Vân Am đến xã Quang Hiến (có chiều dài khoảng 15 km) và khẳng định dọc khúc sông trên không có cơ sở sản xuất xả nước thải ra sông Âm. Tuy nhiên, ở huyện Lang Chánh có 3 cơ sở sản xuất giấy vàng mã gồm Công ty CP lâm sản Lang Chánh, Công ty TNHH sản xuất thương mại vận tải Tuấn Vinh và Hợp tác xã chế biến lâm sản Lang Chánh đóng tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi có nhiều dấu hiệu vi phạm trong hoạt động xả thải ra sông Âm.
Các doanh nghiệp này không có báo cáo về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường; thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt, thực hiện không đầy đủ về tần suất giám sát môi trường theo quy định.
Ngoài ra, Công ty Tuấn Vinh và Hợp tác xã chế biến lâm sản Lang Chánh cũng không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ, không thu gom chất thải nguy hại theo quy định...
Để làm rõ hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Âm của các cơ sở đóng chân ở Cụm công nghiệp Bãi Bùi, Sở Tài nguyên đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giao lực lượng công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ hành vi xả thải của ba cơ sở trên.
Sáng 22/2, nước sông Âm đoạn chạy qua địa bàn huyện Ngọc Lặc đổi màu đen đục, có mùi hôi khác thường sau đó xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Hiện tượng cá chết trải dài hơn 10 km từ làng Tró (giáp với xã Giao An, huyện Lang Chánh) đến khúc sông qua xã Vân Am. Theo thống kê, lượng cá tự nhiên chết vào khoảng 300 - 400 kg.
Đây là lần thứ hai cá chết bất thường trên sông Âm. Cuối tháng 7/2016, người dân xã Giao An (huyện Lang Chánh) từng phát hiện cá tự nhiên chết hàng loạt trên dòng sông này. Cả trăm con vịt của người dân xã Giao An sau khi ăn cá cũng lăn ra chết.
Sở Tài nguyên Thanh Hóa kết luận, nguyên nhân cá tự nhiên chết bất thường trên sông Âm hồi năm ngoái là do hệ thống xử lý nước thải của Hợp tác xã chế biến lâm sản Lang Chánh gặp sự cố, xả tràn ra môi trường.
Lê Hoàng
Theo VNE
So sánh hình ảnh "cống xả thải màu đỏ" trên mạng với hệ thống tại Formosa Chiều 20/2, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, khảo sát các hệ thống xả thải trong khu Formosa. Đoàn kiểm tra khẳng định khu công nghiệp này có 3 hệ thống mương thoát nước nằm lộ thiên và một cống xả thải nằm dưới đáy biển, không giống hình ảnh "cống xả thải màu đỏ" lan truyền trên mạng. "Cống xả...