TPHCM chìm trong sương mù, ô nhiễm không khí ở mức báo động
Những ngày qua, TPHCM được phủ bởi lớp sương mù mờ ảo, nhiều tòa nhà cao tầng xám xịt khi quan sát từ xa.
Chỉ số chất lượng không khí ở ngưỡng báo động đỏ.
Những ngày qua, TPHCM liên tục chìm trong sương mù dày đặc, ảnh hưởng đến tầm nhìn và giao thông, đồng thời là biểu hiện rõ rệt của tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện tượng sương mù không có gì bất thường và thường xuất hiện vào dịp cuối năm.
Giai đoạn này, không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống, làm nhiệt độ đêm và sáng sớm giảm. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và gió nhẹ, các lớp mây tầng thấp tạo thành lớp mù bao phủ, che khuất các công trình cao tầng.
Hình ảnh khu di tích Bến Nhà Rồng và cảng Sài Gòn (quận 4) chìm trong sương mù từ hướng nhìn quận 1.
Video đang HOT
Chị Lê Nguyễn Lan Anh (37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) khoác thêm áo, khăn choàng trước khi ra khỏi nhà đi làm để giữ ấm trong buổi sáng TPHCM dày đặc sương mù.
“Hai hôm nay ra đường thời tiết thay đổi bất thường, nhiệt độ hạ thấp, trời mây mù dày đặc nên phải trang bị thêm áo khoác. Trời chỉ se lạnh vào sáng sớm, nhưng mây mù vẫn kéo dài tới gần trưa vẫn chưa tan”, chị Lan Anh nói.
Để đảm bảo an toàn, nhiều phương tiện chủ động bật đèn xe để tăng tầm nhìn khi di chuyển trong thời tiết này.
Khu vực ga tàu thủy Bạch Đằng (quận 1) cũng chìm trong sương mù trong sáng 3/12.
Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, theo ứng dụng Air Visual, nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại TPHCM vào lúc 8h sáng 3/12 là 65.0g/m (mức cho phép là khoảng 5 g/m). Nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại TPHCM hiện cao gấp 13 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Tòa nhà Landmark 81 mờ ảo trong màn sương dày đặc, nhìn từ cầu Sài Gòn (TP Thủ Đức).
Theo số liệu từ ứng dụng quan trắc Air Visual, đến 9h sáng nay, nồng độ ô nhiễm không khí tại khu vực Landmark 81 (quận Bình Thạnh) cao lên tới 199, báo động đỏ.
Các tòa nhà cao tầng nằm trên đường Võ Nguyên Giáp (TP Thủ Đức) cũng bị che khuất trong làn sương mù dày đặc.
Cầu Bình Lợi và cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh) mờ ảo trong màn sương sớm.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ khuyến cáo, thời điểm cuối năm, sương mù thường xuyên xuất hiện. Người dân khi ra đường cần chú ý đeo khẩu trang và có biện pháp bảo vệ sức khỏe để tránh các bệnh về hô hấp.
Từ đầu tháng 12, TPHCM đã chính thức bước vào mùa khô. Dự báo trong tuần tới, thời tiết tại khu vực ít mưa, trời nắng nhiều. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn có khả năng xuất hiện mưa trái mùa với lưu lượng thấp.
Chuyên gia lý giải hiện tượng sương mù dày đặc xuất hiện ở TPHCM
Ô nhiễm không khí kết hợp độ ẩm cao, hơi nước, ít gió khiến TPHCM xuất hiện nhiều sương mù vào buổi sáng, thậm chí kéo dài đến gần trưa mới tan.
Những ngày vừa qua, TPHCM xuất hiện sương mù kèm không khí se lạnh vào buổi sáng. Người dân ra đường và đi làm có cảm giác dễ chịu.
Lý giải hiện tượng này, bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, dải hội tụ nhiệt đới đang vắt ngang qua khu vực Nam Bộ. Điều này mang những đám mây nhiễu động chứa đầy hơi nước vào khu vực TPHCM gây mưa.
Ngày 15/10, TPHCM có mưa rất to và hôm qua (16/10), lượng mưa có giảm. Không chỉ riêng TPHCM, thời tiết các tỉnh Nam Bộ cũng bị ảnh hưởng bởi dải hội tụ nhiệt đới này.
Tòa nhà Landmark 81 xuất hiện mờ ảo trong màn sương dày đặc vào sáng 16/10 (Ảnh: Nam Anh)
Theo bà Lan, những ngày qua gió rất yếu, những hạt bụi, hạt nước bốc vào bầu khí quyển không bay lên cao mà giữ lại ở tầng thấp. Thêm yếu tố mưa làm cho độ ẩm rất cao, đầy hơi nước trong không khí.
Đồng thời, tình trạng ô nhiễm không khí ở TPHCM đang rất cao. Bầu khí quyển tầng thấp (từ mặt đất lên vài trăm mét) chứa đầy những hạt lơ lửng. Hạt này do bụi từ phương tiện giao thông, công trường xây dựng tạo ra.
Gió yếu khiến những hạt lơ lửng này không bay lên cao, mà giữ lại ở tầng thấp. Chính vì vậy, hạt lơ lửng đóng vai trò là hạt nhân để cho hạt hơi nước li ti bám vào. Hạt này lớn dần mới tạo thành sương.
Những điều kiện thuận lợi gồm: hạt bụi, hơi nước, gió yếu kết hợp tạo ra sương mù. Những ngày qua sương mù ở TPHCM rất nhiều, thậm chí đến trưa sương vẫn chưa tan hẳn đi.
"Ở TPHCM buổi gần trưa và trưa nắng rất gay gắt nhưng đến chiều và tối mưa lớn không có gì lạ. Thời tiết ở TPHCM là vậy, mưa do mây đối lưu", chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào thời điểm 8 giờ sáng ngày 5/3, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của thành phố Hà Nội đáng báo động. Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5. Sương mù bao phủ nhiều nơi ở Hà Nội, sáng 5/3. Nguồn: KTĐT. Kết quả đo của ứng dụng này cho thấy, Hà...