TP.HCM chỉ đạo xử lý 371 nhà đất đã tạm dừng đấu giá ở Củ Chi
Huyện Củ Chi cần sớm báo cáo phương án xử lý đối với 371 địa chỉ nhà, đất đã tạm dừng đấu giá và các địa chỉ nhà, đất khác đang do Nhà nước trực tiếp quản lý hiện đang để trống.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa thống nhất cơ bản nội dung Kết luận thanh tra số 35/KL-TTTP-P3 ngày 13/12/2019 của Thanh tra TP.HCM về kết luận thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc quản lý, sử dụng ngân sách; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2018.
Liên quan công tác quản lý, sử dụng ngân sách, Chủ tịch UBND TP giao Chủ tịch UBND huyện Củ Chi chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước trong xây dựng dự toán thu – chi. Công tác quản lý, sử dụng tài sản, nhà, đất Nhà nước phải chặt chẽ, đúng mục đích, tổ chức đấu thầu trong cho thuê đất nông nghiệp, tránh để trống, gây lãng phí nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách và tăng thu ngân sách tại địa phương.
Tổ chức kiểm tra rà soát việc quản lý, sử dụng nhà, đất công tại huyện nhằm đảm bảo thực hiện đúng phương án xử lý sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của UBND TP theo đúng Nghị định số 167 ngày 31/12/2017 của Chính phủ. Trong đó, cần sớm báo cáo đề xuất UBND TP về phương án xử lý phù hợp, tránh lãng phí đối với 371 địa chỉ nhà, đất đã tạm dừng đấu giá và các địa chỉ nhà, đất khác đang do Nhà nước trực tiếp quản lý hiện đang để trống; xử lý việc cho thuê đất nông nghiệp công ích không qua đấu thầu tại các xã và các trường hợp cho thuê khác theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Thành Phong giao Chánh Thanh tra TP.HCM chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước TP thu hồi số tiền hơn 19,890 tỷ đồng để nộp ngân sách Nhà nước, từ các cơ quan, tổ chức sau: Công ty Dịch vụ công ích huyện Củ Chi, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ Chi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Củ Chi, UBND huyện Củ Chi, UBND các xã có liên quan.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND huyện Củ Chi tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm và khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Video đang HOT
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các phòng, ban thuộc UBND huyện Củ Chi trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
Huyền Trâm
Đấu giá tài sản, doanh nghiệp cần làm gì?
Trước đây, doanh nghiệp A có mua một lô đất, hiện nay do không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp A muốn chuyển nhượng lại lô đất này theo đúng quy định của pháp luật. Vậy doanh nghiệp A phải làm gì?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Doanh nghiệp A là công ty cổ phần có vốn nhà nước (chiếm cổ phần không chi phối 35%). Trước đó, do nhu cầu phát triển, doanh nghiệp A dự định mở rộng chi nhánh nên đã mua lại một lô đất từ sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp A đang cần vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên quyết định sẽ bán lại lô đất này. Vậy doanh nghiệp A cần làm gì để thực hiện đúng trình tự của pháp luật?
Luật sư tại Hệ thống Luật Thịnh Trí giải đáp về trường hợp này cụ thể như sau:
Để bán lô đất, doanh nghiệp A cần thực hiện các thủ tục như sau:
Trước tiên, cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp A ban hành quyết định bán lô đất. Tùy thuộc vào giá trị của lô đất so với tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất mà cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A hoặc là Đại hội đồng cổ đông, hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc căn cứ theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp A và quy định tại điều 135, điều 149, điều 157 của Luật Doanh nghiệp.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định hình thức bán lô đất. Tuy nhiên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định bán lô đất thông qua đấu giá theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Đấu giá tài sản, khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 1 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Về giá khởi điểm bán lô đất, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A quyết định giá bán lô đất. Tuy nhiên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm theo quy định tại khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Trong trường hợp doanh nghiệp A quyết định bán lô đất này theo hình thức đấu giá, thì trình tự và thủ tục doanh nghiệp A cần thực hiện như sau:
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, doanh nghiệp A thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
Trong trường hợp doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử thì doanh nghiệp có thể vận dụng quy định thông báo công khai việc đấu giá tài sản được quy định tại điều 57 Luật Đấu giá tài sản, đó là đăng thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình trung ương hoặc tỉnh. Mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất hai ngày làm việc.
Sau đó, doanh nghiệp A ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn và cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó theo quy định tại điều 33 Luật Đấu giá tài sản.
Tiếp theo, doanh nghiệp A tham dự cuộc đấu giá và ký biên bản đấu giá theo quy định tại điều 44 và điều 47 Luật Đấu giá tài sản. Sau khi thực hiện việc đấu giá thành công, doanh nghiệp A ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định tại điều 46 Luật Đấu giá tài sản.
Cuối cùng, doanh nghiệp A sẽ bàn giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hoặc theo quy định của pháp luật như quy định tại điều 47 Luật Đấu giá tài sản.
Trong trường hợp doanh nghiệp A muốn bán lô đất trên theo hình thức thỏa thuận, doanh nghiệp A phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định.
Do doanh nghiệp có vốn nhà nước, nên người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định bán lô đất thông qua đấu giá theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Đấu giá tài sản, khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 1 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định bán theo thỏa thuận và có lập biên bản ghi rõ nội dung này thì doanh nghiệp được phép bán theo thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quyết định phải được thông qua theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.
Đấu giá XNK Hóa chất Miền Nam với giá khởi điểm 253.300 đồng/cổ phần Trước đó cuối năm 2019 Vinachem cũng đã có thông báo đưa cổ phần XNK Hóa chất Miền Nam ra bán đấu giá. Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo về việc chào bán cạnh tranh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Theo đó, Vinachem đưa 461.516 cổ phần của CTCP Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam...