TPHCM chưa có hướng dẫn cho F1 đi làm
Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị chưa có hướng dẫn cho F1 đi làm bình thường mà tiếp tục thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế.
Chiều 7/3, UBND TPHCM tổ chức buổi họp báo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi cho ngành y tế TPHCM về việc xem Covid-19 là “bệnh đặc hữu” và ý kiến “cho F1 đi làm bình thường”.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế thành phố, cho biết, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đang xem Covid-19 là đại dịch và có nhiều quan ngại về việc xuất hiện biến chủng mới. Việt Nam tuy ca chuyển nặng, tử vong không nhiều, tỷ lệ tiêm vaccine cao, song vẫn chưa coi đây là “bệnh đặc hữu” và ngành y tế vẫn đang có sự phối hợp để tham mưu Thủ tướng làm rõ thêm vấn đề này.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM (Ảnh: T.N.).
Đại diện Sở Y tế thành phố cũng thông tin thêm, hiện nay, Bộ Y tế đã có đề xuất cho F1 đi làm khi đáp ứng một số điều kiện và F0 có thể làm việc trực tuyến tại nhà. Ngành y thành phố vẫn đang thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc phân loại F0, F1, theo định nghĩa mới, số lượng F1 đáp ứng điều kiện không nhiều.
Với mục tiêu quản lý, kiểm soát tốt F0, F1, tránh lây nhiễm cho cộng đồng, TPHCM chưa có hướng dẫn cho F1 đi làm bình thường mà thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Trước thông tin Bộ Y tế đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 ngừng công bố ca mắc hàng ngày, bà Mai cho rằng TPHCM nói riêng và cả nước nói chung cho đến giờ này vẫn đang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và Quyết định 218 của Bộ Y tế. Ngành y tế TPHCM thời gian qua đã làm rất tốt việc ghi nhận ca nhiễm lẫn công bố cấp độ dịch theo địa bàn. Do vậy, TPHCM sẽ tiếp tục theo dõi sát số ca mắc Covid-19, số ca chuyển nặng để có hướng xử lý tiếp theo.
Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết thêm, hiện tại, Bộ Y tế đã cấp phép cho 3 công ty dược lớn sản xuất thuốc kháng virus. Năng lực sản xuất thuốc khoảng 1 triệu viên/tháng nên sẽ không thiếu thuốc.
Thời gian tới, một số công ty dược tiếp theo sẽ được cấp phép sản xuất thuốc điều trị Covid-19. Bà Mai khuyến cáo người dân không nên trữ thuốc do thời hạn sử dụng ngắn và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
“TPHCM cùng cả nước sẽ không thiếu thuốc, thậm chí giá thuốc sẽ giảm theo quy luật cung cầu”, đại diện Sở Y tế TPHCM chia sẻ.
Trước đó, báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế đề cập đến việc người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc.
Bộ Y tế đề xuất các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).
Sớm khôi phục toàn bộ đường bay quốc tế như thời điểm trước dịch
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn vừa giao Cục Hàng không Việt Nam tổ chức trao đổi với cơ quan quản lý hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch COVID-19, ngoài các thị trường đã được triển khai trong tháng 1 vừa qua.
Tần suất các đường bay này sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.
"Cục Hàng không Việt Nam phải báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả nối lại đường bay quốc tế trong tháng 2/2022 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu.
Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay, vừa làm việc với nhà chức trách hàng không Thái Lan. Nước này cũng đã nhất trí mở lại đường hàng không và không hạn chế số lượng chuyến bay.
Như vậy, đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ... Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, sắp tới sẽ có những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ... được tổ chức.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, thời điểm này ngành hàng không đã sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn mạng bay quốc tế như trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Phía hãng hàng không, lãnh đạo các hãng hàng không chia sẻ nếu chậm triển khai, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp trong ngành hàng không, du lịch suy yếu, có thể dẫn đến phá sản, mất khả năng cạnh tranh với các hãng, các doanh nghiệp trong khu vực, khiến việc phục hồi sau đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.
Thực tế, với tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, các nước trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh để thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát.
Các điểm chính trong chính sách của các quốc gia này là: Không hạn chế đối tượng và mục đích đi lại, bao gồm cả khách có quốc tịch nước sở tại, khách kiều bào và khách quốc tế (chỉ cần có hộ chiếu và thị thực hợp lệ).
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là tới ngày 30/3 mở lại các đường bay quốc tế và tinh thần là mở cửa sớm được ngày nào tốt ngày đó. Thời điểm này phải mở cửa và phát động lại thị trường để các hãng lên kế hoạch, phương án khai thác và có một tháng để bán vé máy bay. Vấn đề bây giờ là phải đẩy mạnh tiếp thị và hạn chế những vướng mắc, khó khăn về các điều kiện không cần thiết để khách du lịch vào Việt Nam...
Bộ Y tế: Không cách ly y tế người dân về quê dịp Tết Nguyên đán Tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 đã đạt tỷ lệ cao. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân về quê thực hiện nghiêm 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế. Bộ Y tế vừa có công văn gửi các địa phương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân...