TP.HCM: “Chung cư mới chiếm 8% tổng số nhà toàn thành phố”
Quá trình đô thị hoá đã nâng tỷ lệ nhà chung cư tại TP.HCM từ 10% đến 25% trong cơ cấu phát triển nhà mới, nhưng chỉ chiếm 8% trong tổng số nhà tại thành phố.
Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp – Chính quyền TP.HCM sáng 30/8, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết vấn đề nhà chung cư là vấn đề mới trong quá trình đô thị hoá, trước đây, nhà chung cư tại TP.HCM chiếm 3-10% trong cơ cấu phát triển nhà mới. Trong 05 năm trở lại đây, tỷ lệ này chiếm 25% trong cơ cấu phát triển nhà xây dựng mới. Tỷ lệ này chưa cao, nếu tính hết hiện số lượng nhà chung cư mới chỉ chiếm 8% so với tổng số nhà ở trên toàn TP.HCM. Theo quy hoạch, tỷ lệ này sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Tỷ lệ nhà chung cư tăng lên trong thời gian qua góp phần cho quá trình chỉnh trang phát triển đô thị. Nhiều nhà chung cư khang trang, thiết kế đẹp, trang bị tốt, chất lượng tốt, góp phần cho bộ mặt đô thị. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp không chỉ trong bán hàng mà ngay cả sau khi vận hành chung cư. Nhưng vẫn còn tồn tại còn nhiều tranh chấp của đầu tư với khách hàng, giữa Ban quản trị với cư dân, như: tranh chấp khi công trình chưa khởi công, trong quản lý nhà chung cư…
Cuối tháng 9 đầu tháng 10/2018, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị quản lý nhà chung cư. Sở đang báo cáo UBND TP.HCM để tổng kết thực tiễn, đánh giá hoạt động, dự báo và đưa ra kiến nghị sửa đổi trong quản lý, thực hiện pháp luật… về quản lý nhà chung cư.
Sở sẽ mời những điển hình quản lý giỏi của Ban quản trị, cũng như mời Ban quản trị của những chung cư đang có tranh chấp để trao đổi, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để xây dựng quy chế quản lý tốt. Sở nhận thức phải thay đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình nhà chung cư trên địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
“Chúng ta cứ chạy theo sự việc mà không có cơ chế quản lý tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản nói riêng và sự phát triển của TP.HCM nói chung”, ông Tuấn nói.
Theo Hoàng Anh
BizLive
Doanh nghiệp địa ốc kêu trời vì bị "hành" giấy phép dự án
Xin giấy phép dự án mất sáu tháng hoặc cả năm trời, nhiều tầng nấc thẩm tra, kiểm định khiến doanh nghiệp địa ốc lâm cảnh "một cổ đa tròng". Thủ tục hành chính xây dựng dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa thật sự "cởi trói" như kỳ vọng.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc bên trong dự án Bắc Rạch Chiếc hàng chục năm chưa có giấy phép dự án
"Trần ai" giấy phép dự án
Tại buổi đối thoại giữa Sở Xây dựng TP.HCM và các DN địa ốc được tổ chức gần đây, hầu hết DN đều than phiền về việc cấp phép các dự án vẫn rất "trần ai". Xin được một giấy phép mất gần cả năm trời, DN phải gồng mình gánh chi phí lao động. Dự án đủ điều kiện khởi công thì lỡ mất thời cơ thị trường. "Trước đây chúng tôi ôm hồ sơ đi hết cơ quan này đến cơ quan khác, 6 tháng chưa lo xong giấy phép. Từ khi sở áp dụng mô hình một cửa một dấu, tình hình có được cải thiện nhiều hơn nhưng vẫn chưa như kỳ vọng" - đại diện công ty Lê Thành nói.
Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Nguyễn Văn Đực cho rằng, sở nên linh động trong việc cấp phép dự án. Cụ thể, nên chia làm nhiều giai đoạn. Trong đó, tách riêng giấy phép thi công móng, vì thời gian xây móng của dự án địa ốc mất từ 6 tháng đến một năm, tùy quy mô. Nếu chờ đợi giấy phép cả dự án thì DN phải ngâm nhân công, vật lực chờ đợi rất tốn kém.
Nhiêu khê nhất là khối các dự án chuyển đổi chủ đầu tư, hàng loạt DN kêu khổ khi bị neo giấy phép. Ông Dương Quốc Hùng, đại diện Công ty CP Địa ốc Thảo Điền, thuật lại hành trình 9 năm xin giấy phép để triển khai dự án nhà ở xã hội (chung cư cao tầng Nam Lý tại phường Phước Bình, quận 9) mới được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư. Tiếp đó, khi doanh nghiệp (DN) chờ quyết định giao đất để thực hiện các thủ tục tiếp theo thì bị ngưng để thanh tra về đất đai. Ông Hùng cho biết đất làm dự án là của DN, nằm trong dự án Bắc Rạch Chiếc do Công ty CP Địa ốc 10 xây dựng hạ tầng kỹ thuật trục chính. Tuy nhiên, Công ty CP Địa ốc 10 không có đủ năng lực nên DN đã xin tách dự án ra, nhưng vẫn bị dính thanh tra theo nhà đầu tư chính.
Cũng liên quan đến dự án Bắc Rạch Chiếc, đại diện Công ty CP Him Lam cho biết một dự án có quy mô khoảng 3 ha của công ty tại đây còn lâu hơn, từ năm 2002, và cũng bị đình trệ. Nguyên nhân là nhà đầu tư chính không đủ năng lực để hoàn thiện hạ tầng trục chính bàn giao lại cho TP, để TP bàn giao cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Khổ vì kiểm tra, thẩm định
Đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Sài Gòn cho rằng có bất cập lớn trong việc kiểm tra thẩm định dự án. Luật quy định dự án cấp 1 thì thẩm quyền này thuộc Bộ Xây dựng. Dự án 24 tầng trở lên được coi là dự án cấp 1. Hầu hết các dự án chung cư tại TP.HCM đều thuộc dạng này. Việc chờ đợi kiểm tra thẩm định mất rất nhiều thời gian.
"Có những dự án phải nghiệm thu phê duyệt từng giai đoạn. Nói thật, mỗi lần như vậy chủ đầu tư phải đón cán bộ từ bộ vào, lo nơi ăn chốn ở và chi phí đi lại, tốn kém và phiền hà vô cùng" - vị đại diện này thẳng thắn. Theo ông, năng lực thẩm tra của cơ quan chức năng sở tại hoàn toàn có thể đáp ứng được với các dự án nên cần phân cấp cho địa phương để bớt khổ cho DN.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục, gỡ khó cho từng dự án bất động sản cụ thể và toàn thị trường
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng, tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, nhân lực tại chỗ hoàn toàn có thể đáp ứng tốt việc thẩm tra, kiểm định đối với dự án. Trước đây, Bộ còn quy định dự án 20 tầng trở lên thì thuộc nhóm 1. Sau khi hiệp hội đề xuất nhiều lần thì mới nâng lên thành 24 tầng. "Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm tra, thẩm định dự án. Tùy đặc thù của địa phương để phân cấp. Nếu để tình trạng này kéo dài thì dự án bị ùn ứ, khổ sở rất nhiều" - ông Châu nói.
Tại buổi đối thoại, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP khẳng định sẽ tiếp thu từng ý kiến từ DN, kiểm tra từng thông tin liên quan đến dự án cụ thể và tình hình chung. Nếu ách tắc do khâu thủ tục hành chính thì phải cố gắng cải thiện. Sở sẽ đề xuất với UBND thành phố hoặc Bộ Xây dựng tùy thẩm quyền để gỡ khó cho từng dự án cụ thể. Về thủ tục cấp phép dự án theo thẩm quyền địa phương, Sở sẽ đẩy mạnh mô hình một cửa một dấu đã áp dụng thành công trong thời gian qua nhằm tạo điều kiện hết sức cho DN.
"Nói đi thì cũng phải nói lại, nhiều chủ đầu tư bán căn hộ khi chưa làm móng, pháp lý chưa xong nhưng đã thu 95% giá trị... Đến khi người mua phát hiện, đòi quyền lợi hết sức khó khăn. Cần công khai thông tin pháp lý các dự án tại một đầu mối để khách hàng được biết, tránh việc chủ đầu tư giấu các thông tin bất lợi" - bà Trịnh Thị Hiên, đại diện công ty Nam Linh nói. Tương tự, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành cho rằng khảo sát các dự án bất động sản sẽ thấy rõ ở giai đoạn sốt giá, khách hàng tranh nhau mua, ít quan tâm đến pháp lý. Nhưng khi thị trường đảo chiều thì tranh chấp xảy ra hàng loạt, khi đó câu chuyện pháp lý mới được đưa ra. Do đó, Sở Xây dựng nên đưa ra khuyến cáo từ đầu để tránh các hệ lụy về sau.
Theo Danviet
Vụ cháy chung cư Carina: Công ty Hùng Thanh không đủ kinh phí hỗ trợ dân Ngày 28/8, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà chung cư Carina (Công ty cổ phần Dịch vụ địa ốc Sài Gòn - SEJCO) đã không cùng chủ đầu tư (Công ty TNHH XD TM DV SX Hùng Thanh) hỗ trợ cho cư dân, nên chủ đầu tư không có đủ kinh phí để tiếp tục...