TP.HCM có thêm ca nhiễm: Người dân hẻm Mả Lạng ‘mất Tết rồi nhưng đành chịu!’
Nhiều kế hoạch của những ngày sát Tết Tân Sửu như đi chợ hoa, biếu quà, thăm người thân… của người dân hẻm Mả Lạng (Q.1, TP.HCM) bỗng chốc ‘tan tành’ vì hẻm bị phong tỏa do liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới.
Người dân hẻm Mả Lạng chịu cảnh phong tỏa vì có liên quan đến BN 2005 . Ảnh KHẢ HÒA
Con hẻm Mả Lạng từ số 245 Nguyễn Trãi đến 168 Nguyễn Cư Trinh (Q.1) bị phong tỏa tạm thời. Có mặt tại đây sáng 8.2, PV Thanh Niên ghi nhận lực lượng chức năng túc trực tại đây 24/24. Lượng người tiếp tế nhu yếu phẩm cho người thân trong hẻm tập trung đông trước rào chắn, quá trình giao nhận đều tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19.
Người dân hẻm Mả Lạng được tiếp tế sau khi con hẻm bị phong tỏa nửa đêm hôm qua, tức 26 tháng Chạp . Ảnh KHẢ HÒA
Mất Tết rồi… nhưng đành chịu thôi là tâm trạng của nhiều bà con ở hẻm Mả Lạng . Ảnh KHẢ HÒA
Video đang HOT
Anh Lê Nhật Thanh (25 tuổi, ngụ Q.6) đã có mặt tại nơi phong tỏa từ rất sớm để mang gói thực phẩm đến gửi cho cô của anh. Anh cho biết bản thân có chút lo lắng khi đến gần nơi đang bị phong tỏa vì dịch Covid-19: “Cô mình cần thì mình phải giúp cô thôi, chỉ mong cô có đủ sức khỏe trong quá trình bị phong tỏa”.
PV Thanh Niên liên hệ với cô của anh Thanh qua điện thoại. Bà Lê Thị Mai (63 tuổi) cho biết hiện bà đang sống cùng con trai và con dâu và khi hay tin gia đình bà bị phong tỏa, người thân gọi hỏi thăm liên tục.
Anh Lê Nhật Thanh (25 tuổi, ngụ Q.6) có mặt tạo nơi phong tỏa từ rất sớm để mang gói thực phẩm đến gửi cho cô của anh. ẢNH: CAO AN BIÊN
“Chuyện xảy ra bất ngờ quá nên tôi có phần hoang mang, nhất là khi phải sống ở đây không được đi đâu nên cũng chưa có quen, cứ thấy bực bội, bức bối quá. Thực phẩm giờ cũng chưa biết sao, trong nhà cũng còn ít gạo thôi mà cũng sắp hết, chưa có mua đồ gì cả”, bà rầu rĩ chia sẻ.
Bà Mai cho biết thêm hiện tại, người dân chưa có thông tin khi nào sẽ dỡ bỏ phong tỏa. Tuy nhiên, bà đã chuẩn bị sẵn tâm lý cách ly qua Tết Tân Sửu. Bà nói: “Năm nay định về dưới vườn ở Bình Phước đón Tết, mà tình hình như thế này thì không có Tết gì luôn. Thôi, xui thì đành chịu chứ biết sao!”.
Hàng xóm của bà Mai là bà Nguyễn Xuân Hồng (64 tuổi) cũng đang chịu cảnh cách ly cùng với gia đình 5 người. “Cách ly vậy tôi thấy bình thường, giữ bình tĩnh chứ không quá sợ. Thương là thương cháu của tôi còn nhỏ quá, không biết ăn uống như thế nào”, bà Hồng nói với PV qua điện thoại.
Ông Tạ Quốc Tuấn (61 tuổi, Q.1) bán vé số sát con hẻm cho biết ông không quá lo ngại nên vẫn bán xuyên Tết, chỉ cần tuân thủ tốt việc phòng chống dịch. ẢNH: CAO AN BIÊN
Bà cũng kể thêm, mới hôm qua bà còn có dự định đi du xuân, biếu quà cho người thân nhưng vì lệnh phong tỏa đành phải gác lại mọi dự định cho dịp Tết. “Cũng may là chúng tôi có mua mấy chục ký gạo hôm trước, nhà còn tí nước mắm, nước tương nên ăn uống cũng không sợ thiếu đồ ăn. Với lại trong đây có tạp hóa nên cũng mua được đồ”, bà cười.
Bà Hồng cho biết hoàn cảnh của gia đình con trai bà khó khăn, vợ bệnh nên con bà chạy xe ôm công nghệ kiếm sống. “Cách ly như vậy thì làm ăn được gì đâu, tôi lại phải nuôi các con mình”. Tuy nhiên, bà cho biết cả gia đình sẽ tuân thủ tốt quy định trong quá trình phong tỏa để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
TP.HCM có thêm ca nhiễm Covid-19, người dân tuân thủ các quy định phòng dịch của chính quyền KHẢ HÒA
Theo quan sát, các hàng quán bên ngoài nơi phong tỏa vẫn hoạt động bình thường. “Cửa hàng thuốc của tôi vẫn mở vì dù dịch bệnh nhưng cuộc sống vẫn diễn ra, tôi thấy sáng giờ bán cũng có khách nên chắc là không sao đâu”, một người bán thuốc gần đó lạc quan.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giữ an toàn bằng được cho Hà Nội, TP.HCM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quyết tâm không cho dịch bùng phát ở Hà Nội hay TP.HCM để bà con đón Tết yên vui.
Chiều 4/2, ngay sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát chợ hoa Quảng Bá, Trung tâm thương mại SYRENA (54 đường Xuân Diệu), quận Tây Hồ, Hà Nội.
Khi thăm chợ hoa Quảng Bá, Phó Thủ tướng nói, phải quyết tâm không để dịch bùng phát ở Hà Nội hay TP.HCM vì nếu có dịch, không chỉ bà con tiểu thương thất thu, ế hàng mà đằng sau đó là hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu hộ nông dân trồng hoa, sản xuất nông sản, thực phẩm, đồ dùng phục vụ Tết sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải giữ an toàn bằng được để bà con đón Tết yên vui, không chỉ về mặt tinh thần mà còn có thêm thu nhập.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát chợ hoa tết Quảng Bá ngay sau cuộc họp với tỉnh Quảng Ninh chiều 4/2. (Ảnh: VGP)
Tại Trung tâm thương mại SYRENA, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Đỗ Nhị Hà cho biết, với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát tốt.
Sở Y tế sẽ cố gắng quản lý chặt chẽ tất cả bệnh nhân và F1, F2, khoanh vùng dập dịch kịp thời, đảm bảo cho người dân có cái Tết an toàn.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Hà Nội phòng chống dịch không chỉ riêng cho thành phố mà còn giúp cho các tỉnh, thành khác ổn định sản xuất kinh doanh, đưa sản phẩm, hàng hóa về tiêu thụ thuận lợi tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng nhắc lãnh đạo Sở Công Thương phải hướng dẫn, yêu cầu tất cả các chợ, siêu thị, nhà máy thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá định kỳ, cập nhật lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn) và có kiểm tra đột xuất, nơi nào không đạt phải cho dừng hoạt động.
Ông mong muốn mọi người dân ở Hà Nội và trên toàn quốc đều chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định phòng chống dịch. " Nếu các chợ, trung tâm thương mại, nhà máy, siêu thị đều chấp hành nghiêm thì chúng ta không sợ COVID-19 ", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Gia đình 5 người là F1 vì ngồi gần công chứng viên trên máy bay Những người này ngồi gần nam công chứng viên trên chuyến bay từ TP.HCM về Hà Nội. Tối 3/2, Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) thông tin về việc phát hiện 5 người là F1 của bệnh nhân 1883 (công chứng viên, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội). Những người này cư trú tại xã Ngô Quyền, huyện...