TPHCM chính thức thu phí lòng đường, vỉa hè?
Cho rằng quy định thu phí ô tô dưới lòng đường hiện nay ở mức 5.000 đồng/lượt là quá thấp và dẫn đến nhiều hệ lụy, Sở Giao thông vận tải TPHCM xây dựng đề án mới về thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố.
Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản đề nghị các sở liên quan có ý kiến về đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn để tập hợp trình UBND TPHCM.
Theo Sở GTVT TP, hiện nay trên địa bàn thành phố có 345 tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh và cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí.
Đường Phan Bội Châu (bên cạnh chợ Bến Thành) cho phép giữ xe dưới lòng đường
Trong đó, có 160 tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng, 112 tuyến đường cho kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và 73 tuyến đường cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí.
Hiện, các quận 1, 3, 5 đã triển khai thu phí sử dụng lòng đường để đỗ ô tô. Tuy nhiên, việc thực hiện thu phí dưới hình thức phiếu thu theo lượt với mệnh giá 5.000 đồng/xe/lượt là quá thấp. Ngoài ra, việc một số quận vẫn chưa triển khai tổ chức thu phí dẫn đến nhiều trường hợp lợi dụng vấn đề này để biến lòng lề đường thành bãi đỗ xe suốt thời gian dài.
Video đang HOT
Do đó, theo Sở GTVT TP, xây dựng một đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè mới sẽ giúp quản lý việc sử dụng một phần công năng của lòng đường, vỉa hè có hiệu quả, đúng mục đích, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…
Sở GTVT TP cho biết, đề án dựa trên cơ sở diện tích đất sử dụng, giá đất hằng năm do UBND TP ban hành vào năm 2014 và tỷ lệ phần trăm giá đất theo quyết định của TP vào năm 2017. Theo đó, nếu sử dụng tạm thời vỉa hè để làm bãi giữ xe, kinh doanh ẩm thực, chợ đêm và một số hoạt động dịch vụ khác thì phải đóng phí.
Cụ thể, đối khu vực I, tỷ lệ thu là 2% (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận); khu vực II, tỷ lệ thu là 1,8% (gồm các quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú); khu vực III, tỷ lệ thu là 1,6% (gồm các quận 2, 8, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức); khu vực IV, tỷ lệ thu 1,4% (gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn), huyện Cần Giờ thuộc khu vực V với tỷ lệ thu là 1,2%.
Theo đề án, đối với việc sử dụng tạm thời lòng đường để giữ xe (chưa áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, thu phí theo thời gian), mức thu tại khu vực I (từ 5 giờ đến trước 21 giờ) đối với ô tô từ 10 chỗ trở xuống là 20.000 đồng/xe/lượt, ban đêm là 40.000 đồng/xe/lượt. Các khu vực còn lại là 15.000 đồng và 30.000 đồng/xe/lượt.
Ngoài ra, đối với ô tô trên 10 chỗ, mức thu tại khu vực I là 25.000 đồng vào ban ngày và 50.000 đồng vào ban đêm/xe/lượt. Những khu vực còn lại có mức thu từ 20.000 đồng vào ban ngày và 40.000 đồng vào ban đêm.
Quốc Anh
Vỡ quy hoạch taxi khiến kẹt xe càng nghiêm trọng
TPHCM hiện có 11.060 xe taxi truyền thống và 15.344 xe dưới 9 chỗ chạy hợp đồng. Như vậy, lượng xe ô tô dưới 9 chỗ hoạt động trên địa bàn thành phố là hơn 26.400 chiếc, con số này vượt xa hạn mức taxi theo quy hoạch. Đây là một trong những nguyên nhân gây kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.
Theo Sở GTVT TPHCM, hiện nay thành phố có 21 doanh nghiệp taxi với số lượng 11.060 xe. Sở GTVT TP cũng đã cấp phù hiệu xe hợp đồng cho các loại xe từ 9 chỗ trở xuống là 15.344 chiếc cho 274 đơn vị.
Như vậy, lượng xe ô tô dưới 9 chỗ hoạt động trên địa bàn thành phố là 26.404 xe, đã làm phá vỡ quy hoạch taxi trên địa bàn thành phố. Theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, số lượng taxi tại TPHCM không vượt quá 12.700 xe.
Lượng taxi tăng nhanh chóng là một trong những nguyên nhân khiến kẹt xe ngày càng gia tăng (ảnh minh họa)
Ngoài ra, TPHCM xuất hiện khá nhiều các phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp hành khách dễ dàng gọi xe. Có thể kể đến những cái tên như Uber, GrabTaxi. Theo đó, một lượng lớn ô tô cá nhân tại TPHCM tham gia chạy taxi. Lợi thế cạnh tranh của Uber, GrabTaxi chính là giá rẻ, mang lại nhiều sự lựa chọn cho hành khách.
Sau này, Grabtaxi được Bộ GTVT "chọn mặt gửi vàng" cho phép thí điểm triển khai ứng dụng phần mềm gọi xe tại TPHCM và một số địa phương khác. Với sự phát triển ồ ạt lượng xe tham gia taxi "công nghệ" như Uber, Grab đã khiến lượng taxi tại TPHCM tăng nhanh chóng, đó là chưa kể lượng xe taxi "dù". Thiếu bến bãi, taxi chủ yếu sử dụng phần mặt tiền của nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, lòng đường... để đón trả khách. Xe đậu tràn lan trên các tuyến đường trung tâm, gây cản trở giao thông.
TPHCM đã xúc tiến đầu tư xây dựng các bãi đậu xe ngầm ở khu trung tâm TPHCM. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay TPHCM chưa có bãi đậu xe ngầm nào. Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh ở khu trung tâm cũng rất hạn chế.
Với hạ tầng giao thông hạn chế, số lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng nhiều, nhất là taxi đã khiến tình hình giao thông thành phố vốn chật chội ngày càng thêm hỗn loạn, kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.
Các tuyến đường khu vực sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên quá tải. Trong ảnh: đường Trường Sơn
Ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TPHCM) cho biết, trong khi quỹ đất dành cho giao thông không tăng thì số phương tiện lại tăng rất nhanh. Lượng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố tính đến ngày 15/11/2016 là 7,85 triệu (chưa tính xe biển số tỉnh) trong đó xe máy là 7,24 triệu chiếc. Số lượng xe đã tăng hơn 60% so với năm 2010.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Ban An toàn giao thông TPHCM, trước đây, bình quân 1 ngày tăng 1.000 xe gắn máy, 100 xe ô tô nhưng sang năm 2016, số ô tô tăng 180 chiếc/ngày, có ngày tới 250 chiếc.
TS Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TPHCM cho rằng kiến trúc đô thị không phù hợp với xe ô tô, giao thông công cộng. Bởi lẽ, phần lớn diện tích của TPHCM là phát triển tự phát từ thời chiến tranh, không theo quy hoạch; phần lớn là cấu trúc đường hẻm, chỉ có một số khu vực trung tâm thành phố có cấu trúc bàn cờ, có đường ô tô. Những cấu trúc như thế không phù hợp cho giao thông công cộng mà phù hợp với xe gắn máy.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM: Đưa thông tin ngập úng lên mạng Các thông tin về tình trạng ngập úng, cảnh báo ngập úng sẽ được đưa lên mạng để người dân thành phố nắm rõ và chủ động phòng, tránh trong mùa mưa năm nay. Đây là chương trình đang được Sở GTVT TP.HCM triển khai và dự kiến áp dụng trong tháng 5 này. Ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT...