TP.HCM có 11 khu công nghiệp chưa giải phóng mặt bằng xong
Trong báo cáo mới đây gửi UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên – Môi trường, cho biết hiện trên địa bàn thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với hàng trăm hộ dân chưa di dời.
Khu công nghiệp Tân Bình sau 20 năm hoạt động vẫn chưa xong đền bù . ẢNH: C.T.V
Cụ thể, tại huyện Bình Chánh còn 3 dự án, trong đó, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc do Công ty CP xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) thành lập từ năm 1997, nhưng đến nay vẫn còn gần 13 ha đất của 62 hộ dân chưa bồi thường xong.
Dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 đang vướng phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đến nay chưa được Hội đồng Thẩm định giá đất TP phê duyệt.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân do Công ty TNHH MTV đầu tư kinh doanh nhà Khang Phúc chủ đầu tư còn 6,9 ha đất chưa bồi thường. Thời điểm năm 2011, 6,9 ha đất chưa bồi thường của dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân có 142 hồ sơ, với giá bồi thường khoảng 70 tỉ đồng. Đến năm 2020 thì khu vực này đã bị xây dựng dày đặc với 535 căn nhà, dự kiến số tiền bồi thường khoảng 475 tỉ đồng (chưa tính chi phí tái định cư) tăng 405 tỉ đồng.
Video đang HOT
Khu công nghiệp Đông Nam của Công ty CP đầu tư Sài Gòn VRG tại huyện Củ Chi dù được phê duyệt từ năm 2008, thành lập từ năm 2010, nhưng đến nay còn 12 hộ dân (diện tích 1,56 ha) không đồng ý bàn giao mặt bằng. Khu công nghiệp Tân Phú Trung của Công ty CP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc (SCD) cũng tại Củ Chi còn tồn tại 33 trường hợp (diện tích 33,02 ha).
Khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP do Công ty CP Hòa Phú làm chủ đầu tư, dự án được chấp thuận đầu tư từ năm 2014, hiện dự án còn 7 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, chưa bàn giao mặt bằng và 13 ngôi mộ chưa di dời (khoảng 2,289 ha đất) do không đồng ý đơn giá bồi thường.
Trên địa bàn quận Bình Tân, Khu công nghiệp Tân Tạo do Công ty Tân Tạo làm chủ đầu tư, hiện còn 7 hộ dân (khoảng 1,59 ha đất) chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng còn 17 hộ dân (diện tích 3,44 ha) chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Theo báo cáo từ năm 2015 đến nay chủ đầu tư không hợp tác với UBND quận Bình Tân để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tại quận Tân Phú có Khu công nghiệp Tân Bình do Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình (Tamimex) làm chủ đầu tư. Dự án còn 0,29 ha chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng, phần diện tích này đang bị tranh chấp, đến nay gần 20 năm vẫn chưa thực hiện được công tác thu hồi đất.
Khu công nghiệp Cát Lát (TP.Thủ Đức) do Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 2 làm chủ đầu tư. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn và có 2 phần mở rộng. Trong đó phần mở rộng 2 có khoảng 12,2 ha, hiện còn 5,57 ha chưa thỏa thuận, bồi thường. Ngoài ra, dự án còn phần diện tích 3.750 m 2 đất thuộc khoảng hở của 2 ranh giao đất (Khu công nghiệp và đường Võ Chí Công) chưa thực hiện bồi thường, thu hồi đất. Trên địa bàn huyện Nhà Bè có dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) còn 40,42 ha chưa bồi thường.
CSGT lý giải nguyên nhân cửa ngõ TPHCM ùn tắc kinh hoàng sáng 13/4
Lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến vào giờ cao điểm kèm theo xung đột giao thông giữa các phương tiện di chuyển thẳng và rẽ vào các giao lộ và Khu công nghiệp Tân Bình khiến cửa ngõ phía Tây Bắc của TPHCM ùn tắc nghiêm trọng vào sáng 13/4.
Ùn tắc nghiêm trọng trên đường Trường Chinh sáng 13/4.
Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đường bộ - Đường sắt (PC08), Công an TPHCM cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về vụ ùn tắc giao thông trên đường Trường Chinh, Đội CSGT Tân Sơn Nhất thuộc PC08 đã điều động nhiều cán bộ chiến sĩ đến các giao lộ để điều tiết giao thông, giải tỏa ùn tắc.
Theo PC08, nguyên nhân dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng trên tuyến đường Trường Chinh trong sáng 13/4 là do lượng phương tiện tăng đột biến. Lượng phương tiện từ cầu Tham Lương dừng chờ để rẽ trái vào đường Phan Huy Ích xung đột với luồng xe đi thẳng trên tuyến Trường Chinh (đoạn từ cầu Tham Lương đến Trường Chinh - Tây Thạnh).
CSGT cho rằng ùn tắc là do lưu lượng phương tiện tăng đột biến vào giờ cao điểm....
Bên cạnh đó, dòng xe môtô lưu thông trên làn đường dành cho xe ôtô trên tuyến Trường Chinh, từ hướng cầu Tham lương khi rẽ phải vào khu công nghiệp Tân Bình (làn xe môtô được phép lưu thông từ 06h-09h00) liên tục tạo xung đột tại giao lộ Trường Chinh - Tây Thạnh gây khó khăn cho các phương tiện trên tuyến Trường Chinh khi lưu thông qua giao lộ.
Ngoài ra, trên tuyến Trường Chinh hướng từ trung tâm thành phố đi quận 12 có làn đường và tín hiệu đèn dành cho xe rẽ trái vào Khu công nghiệp Tân Bình, làm cho các phương tiện trên tuyến Trường Chinh di chuyển hướng ngược lại lưu thông rất chậm.
Xung đột giao thông ở các giao lộ là nguyên nhân ùn tắc.
Để giải tỏa ùn tắc, lực lượng CSGT tại chốt Trường Chinh - Tây Thạnh đã tích cực điều hòa và báo cáo để tăng cường lực lượng tham gia hỗ trợ. Sau khi nhận được tin báo và các thông tin trên nhóm phản ứng nhanh khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất, đôiị CSGT Tân Sơn Nhất đã điều động nhiều cán bộ chiến sĩ đến các giao lộ dọc tuyến đường Trường Chinh, Cộng Hòa để tổ chức điều hòa giao thông.
Đồng thời, thông tin ùn tắc cũng được phát sóng trên các đài phát thanh để tài xế lái xe ô tô và người dân nghe đài biết và lựa chọn lộ trình duy chuyển phù hợp, tránh đi vào khu vực đang ùn ứ giao thông. Đến gần 9h cùng ngày, tình hình giao thông đã trở lại bình thường.
'Bà con phát hiện cán bộ nào có tiêu cực, gọi tôi xử lý ngay' "Trong quá trình xây dựng khung chính sách di dân khỏi Kinh thành Huế, sự minh bạch, không có tiêu cực là việc làm chúng tôi đặt lên hàng đầu. Vậy nếu bà con phát hiện cán bộ nào tiêu cực, chỉ mặt đặt tên ra là tôi chỉ đạo công an xử lý ngay". Ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh...