TPHCM có siết chặt kiểm soát khi dịch Covid-19 phức tạp trở lại?
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, độ mở của các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ tùy thuộc vào tình trạng của dịch bệnh.
Khi tình hình dịch Covid-19 xấu đi, các hoạt động cần hạn chế lại.
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 12/11, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM – đánh giá tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn có xu hướng phức tạp lại. Điều này thể hiện qua việc, số ca F0 gia tăng những ngày gần đây.
“Việc F0 tăng là điều nằm trong dự kiến. Khi thành phố mở cửa lại, sự giao thương, tiếp xúc, đi lại cũng gia tăng”, ông Phan Văn Mãi cho hay.
Biện pháp trước mắt của thành phố là từng địa phương phải theo dõi sát, đưa ra các phương án khi nhìn thấy dấu hiệu bất thường. Chủ tịch UBND TPHCM lấy ví dụ, khi huyện Hóc Môn, Nhà Bè nhận diện nguy cơ, các biện pháp truy vết nhanh, xử lý kịp thời đã được đưa ra.
Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).
Video đang HOT
Người đứng đầu chính quyền thành phố chia sẻ, công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn diễn ra hàng ngày, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 vẫn theo dõi sát tình hình tại TPHCM và đưa ra chỉ đạo. Đối với thành phố, ngành y đã có hướng dẫn cụ thể các cơ sở trong vấn đề xử lý khi xuất hiện F0.
“Tinh thần là dịch Covid-19 tại TPHCM và các địa phương vẫn diễn biến phức tạp. Chúng ta phải chủ động trong phòng, chống dịch, không được lơ là, coi đây là việc thường xuyên”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Hiện tại, thành phố chia công tác phòng, chống dịch thành 2 nhóm là trước khi có F0 và sau khi phát hiện F0. Trong đó, trước khi xuất hiện F0, từng người dân, gia đình, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, ngừa, cần hình thành các thói quen tích cực mới.
Khi xuất hiện các F0, ngành y tế cùng các đơn vị phải xử lý kịp thời để hạn chế sự lây nhiễm. Bệnh nhân mắc Covid-19 cần được tiếp xúc với thuốc điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn ca chuyển nặng, tử vong.
Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ thêm, hiện tại, thành phố đang thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt. Độ mở của các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ tùy thuộc vào tình trạng của dịch bệnh.
“Khi dịch Covid-19 giảm, vùng xanh được mở rộng, các hoạt động sẽ được mở nhiều hơn. Còn khi dịch xấu đi thì bắt buộc các hoạt động cần hạn chế lại”, ông Phan Văn Mãi phân tích.
Độ mở của các hoạt động tại TPHCM sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
Thời điểm hiện tại, ông Phan Văn Mãi nhìn nhận số ca F0 trên địa bàn đang gia tăng, các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện cẩn trọng. Hiện tại, toàn địa bàn thành phố vẫn đang là cấp độ 2, tuy nhiên TPHCM sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh từng địa bàn theo tuần và đưa ra các quyết định về độ mở của các hoạt động.
Về vấn đề tăng cường, củng cố hệ thống y tế, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, thành phố đã có kế hoạch củng cố y tế cộng đồng, y tế điều trị, y tế phục hồi. Đối với tuyến cơ sở, các trạm y tế sẽ kiện toàn bộ máy lãnh đạo, Trưởng và Phó trạm, cán bộ.
“Có những điều thuộc về chủ trương, cũng có cái thuộc về cơ chế cần tìm cách giải quyết. Về trước mắt, thành phố sẽ tăng cường cán bộ y tế của bệnh viện cấp thành phố, quận, huyện để hỗ trợ các trạm y tế lưu động. Về lâu dài, thành phố tính tới giải pháp cơ chế để sinh viên tốt nghiệp ngành y sẽ về làm việc tại các đơn vị y tế cơ sở trong thời gian nhất định”, ông Phan Văn Mãi thông tin.
Dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp tại Đồng Tháp
Trong nhiều ngày qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục tăng cao. Từ ngày 1 - 7/11, toàn tỉnh ghi nhận 1.028 ca mắc mới.
Lực lượng y tế khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Nhựt An/TTXVN
Riêng ngày 8/11, tỉnh có 351 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đây là số ca dương tính trong ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn tỉnh tới nay. Như vậy, trong 8 ngày qua, Đồng Tháp có 1.379 ca mắc; trong đó, 172 ca về từ vùng dịch; 289 ca trong các cơ sở cách ly; 588 ca ở các khu vực phong tỏa; 328 ca trong cộng đồng...
Dự báo số lượng ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và gây áp lực lên hệ thống y tế. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong yêu cầu, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh có kịch bản, phương án ứng phó với tình huống trong 1 ngày xuất hiện từ 300 đến 400 ca F0. Các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 để bảo đảm tỷ lệ bao phủ cho người dân, đặc biệt là người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai. Sở Y tế kiểm tra việc triển khai tiêm vaccine theo quy định và khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các địa phương.
Ông Lê Quốc Phong nhấn mạnh, cùng với việc đặt yêu cầu cao trong phòng, chống dịch, các huyện, thành phố kiểm soát, quản lý chặt địa bàn, nhất là kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố về địa phương; giám sát chặt người cách ly tại nhà, lực lượng tài xế liên tỉnh, người trong khu cách ly tập trung và khu phong tỏa...
Từ ngày 1/11 đến nay, các huyện, thành phố trong tỉnh Đồng Tháp đều phát sinh ca mắc cộng đồng. Toàn tỉnh Đồng Tháp và 11/12 huyện, thành phố thuộc nhóm nguy cơ trung bình (cấp 2), huyện Châu Thành thuộc nguy cơ cao (cấp 3). Có 5/143 xã, phường, thị trấn thuộc nguy cơ rất cao về dịch COVID-19 (cấp 4).
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các huyện, thành phố kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch; đánh giá thực chất và công bố cấp độ dịch trên địa bàn quản lý; siết chặt quản lý các quy định phòng, chống dịch, nhất là tại các chợ, hàng quán; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và tăng cường chế tài xử lý các vi phạm về phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, các địa phương và ngành chức năng chuẩn bị đầy đủ sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm SARS-CoV-2; kích hoạt các trạm y tế lưu động; hướng dẫn những biện pháp cách ly, xét nghiệm theo từng nhóm đối tượng, phương án cách ly F1 tại nhà...
Tính đến ngày 8/11/2021, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận tổng số 11.196 ca dương tính SARS-CoV-2; đang điều trị 1.629 ca. Đã có 9.336 trường hợp được điều trị khỏi và xuất viện; 225 người tử vong. Tỉnh đã tiêm được 1.590.527 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi 1 được 945.302 liều; tiêm mũi 2 được 645.225 liều.
Đô thị hóa Việt Nam trước thách thức mới của biến đổi khí hậu Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi sự phân bố dân cư, lao động. Nhưng trong quá trình này cũng gặp phải nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, vì vậy vấn đề đặt ra là...