TP.HCM có thể mở rộng khu vực áp dụng Chỉ thị 16
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho là nếu làm tốt và quyết liệt, TP.HCM có thể kiểm soát dịch trong bảy ngày tới.
Sáng 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với TP.HCM và các tỉnh lân cận để bàn về phương án phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, TP.HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp; số ca mắc tăng cao với nhiều ổ dịch trong cộng đồng; nhiều trường hợp chưa rõ nguồn lây, một số nơi người dân chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch…
Các địa phương chủ động trao đổi
Sau khi nghe báo cáo, các giải pháp… Thủ tướng nhấn mạnh: Dịch bệnh tại TP.HCM ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, việc phòng chống dịch cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên chỉ đạo, xử lý.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh, tổ chức phong tỏa diện hẹp, giãn cách diện rộng, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; thần tốc xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị, dập dịch.
Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương tổ chức triển khai, áp dụng nghị quyết của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn linh hoạt theo tình hình, điều kiện của từng địa phương. Tiếp tục thực hiện chiến lược vaccine đảm bảo an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Các tỉnh lân cận chủ động trao đổi, phối hợp để đảm bảo lưu thông hàng hóa, đảm bảo sản xuất kinh doanh, song người di chuyển qua lại phải đảm bảo an toàn, không làm lây lan dịch bệnh…
TP.HCM cần mở rộng khu vực áp dụng Chỉ thị 16
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định thời gian tới số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM sẽ tiếp tục gia tăng. Nếu làm tốt và quyết liệt các biện pháp, TP.HCM có thể kiểm soát dịch trong bảy ngày tới.
Bộ trưởng Y tế nêu nguyên nhân khách quan khiến số ca mắc ngày càng tăng tại TP.HCM là do biến chủng virus Delta có tốc độ và khả năng lây lan mạnh, mật độ dân cư tại TP đông đúc.
Video đang HOT
Về nguyên nhân chủ quan, ông cho rằng một số quận/huyện, phường/xã tại TP.HCM vẫn chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10 của TP.HCM; việc thực hiện tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID-19, phương châm bốn tại chỗ còn hạn chế…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP.HCM và bảy tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng chống dịch COVID-19, sáng 4-7. Ảnh: VGP
TP.HCM còn gặp khó khăn trong thực hiện chiến lược xét nghiệm tầm soát diện rộng; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP gặp tình trạng quá tải; thời gian trả kết quả xét nghiệm chậm; việc điều phối xét nghiệm giữa các đơn vị chưa tốt; công tác cách ly chưa thật sự nghiêm ngặt và linh hoạt…
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 10, mở rộng một số khu vực, địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nghiêm phong tỏa; tăng cường truyền thông, kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà, tổ chức lại vấn đề xét nghiệm, thành lập các bộ phận xét nghiệm tại quận/huyện và giao địa phương tự điều phối phòng xét nghiệm tại các bệnh viện tư nhân trên địa bàn. Tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh, sử dụng phương thức xét nghiệm gộp mẫu, rút ngắn thời gian trả kết quả trong vòng 6 tiếng. Việc xét nghiệm nên có trọng tâm, trọng điểm, khuyến cáo làm ba ngày/lần tại các khu phong tỏa, bảy ngày/lần tại khu vực nguy cơ cao.
Thí điểm cách ly F1 tại nhà theo công thức 14-14
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng dịch bệnh hiện nay trên địa bàn TP diễn biến phức tạp, khó lường. Dù siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhưng TP vẫn chưa thật sự kiểm soát được dịch bệnh.
Do đó trong thời gian tới, ông yêu cầu cơ quan liên quan nghiêm túc nhìn nhận lại quá trình thực hiện, xác định hạn chế, khắc phục và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết từ khi áp dụng Chỉ thị 10, TP.HCM đã giao toàn quyền cho chủ tịch UBND các quận/huyện và TP Thủ Đức quyết định các vấn đề tại khu vực. Từ đó đã nâng cao hệ thống chính trị tại cơ sở, phát huy vai trò của tổ COVID-19 cộng đồng.
Ông Phong cũng cho biết việc trả kết quả xét nghiệm chậm có xảy ra ở một số trường hợp cá biệt. Nhằm đẩy mạnh năng lực xét nghiệm, TP.HCM đã triển khai thành lập Trung tâm điều phối và xét nghiệm COVID-19, chỉ đạo thành lập các tổ xét nghiệm tại các quận/huyện và TP Thủ Đức. Đặc biệt, đàm phán mua 1,4 triệu test nhanh kháng nguyên; tập trung khắc phục hạn chế về tổ chức, năng lực đội ngũ xét nghiệm.
Để đảm bảo duy trì sản xuất, TP.HCM cũng tổ chức cho 43 doanh nghiệp tại khu chế xuất, khu công nghệ cao vừa sản xuất vừa cách ly tại chỗ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời TP thành lập 100 tổ kiểm tra hướng dẫn an toàn phòng chống dịch tại các điểm trên, đẩy mạnh lấy mẫu test nhanh tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, TP.HCM đã tiến hành rà soát toàn bộ các khu cách ly, thực hiện cách ly linh hoạt, thí điểm cách ly F1 tại nhà theo công thức 14-14 (14 ngày cách ly tập trung, 14 ngày cách ly tại nhà) dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về đề xuất và kiến nghị, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị trung ương hỗ trợ khẩn cấp cho TP.HCM 2 triệu test nhanh kháng nguyên và máy xét nghiệm PCR cùng đội ngũ chuyên viên kỹ thuật vận hành máy.
TP.HCM quyết liệt chống dịch trong 5 ngày tới
Liên tiếp nhiều ngày ghi nhận số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức 3 con số, TP.HCM đã, đang và sẽ quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch nhằm nhanh chóng chặn đứng và tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.
Trong chiều ngày 26/6, Ông Nguyễn Thành Phong- Chủ tịch UBND TP.HCM đã có chủ trì buổi làm việc với các quận, huyện, TP. Thủ Đức và các đơn vị chức năng về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM.
Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì cuộc họp tại đầu cầu trực tuyến huyện Hóc Môn
Tại điểm kết nối được đặt tại UBND TP HCM còn có sự tham dự của Ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Ông Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham dự tại UBND TP.HCM
Tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát
Theo báo cáo từ ngành Y tế TP.HCM, tính đến 06 giờ ngày 25/6, trên địa bàn TP.HCM đã có 2.549 trường hợp bệnh nhân COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Trong đó có 2.302 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 90,31%), 243 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 9,53%), 04 trường hợp lây trong khu cách ly VNA (0,16%).
Tính riêng trong khoảng thời gian từ 6 giờ ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp nghi mắc COVID-19. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp TP.HCM ghi nhận số ca mắc COVID-19 và là ngày ghi nhận số ca nghi nhiễm cao nhất tại TP.HCM từ trước đến nay. Tuy nhiên trong đó có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly
Đối với việc ghi nhận số nghi nhiễm cao nhất từ trước đến nay tại TP.HCM, Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM phân tích thêm, trong số 667 ca nghi nhiễm này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa; 538 trường hợp trong khu cách ly, 14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện, 01 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, 1 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm, 2 trường hợp giám sát sau cách ly tập trung, 2 trường hợp nhập cảnh và 10 trường hợp đang điều tra.
"Những ca nhiễm này phần lớn ghi nhận trong khu cách ly, phong tỏa nên có thể nói chúng ta vẫn đang kiểm soát được tình hình" - Ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ thêm.
Nhận định về công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM thời gian qua, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, TP.HCM đã đạt kết quả nhất định nhưng tình hình còn diễn biến phức tạp. Các giải pháp trong chỉ thị 10 của UBND TP.HCM so với chỉ thị 16 của Thủ tướng tương tự, chỉ có điều chợ chưa cấm, chúng ta cũng không thể cấm lưu thông hàng hóa.
Quyết liệt hơn nữa trong 5 ngày tới
Phát biểu trong cuộc họp, Ông Ngô Minh Châu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, sự gia tăng của các trường hợp nghi mắc trong khu cách ly đòi hỏi cần sự đánh giá rà soát nếu có xảy ra lây nhiễm chéo trong những khu vực này thì cần có biện pháp dập tắt nhanh chóng; đối với các trường hợp được ghi nhận cần có những biện pháp quyết liệt đối với các chợ tự phát, đối với chợ truyền thống cần áp dụng nghiêm chỉ thị 10 nếu không đáp ứng các tiêu chí theo quy định thì tạm dừng hoạt động đồng thời cần tính đến phương án bán xen kẽ giữa các tiểu thương.
Đối với việc triển khai công tác phòng chống dịch tại TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiến nghị, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM nên có những biện pháp quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch đối với hoạt động của chợ đầu mối cũng như các khu chợ truyền thống, đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ công tác xét nghiệm, tốc độ phản ứng khi phát hiện trường hợp ca F0 cũng như cần có những biện pháp hỗ trợ các khu vực cách ly tập trung tại TP.
Tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành, quận huyện phải đánh giá lại việc triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu, đề ra những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn trong 5 ngày tới.
Đối với các quận huyện, phường xã Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị của UBND TP. Những trường hợp thực hiện không nghiêm, bên cạnh tuyên truyền thì phải xử lý.
Đối với hoạt động của các tổ COVID cộng đồng, Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò, hoạt động của các tổ này đặc biệt là công tác đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng; mỗi 300 hộ dân phải có một tổ COVID-19 cộng đồng, địa phương cần có những chính sách, chế độ phù hợp cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu giải tán đối với các khu tập trung đông người như công viên, trước cổng bệnh viện, bến xe... Riêng chợ truyền thống, nên tính toán, nghiên cứu mô hình bán luân phiên giữa các tiểu thương.
Đối với hoạt động của Chợ đầu mối, các chợ phải có phương án hoạt động cụ thể, giao Giám đốc Sở Công thương TP.HCM làm việc với UBND quận 8, Hóc Môn, TP Thủ Đức yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký cam kết về bộ tiêu chí an toàn trong hoạt động nếu vi phạm sẽ xử phạt và phải dừng hoạt động.
Cảnh báo sớm trượt lở, lũ quét theo trọng điểm Đề án "Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" phải đặt mục tiêu giảm được tỷ lệ sạt lở trong 10 năm tới, tập trung làm điểm chứ không làm trên diện rộng. Đề án đặt mục tiêu giảm được tỷ lệ sạt lở trong 10 năm...