TP.HCM chia sẻ với Đồng Nai 500.000 liều vắc xin Vero Cell
Ngày 29-8, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết đang tổ chức tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell từ TP.HCM để tiêm phòng COVID-19 cho người dân Đồng Nai.
Nhiều tình nguyện viên đã góp sức vào nguồn nhân lực cho Đồng Nai để tập trung tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 và xét nghiệm diện rộng – Ảnh: H.MI
Ông Nguyễn Hữu Tài – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai – cho hay việc TP.HCM chia sẻ 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm do Trung Quốc sản xuất đã được Bộ Y tế đồng ý.
Theo ông Tài, vắc xin Vero Cell đã được cấp phép sử dụng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
Đến nay vắc xin này cũng đã được tiêm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tại Đồng Nai đã tiêm 3.000 liều vắc xin Vero Cell cho công dân Trung Quốc và người lao động trên địa bàn đang làm việc ở các doanh nghiệp Trung Quốc.
Lãnh đạo Sở Y tế cho hay dịch COVID-19 ở địa bàn còn phức tạp, có nhiều “vùng đỏ” và đang thiếu vắc xin nên Bộ Y tế đã phân bổ thêm vắc xin Vero Cell để tiêm phòng COVID-19 cho người dân.
Trước đó, Bộ Y tế đã phân bổ cho Đồng Nai khoảng 1 triệu liều vắc xin. Trong khi đó, tỉnh cho hay cần khoảng 4,2 triệu liều để tiêm đủ mũi 2 cho khoảng 2,2 triệu dân nên đang thiếu vắc xin.
Video đang HOT
Biểu đồ tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Đồng Nai
Trong ngày, ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế, phó chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai – cho biết tỉnh đang tập trung nguồn nhân lực để xét nghiệm diện rộng, truy vết F0 và tổ chức tiêm vắc xin.
Đến nay đã có hơn 714.000 người được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có 55.450 người đã tiêm đủ liều.
Qua tổ chức xét nghiệm diện rộng có hơn 1,3 triệu người dân trong tỉnh đã được lấy mẫu test nhanh. Hiện đang còn 2.339 trường hợp đã có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 và đang chờ kết quả khẳng định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Cũng theo ông Vũ, tỉnh vừa ghi nhận thêm 418 ca mắc mới (chủ yếu trong khu cách ly và trong khu vực phong tỏa), nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên gần 23.000 ca. Hiện có gần 9.800 người được điều trị khỏi bệnh, có 186 ca tử vong và trên 12.700 bệnh đang được cách ly, theo dõi, điều trị.
Thực phẩm trao tay thật đáng quý
Thực phẩm đến với người dân, trong khi cả xã hội phải dừng lại để giãn cách, đó là một "kỳ công".
Vì thế, nếu túi an sinh có thể chưa như mong đợi, nhưng vẫn đủ sống, đó vẫn là tấm lòng của chính quyền, nhà hảo tâm, người tình nguyện gửi vào.
TP.HCM cùng Bình Dương, Đồng Nai và Long An đang vào "trận đánh" lớn chống COVID-19. Lo thực phẩm để mọi người không ra khỏi nhà là nhiệm vụ hàng đầu.
Từ ngày 23-8, gạo và nhu yếu phẩm đã và sẽ dần được trao đến nhiều hộ nghèo khó tại TP.HCM.
Những ngày tới còn là đi chợ hộ cho dân, lên đến cả triệu hộ, những việc chưa từng có trên quy mô lớn như vậy.
Thông tin "bộ đội đã về" khiến mọi người rưng rưng. Lễ xuất quân của các lực lượng chống dịch diễn ra dưới trời mưa khuya 22-8.
Một trong những nhiệm vụ mà các anh được giao là cùng lực lượng tại chỗ lo thực phẩm cho người dân thành phố. Trước đó, hàng trăm ngàn tấn gạo và thực phẩm đã đổ về thành phố bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Khó, tỉ mỉ và vất vả nhất là khâu chia tách, đóng gói để cấp phát cho dân. Ngày chủ nhật 22-8 trước "giờ G" - giãn cách nghiêm ngặt, các anh bộ đội cùng lực lượng địa phương tất bật chuẩn bị những phần quà để kịp trao về từng khu phố.
Sự tất bật này có ở khắp nơi trong thành phố này. Như tại một phường của TP Thủ Đức, hội trường và trụ sở 6 khu phố trong phường được dùng làm nơi cho bộ đội tập kết hàng và lực lượng tại địa phương gói quà.
Cơn mưa đá bất ngờ tối 22-8 cũng chỉ làm các anh chị thêm quyết tâm, bởi vì các anh chị biết người khó khăn đang chờ thực phẩm.
Những ngày tới, các anh chị lại cùng nhau căng mình tổ chức đi chợ hộ cho người dân sống ở thành phố này. Đi chợ, đó là việc của mỗi cá nhân tự lo cho gia đình mình, là việc của những chị tiểu thương, cô nhân viên siêu thị đã thành thạo, chuyên nghiệp.
Nay mọi thứ dồn vào những người vì có tinh thần vì cộng đồng, vì nhiệm vụ mà xắn tay vào. Có lẽ các anh chị dù có tận tình, có hết lòng cũng không thể nào mua đủ những thứ mà mỗi cá nhân cần trong hằng ngày. Nhưng ngày dịch giã, có được hàng thiết yếu, có được thực phẩm trao tay là quý rồi.
Dù là túi an sinh hay đi chợ hộ, khi thực phẩm đến tay người dân, chắc chắn nó đã trải qua một hành trình với sự chung tay của nhiều người, từ những người mặc áo lính, các anh chị, cô bác thuộc các đoàn thể, những người tình nguyện, những bác tổ trưởng...
Thực phẩm đến với người dân, trong khi cả xã hội phải dừng lại để giãn cách, đó là một "kỳ công". Vì thế, nếu túi an sinh có thể chưa như mong đợi, nhưng vẫn đủ sống, đó vẫn là tấm lòng của chính quyền, nhà hảo tâm, người tình nguyện gửi vào, không chỉ vật chất mà còn là công sức, tình cảm.
Có thể vì lý do nào đó vẫn có người khó chưa nhận ngay được túi an sinh, người biết chuyện hãy làm cầu nối giúp họ sớm tiếp cận để nhận được hỗ trợ.
Với đi chợ hộ, thôi thì có trục trặc, chờ đợi hay nhầm lẫn gì đấy, hãy góp ý để làm tốt hơn và dành cho nhau lời cảm ơn. Mua hộ thực phẩm, tất cả đều trên tinh thần phục vụ đồng loại trong dịch giã, cùng chia sẻ, cùng vượt qua, khác hẳn với dịch vụ mua sắm khi bình thường.
Có những điều chưa ổn rồi sẽ ổn, nếu ai cũng biết rằng lúc này thực phẩm trao tay là rất quý.
Thêm gần 3.000 nhân lực y tế chi viện cho TP.HCM và 3 tỉnh Bộ Y tế cho biết trong 2 ngày 21-8 và 22-8, đã có thêm gần 3.000 nhân lực y tế chi viện cho TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Riêng 750 học viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai sẽ có mặt tại TP.HCM đêm nay. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh tham gia điều...