TP.HCM có thể phát hiện 9.000 ca nhiễm nữa trong 7 ngày tới
Theo ông Ngô Minh Châu, trong 7 ngày tới TP.HCM phải phát hiện thêm trên dưới 9.000 ca nhiễm nữa mới ổn định.
Chiều 15-7, tại hội nghị trực tuyến sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn TP.HCM theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu nhìn nhận, điểm nổi bật nhất của TP.HCM trong 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16 là đã hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan F0 trong cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu phát biểu tại buổi họp. Ảnh: Trung tâm báo chí
“Mặc dù số ca dương tính trong 7 ngày là hơn 9.000 ca nhưng chúng ta mạnh dạn đánh giá đã hạn chế thấp nhất việc lây lan F0 ra ngoài cộng đồng, trên cơ sở tinh thần cách ly các ổ dịch phát sinh mới ngoài cộng đồng” – ông Châu nhìn nhận.
Ông tiếp: “Với số lượng tiềm ẩn âm thầm trong người dân, tôi nghĩ trong 7 ngày tới chúng ta có thể phát hiện thêm trên dưới 9.000 trường hợp nữa thì mới giải quyết cơ bản tình hình, sau đó mới trở lại mức độ thấp đáng kể”.
Về công tác xét nghiệm, Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu đánh giá đây là khâu đột phá, tuy nhiên có thời gian TP thực hiện lấy mẫu cộng đồng với số lượng 500.000 mẫu/ngày, đã có tình trạng năng lực lấy mẫu không đảm bảo, gặp áp lực.
Do đó, TP đã thành lập trung tâm điều phối công tác lấy mẫu xét nghiệm, chỉ đạo 22 quận, huyện TP thành lập tổ công tác. Đồng thời thay đổi cách làm, chuyển từ cách “đánh bao vây” sang cách thẳng vào trung tâm rồi đánh ra các vùng lân cận, mang lại hiệu quả rõ nét.
Video đang HOT
Qua đó chỉ ra nhiều chợ đầu mối, khu nhà trọ đông người là nơi có nguy cơ lây nhiễm để lấy mẫu. Nhận ra việc chợ Bình Điền lan ra nhiều nơi, chủ yếu là huyện Bình Chánh, quận 8; lây lan ra các chợ, địa bàn giáp ranh.
Ông Ngô Minh Châu đề nghị các đơn vị phát huy kết quả đã có, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở TP Thủ Đức, các quận, huyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu đánh giá việc xét nghiệm COVID là hàng tiền đạo. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tại hội nghị, Giám đốc Sở TT&TT Lâm Đình Thắng đã báo cáo về kết quả của cuộc thi đua “mở rộng vùng xanh trên bản đồ COVID-19″.
Ông cho biết Sở đã phân nhóm các đơn vị thi đua theo nhóm nguy cơ rất cao với 5 quận, huyện; nguy cơ cao là 12 quận, huyện và TP Thủ Đức; nhóm nguy cơ với 3 quận và nhóm bình thường mới với hai huyện.
Theo ông Thắng, từ ngày 9-7 đến nay, TP ghi nhận 9.736 ca dương tính, trong đó, 1.794 ca phát sinh trong cộng đồng. Số ca phát sinh trong khu cách ly, phong tỏa là 7.942 ca.
“Nhìn vào biểu đồ thấy số ca có xu hướng tăng theo từng ngày nhưng số ca nhiễm phát sinh phát hiện trong cộng đồng và bệnh viện có xu hướng giảm, tăng đột biến vào ngày 11-7, giảm những ngày sau đó và mới tăng lại 14-7 qua” – ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, hiện huyện Bình Chánh có số ca nhiễm phát sinh nhiều nhất, sau đó là quận Bình Tân, quận 8, TP Thủ Đức. Các phường có ca dương tính phát sinh nhiều nhất là: phường 13 (quận 10) với 43 ca; phường Hiệp Tân (quận Tân Phú) với 41 ca; phường 7 (quận 8) với 41 ca, phường An Lạc (quận Bình Tân) với 40 ca….
Trung bình một ngày TP phát sinh số ca dương tính trong cộng đồng là 299 ca, trong đó huyện Bình Chánh cũng có số ca phát sinh trong ngày nhiều nhất với 39,2 ca; quận Bình Tân với 37 ca. Thấp nhất là huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi.
Các phường có tỉ lệ giảm số ca dương tính nhiều nhất TP trong thời gian qua là: phường Tân Thuận (quận 7) giảm 17,5 ca; kế đến là phường 7 (quận 8),… Còn phường có tốc độ giảm thấp nhất TP là phường 13 (quận 10), cụ thể phường này có số ca dương tính không giảm mà tăng 6,7 ca,…
Đánh giá về việc này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận có những phường có nỗ lực cao như phường Tân Thuận (quận 7); có những phường ở một số quận, huyện có dấu hiệu chưa được giảm. Ông Phong đề nghị huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 10 quan tâm quyết liệt hơn trong thời gian tới.
TP.HCM không cấp giấy thông hành, tái lập 157 chốt kiểm soát dịch
Để đảm bảo thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm túc, ngoài 12 chốt kiểm soát tại cửa ngõ, TP.HCM tái lập 157 chốt kiểm soát tại quận, huyện, TP.
Chiều 9/7, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu chủ trì cuộc họp triển khai phát động thi đua cao điểm trong khi thực hiện công văn số 2279 và kế hoạch điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn.
Về kế hoạch xét nghiệm, ông Ngô Minh Châu cho biết khi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, để đảm bảo 5K, các địa phương sẽ tổ chức lấy mẫu theo hộ.
"Một số trường hợp khó khăn trong lấy mẫu theo hộ thì sẽ do chủ tịch quận, huyện, TP quyết định. Ví dụ tại chung cư thì lấy điểm sao cho phù hợp, đảm bảo không tụ tập đông người theo tinh thần Chỉ thị 16 và đảm bảo 5K", ông Châu chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thông tin thành phố đã tái kích hoạt 12 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thành phố. Ông cho biết TP Thủ Đức và các quận, huyện cũng sẽ tái lập 157 chốt tại địa phương. Hôm nay, thành phố sẽ có văn bản về việc này.
TP.HCM tiến hành tái lập nhiều chốt kiểm soát. Ảnh: Phạm Ngôn.
Trước nhiều ý kiến đề nghị cấp giấy "thông hành" cho người dân ra ngoài khi cần thiết để lực lượng chức năng thuận lợi kiểm soát. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho rằng qua nghiên cứu, việc này không cần thiết bởi có khả năng sau khi phát giấy đi lại, một số người sẽ lợi dụng giấy này để ra ngoài khi không thực sự cần thiết.
Ông Châu cũng yêu cầu lực lượng kiểm soát dịch cần nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật và văn bản của UBND TP. "Việc kiểm soát kiên quyết nhưng phải ứng xử khéo léo nhẹ nhàng với người dân, để đảm bảo nhiệm vụ và mối quan hệ với nhân dân", ông Châu nói.
Ngày 8/7, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã ký công văn số 2279 về áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.
Đây là lần thứ 4 TP.HCM thay đổi, kéo dài biện pháp giãn cách xã hội. Thành phố đã trải qua 2 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 31/5 đến hết 18/6; từ 19/6 đến 8/7, thành phố áp dụng Chỉ thị 10.
Theo đó, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Thành phố cũng đề nghị hạn chế đường sắt, hàng không 2 tuần tới. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm dừng.
TP.HCM đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.
Từ ngày 27/4 đến trưa 9/7, TP.HCM ghi nhận 9.895 ca mắc Covid-19, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
Kiên Giang: Cải thiện chỉ số PAPI là trọng tâm của quá trình phát triển Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) công bố tại Hà Nội, ngày 14/4/2021 thì kết quả PAPI 2020 tỉnh Kiên Giang được tổng...