TP.HCM có hàng chục ca nhiễm Covid-19: ‘Khai báo y tế khi về quê ăn tết’
Chiều ngày 8.2, TP.HCM ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 mới, nhiều bạn trẻ đã kêu gọi mọi người nhớ khai báo y tế khi về quê ăn tết.
Dù về từ vùng dịch hay không thì người trẻ phải khai báo y tế khi về quê đón tết . ẢNH: TẤN ĐẠT
Như Thanh niên đã đưa tin vào chiều ngày 8.2, TP.HCM đã ghi nhận thêm 24 ca nghi nhiễm Covid-19 có liên quan đến bệnh nhân là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó địa bàn Q.12 phát sinh 7 ca (gồm 3 ca là F1 của BN 2003); Bình Thạnh 5 ca (đều là F1 của BN 1979), Gò Vấp 5 ca; Bình Tân 7 ca.
Từ vụ việc trên, nhiều người trẻ đã nhắc nhở mọi người phải tuân thủ “thông điệp 5K” mà Bộ Y tế đã khuyến cao, đồng thời kêu gọi phải khai báo y tế đúng, đủ khi về quê đón tết.
Chiều 8.2: Thêm 45 ca Covid-19 ở TP.HCM, Hà Nội, Gia Lai, Quảng Ninh, Hải Dương
Hãy tự giác để bảo vệ
“Nhớ khai báo y tế khi về quê ăn tết nha mọi người!”. Đó là dòng trạng thái trên Facebook của anh Nguyễn Huỳnh Châu Tuấn, 29 tuổi, làm việc tại số 537 Nguyễn Duy Trinh, Q.2, TP.HCM, khi TP.HCM có thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 mới.
“Ngày mai là 28 âm lịch, mình chính thức kết thúc công việc và về Đồng Tháp đón tết cùng gia đinh. Nhưng với tình hình này mình phải cảnh giác hơn nữa, khi về đến nhà cần khai báo y tế. Hoặc nếu phải cách ly tại nhà thì cũng nên tuân thủ theo”, anh Tuấn nói.
Nhiều người kêu gọi khai báo y tế khi về quê ăn tết . ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Quê ở Bình Dương, chị Lê Thị Mỹ Dung, 29 tuổi, làm truyền thông tại số 198 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM, cũng tự “răn đe” bản thân bằng việc về quê sẽ khai báo y tế đúng và đủ để bảo vệ cho mình và mọi người.
Chị Mỹ Dung nói: “Trong những ngày 27 đến 29 âm lịch lượng người từ TP.HCM về quê ăn tết rất nhiều. Trong khi TP.HCM, mới có thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 nữa, hiện tại không biết vấn đề di chuyển có bị ngăn cấm hay không. Cho nên mình phải chủ động khai báo y tế tại địa phương. Hãy tự giác để bảo vệ mình, gia đình ở quê hương mình và cả cộng đồng”.
Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 8.2: Nóng bỏng vì 29 ca lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM
Người trẻ lo lắng dịch Covid-19 trên đường về quê đón tết . ẢNH: TẤN ĐẠT
Góp sức từ hành động nhỏ
Võ Phi Thành Đạt, sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM, đã về quê tại xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long hơn ba ngày qua, nhưng vẫn không quên đi khai báo y tế với chính quyền địa phương.
Thành Đạt cho hay việc khai báo y tế là nghĩa vụ cộng đồng và trách nhiệm với bản thân, gia đình. Dịch Covid-19 với biến chủng mới đang diễn ra rất phức tạp đòi hỏi sự đoàn kết chung lòng của mọi người. Đừng trông chờ làm điều gì đó lớn mà hãy góp sức từ hành động nhỏ như đeo khẩu trang khi ra ngoài, khai báo y tế khi đến một tỉnh thành khác cho dù bạn xuất phát từ nơi không có dịch.
Khai báo y tế là trách nhiệm của mỗi người (ảnh minh họa) . ẢNH: TẤN ĐẠT
Trong khi đó, chị N.T. Ánh Tuyết, 36 tuổi, làm viên chức tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ: “Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì mọi người nên chủ động bảo vệ an toàn cho mình là vấn đề quan trọng nhất. Mọi tiệc tùng, tất niên cần hạn chế ở mức tối đa để chính quyền kiểm soát được tình hình dịch hiện nay. Bên cạnh đó, nếu mọi người có về quê thì nên khai báo y tế tại địa phương mình để họ nắm bắt thông tin, dù không phải từ vùng dịch trở về”.
TP.HCM có hàng chục ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng đồng ý với đề xuất giãn cách xã hội nhiều khu vực
Đề phòng bị lây nhiễm Covid-19 trên đường về quê ăn tết, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên chuyên ngành tai – mũi – họng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: “Đi đường về quê ăn tết phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ thì mới an toàn và không bao giờ được gỡ khẩu trang hay kính ra khi bạn bị kẹt xe dù 20 phút hay 1 tiếng đồng hồ. Theo đó, nên chọn loại khẩu trang 3 lớp tích hợp với kính trùm nguyên đầu thì sẽ giúp bạn an toàn hơn khi về quê. Khi về tới nhà tất cả những vật dụng bảo hộ đó phải được cởi đúng nguyên tắc, có nghĩa tay không được chạm vào mặt trước của khẩu trang, mà phải nắm cọng dây tháo ra. Nếu khẩu trang sử dụng một lần thì phải bỏ đi, còn chất liệu vải thì đem đi giặt và phơi nắng. Sau đó tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo mới, những bộ đồ mặc trên đường về cũng phải được giặt sạch để phòng nhiễm Covid-19″.
Không đáng ngại khi đi máy bay giữa thời dịch Covid-19
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng nhưng những ngày cận Tết, nhiều người vẫn quyết định đi lại bằng máy bay.
Trái với lo ngại ban đầu, việc bay giữa lúc chống dịch cũng không có gì gây khó dễ cho hành khách.
Chiều 5/2, có mặt tại sảnh chờ sân bay quốc nội Nội Bài về quê ở Lâm Đồng, chị Nguyễn Quỳnh Anh làm việc ở Ba Đình (Hà Nội) cho biết, trong những ngày này dịch Covid-19 được cảnh báo có diễn biến phức tạp nên nghĩ đến cảnh đi máy bay về Đà Lạt chị rất lo.
Mặc dù vậy, sau một hồi suy đi tính lại cuối cùng chị vẫn quyết định đặt vé máy bay.
Chị Nguyễn Quỳnh anh ngồi chờ lên máy bay về Đà Lạt
"Đúng ra lúc dịch bệnh thế này, không nên đi lại mà ở một nơi sẽ an toàn nhất, nhưng vì có công việc và xa gia đình lâu rồi nên tôi vẫn quyết định đặt vé để về", chị Quỳnh anh nói.
Ngồi chờ lên chuyến bay VN 1579 ở Nội Bài, chị Quỳnh Anh chia sẻ, công tác phòng dịch Covid-19 ở sân bay khá tốt, không đến mức lo lắng như chị và nhiều người nghĩ.
"Cứ nghe nói đến đi máy bay là tiếp xúc với ổ dịch tôi rất lo, nhưng ra tới đây thấy công tác phòng dịch sân bay khá tốt tôi cũng an tâm hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là ý thức chấp hành phòng dịch của từng người", chị Quỳnh Anh nói.
Hành khách bay dịp cận Tết
Cũng quyết định trở lại TP.HCM sau hai tuần về Cao Bằng cưới cháu họ, bà La Thị Nga (56 tuổi) cho biết, do lúc đi bà đã đặt vé khứ hồi chiều về nên hôm nay bà quyết định bay lại TP.HCM.
Bà Nga đi máy bay của Bamboo Airways về TP HCM
Ngồi chờ lên máy bay ở sân bay Nội Bài, bà Nga cho rằng công tác phòng dịch từ trong đến ngoài sân bay đều khá tốt. Nhiều hành khách đeo khẩu trang không đúng cách đã được an ninh sân bay nhắc nhở, khách vào sân bay được đo thân nhiệt và yêu cầu ngồi giãn cách tránh tiếp xúc gần....
"Sân bay nâng cao cảnh giác phòng dịch là rất tốt, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của mỗi hành khách trong việc chủ động phòng dịch như: chấp hành tốt việc khai báo y tế, đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay liên tục...", bà Nga nói.
Thắt chặt phòng dịch, không để lây lan ra cộng đồng
Bà Lê Thị Việt Hà, Đội trưởng an ninh - Trung âm an ninh Nội Bài cho biết, chủng Covid-19 lần này được đánh giá rất dễ lây lan nên tất cả cán bộ công nhân viên hàng không sân bay luôn ý thức cao độ phải tuân thủ quy trình phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho hành khách tại sân bay.
Nhân viên an ninh nhắc nhở khách đeo khẩu trang
Bà Hà nêu thực tế, thời gian qua đa số hành khách ra sân bay đều tuân thủ quy trình phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn có hành khách quên không đeo khẩu trang, hoặc đeo khẩu trang không đúng cách. Những trường hợp này đều được lực lượng an ninh nhắc nhở nên khách sau đó đã thực hiện nghiêm hơn.
"Thực tế suốt một năm chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 sân bay Nội Bài chưa để bất kỳ trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Chúng tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình để làm tốt nhất có thể", bà Hà chia sẻ.
Hành khách được an ninh sân bay kiểm tra thân nhiệt trước khi vào bên trong để lên máy bay
Ông Nguyễn Trọng Tường, bác sĩ tại sân bay Nội Bài cho hay, để nâng cao công tác phòng dịch Covid-19 tại sân bay, ngoài nhà ga thì công tác khử khuẩn cũng được tiến hành ở tất cả các chuyến bay đi qua vùng dịch .
Việc phun thuốc khử khuẩn được tiến hành từ nhà ga đến máy bay và xe vận chuyển hành khách...
Đặc biệt, trong quá trình đo thân nhiệt nếu phát hiện hành khách nào có biểu hiện ho, khó thở và sốt cao sẽ được thông báo với lực lượng kiểm dịch y tế quốc tế và hãng để có biện pháp phòng dịch.
Kết quả xét nghiệm 63 người TP.HCM tiếp xúc công chứng viên mắc COVID-19 Sáng 5/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo kết quả xét nghiệm 63 trường hợp tiếp xúc BN1883 là công chứng viên ở Hà Nội. Theo HCDC, qua truy vết người tiếp xúc với BN1883, 33 người tiếp xúc tại thành phố, 32 người tiếp xúc trên chuyến bay VN7245, 17 người tiếp xúc trên chuyến bay QH242. Tới...