TP.HCM chính thức tăng giá nước sinh hoạt
Sawaco đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh hoạt trong ba năm liên tiếp.
Theo quyết định của UBND TP.HCM ban hành về giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, lộ trình từ năm 2019 đến 2022, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) chính thức đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh hoạt theo lộ trình từ nay đến năm 2022.
Sawaco cho biết việc tăng giá nước là nhằm tạo nguồn lực hướng đến công tác cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đồng thời để bù đắp các chi phí đầu vào trong hoạt động cấp nước đang phát sinh tăng hằng năm theo thị trường…
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá nước giúp Sawaco và các đơn vị thành viên đảm bảo được công tác an toàn cấp nước trong điều kiện biến đổi khí hậu và suy giảm chất lượng nguồn nước mặt.
Sawaco cho biết giá nước năm 2019 trong định mức (4 m3/người/tháng) của đối tượng sử dụng là hộ nghèo và hộ cận nghèo không tăng so với giá sinh hoạt hộ dân cư và những năm tiếp theo.
TP.HCM chính thức tăng giá nước sinh hoạt từ ngày 15-11. Ảnh: Đ.TRANG
Video đang HOT
Theo đó, để hưởng ưu đãi này, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn TP (căn cứ sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú) được UBND phường, xã công nhận cần liên hệ địa phương để được cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở điều chỉnh giá biểu.
Đối với hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì doanh nghiệp cấp nước và khách hàng thỏa thuận tỉ lệ nước sử dụng cho các đối tượng khác nhau.
Đối với đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh – dịch vụ, doanh nghiệp cấp nước thỏa thuận với khách hàng xác định tỉ lệ sử dụng nước cho hoạt động kinh doanh – dịch vụ.
Đối với khách hàng mua nước sạch và phân phối lại cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau thì cần xác định tỉ lệ nước sử dụng cho các đối tượng khác nhau.
Trước đó Sawaco đã có văn bản gửi UBND TP, trong đó đơn vị này cho biết giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND TP về đảm bảo, duy trì 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội. Tổng công ty đã phải sử dụng tất cả nguồn lực, đồng thời vay vốn thương mại để đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới cấp nước, gắn với đồng hồ nước nhằm hoàn thành nhiệm vụ TP giao.
Theo đó, UBND TP đã ban hành giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, lộ trình từ năm 2019 đến 2022. Đồng thời UBND TP cũng đã có quyết định về bảng giá nước sinh hoạt được điều chỉnh trên địa bàn. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15-11.
Khung giá mới (theo quyết định ban hành của UBND TP có hiệu lực từ ngày 15-11) được tính như sau:
Về giá nước sạch sinh hoạt: Đối với định mức 1 m2/người/tháng, từ các năm 2019, 2020, 2021, 2022, theo hộ dân sẽ có mức giá lần lượt là 5.600 đồng/m3; 6.000 đồng/m3; 6.300 đồng/m3; 6.700 đồng/m3.
Riêng hộ nghèo: Năm 2019 là 5.300 đồng/m3; năm 2020 là 5.600 đồng/m3; năm 2021 là 6.000 đồng/m3; năm 2022 là 6.300 đồng/m3.
Đối với định mức từ 4 m3 đến 6 m3/người/tháng: năm 2019 là 10.800 đồng/m3; năm 2020 là 11.500 đồng/m3; năm 2021 là 12.100 đồng/m3; năm 2022 là 12.900 đồng/m3.
Đối với định mức trên 6 m3/người/tháng: năm 2019 là 12.100 đồng/m3; năm 2020 là 12.800 đồng/m3; năm 2021 là 13.600 đồng/m3; năm 2022 là 14.400 đồng/m3.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
TP.Hồ Chí Minh: Sawaco kiến nghị tăng giá nước sạch
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có văn bản gửi Sở Tài chính TP.Hồ Chí Minh xin được điều chỉnh giá bán lẻ nước.
Nhân viên công ty cấp nước thực hiện trám lấp giếng khoan, giảm khai thác nước ngầm. Ảnh: Lê Phan
Trong văn bản này, Sawaco nêu rõ những khó khăn của đơn vị hiện nay như, giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND TP về đảm bảo, duy trì 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Tổng Công ty đã phải sử dụng tất cả các nguồn lực, đồng thời vay vốn thương mại để đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới cấp nước, gắn với đồng hồ nước...
Ngoài ra, giá mua sỉ nước từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng qua mỗi năm nhưng giá bán lẻ nước không được điều chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn về tài chính cho công ty cộng thêm thói quen người dân còn sử dụng nước ngầm dù đã được lắp đặt đồng hồ nước và cấp nước sạch nên có thời điểm lượng nước mua từ các nhà máy xã hội hóa không bán hết. Phía Sawaco phải giảm sản lượng sản xuất từ nhà máy nước của công ty, gây thua lỗ.
Hiện nay, Sawaco phải mua sỉ nước sạch của các nhà máy nước xã hội hóa và chi phí này đều tăng qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh nước sạch (chiếm 42%). Giai đoạn 2016-2018, chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng bình quân 252 tỉ đồng/năm.
Trước tình hình khó khăn trên, phía Sawaco đề xuất UBND TP.Hồ Chí Minh chấp thuận giá mua sỉ nước phải gắn liền với giá bán lẻ nước. Sawaco cho rằng giá bán lẻ chưa được điều chỉnh nhưng giá mua sỉ vẫn tăng là yếu tố gây khó khăn cho công ty.
Đồng thời, kiến nghị TP chấp thuận cho Sawaco đàm phán lại sản lượng và đơn giá mua sỉ nước sạch với các nhà máy xã hội hóa theo khả năng tiêu thụ, phát huy khả năng của các nhà máy thuộc Sawaco nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước./.
Chi Mai
Theo ĐCSVN
Tăng giá nước sạch tại TP.HCM từ hôm nay Giá nước sạch sinh hoạt mới áp dụng từ ngày 15/11 cao hơn mức cũ 6%. Đơn giá cao nhất là 12.100 đồng/m3, áp dụng với định mức sử dụng nước trên 6 m3/người/tháng. Theo quyết định 25 ban hành giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM lộ trình 2019-2022 của UBND TP.HCM, giá nước mới sẽ được áp dụng từ...