TPHCM: Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn, UBND TPHCM sẽ tăng cường tuyên truyền về xây dựng, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng.
Theo đó, TPHCM sẽ xây dựng cơ chế phối hợp mang tính đồng bộ, thống nhất trong lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về TTXD; xử lý các “điểm nóng” về TTXD; xây dựng cơ chế thông tin, liên thông trong công tác kiểm tra, xử lý công trình vi phạm TTXD…
Mọi công trình xây dựng trên địa bàn TPHCM phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật nhà nước). Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.
Trách nhiệm kiểm tra, xử lý các sai phạm trong xây dựng không phép, xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xây dựng sai phép là của UBND quận – huyện, phường – xã, thị trấn. Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ yếu thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý TTXD tại các quận, huyện.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý TTXD thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm TTXD thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định.
Video đang HOT
Trước đó, UBND TPHCM cũng đã yêu cầu Công an TPHCM đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong nhân dân; kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp PCCC.
Kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về an toàn PCCC cũng như xử lý triệt để những công trình chưa hoàn tất các thủ tục nghiệm thu về PCCC và hoàn công xây dựng công trình đã đưa vào hoạt động; đề xuất trang bị những phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần thiết đối với chung cư cao tầng…
Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao tham mưu điều chỉnh những quy định còn bất cập, vướng mắc, thiếu khả thi trong công tác quản lý chung cư, nhà cao tầng, trong đó đề xuất những chế tài, nâng cao mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ đầu tư cho sử dụng công trình khi chưa được nghiệm thu về PCCC; đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt bổ sung trụ nước chữa cháy trên tuyến ống cấp 3 hiện hữu theo dự án Quy hoạch ngành PCCC trên địa bàn TP đến năm 2025. Định kỳ khảo sát tình hình sử dụng, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật sử dụng điện an toàn cho người dân và doanh nghiệp.
UBND quận-huyện có trách nhiệm hướng dẫn những kiến thức cơ bản về phòng ngừa cháy, nổ và những kỹ năng, biện pháp cần thiết để chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong cộng đồng dân cư; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho lực lượng tại chỗ.
Duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng bảo vệ dân phố trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và PCCC; kịp thời ngăn chặn những chủ đầu tư có dấu hiệu đưa công trình vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC và hoàn công về xây dựng; lắp đặt bổ sung những trụ nước, bể dự trữ nước chữa cháy trong các khu dân cư…
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Mở lại giao dịch đất đai tại khu kinh tế Vân Phong
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Thông báo 247 ngày 26/4 kết luận của UBND tỉnh về giải quyết vướng mắc khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Trước đó ngày 22/4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi họp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ngành liên quan về một số vướng mắc khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Theo thông báo này, Thường trực UBND tỉnh đã thống nhất kết luận:
Thống nhất chấm dứt hiệu lực Văn bản số 4391/UBND-XDNĐ được ban hành ngày 9/5/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh;
Đồng thời giao UBND huyện Vạn Ninh, Ban quản lý KTT Vân Phong thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh văn bản chấm dứt hiệu lực của Văn bản số 4391, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/5/2019.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai cần theo dõi tình hình biến động đất đai để kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết, tránh để tình trạng đầu cơ đất đai như thời gian qua.
Trước đó, hồi đầu năm 2018 đến khoảng tháng 5/2018 trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã diễn ra cơn sốt đất do nhóm các nhà đầu tư, đầu tư đổ về đây mua bán đất đai trước thông tin Vân Phong trở thành đặc khu.
Giá đất bị "thổi" lên cao dẫn đến nguy cơ bất ổn kinh tế - xã hội tại địa phương này. Tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản 4391 tăng cường công tác quản lý đất đai, nên mọi hoạt động chuyển nhượng, giao dịch, tách, nhập sổ đỏ tại địa phương gần như bị "tê liệt".
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Bến thủy "chui" giữa lòng thành phố và văn bản "lạ" của UBND quận 9 Liên quan đến một bến thủy nội địa và nhiều nhà xưởng tồn tại không phép từ nhiều năm nay tại khu vực đường số 6 phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, UBND quận này khẳng định đã tháo dỡ các công trình vi phạm kể trên. Tuy nhiên, thực tế lại không giống như vậy. Bến thủy nội địa không phép vẫn...