TP.HCM cấp bách triển khai công tác hỗ trợ người dân trước giờ G
Trước thời điểm (ngày 23/8) siết chặt giãn cách “ai ở đâu, ở đấy”, UBND TP chỉ đạo các địa phương và sở, ban, ngành thực hiện các công việc cấp bách.
Trong đó ưu tiên việc chăm lo an sinh cho người dân khó khăn vì dịch Covid-19.
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch đã triển khai kế hoạch thực hiện các công việc trong phòng, chống dịch từ ngày 22/8 đến ngày 6/9.
Gần 3.000 quân nhân về cơ sở hỗ trợ dân
Ban Chỉ đạo yêu cầu thực hiện nghiêm nhà cách ly nhà; tổ dân phố/tổ nhân dân cách ly tổ dân phố/tổ nhân dân; khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn…
Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp cùng Sở Nội vụ, Công an, Bộ đội Biên phòng thành phố tham mưu Kế hoạch thành lập Tổ Công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao (“vùng cam”) và rất cao (“vùng đỏ”).
Các quân nhân sẽ về thẳng phường, xã và thị trấn cùng Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ dân
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Tuấn Bảo, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh TP cho biết, sáng ngày 23/8, lực lượng chi viện từ Quân khu 7 sẽ xuống thẳng các xã, phường và thị trấn để bước vào thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
Cụ thể, 2.890 quân nhân sẽ chi viện về 310 xã, phường và thị trấn của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nhu cầu an sinh xã hội đến tận người dân; kết hợp tư vấn tuyên truyền cho người dân trong công tác chống dịch.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức ra quyết định về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh đối với các phường, xã, thị trấn thuộc”vùng cam” và “vùng đỏ”. Các phường, xã, thị trấn ra quyết định thành lập các Tổ công tác đặc biệt tại “vùng cam” và “vùng đỏ”.
Đồng thời, các địa phương tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Trong đó, từ 23/8 – 06/9, Công an, Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp với các quận, huyện, TP Thủ Đức tiến hành các chốt kiểm tra, lực lượng tuần tra để kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm.
Video đang HOT
Lập kho chứa thực phẩm hỗ trợ dân
Về chăm lo an sinh xã hội, Ban chỉ đạo yêu cầu Sở LĐ-TB&XH cùng các địa phương từ 22/8 – 25/8, bổ sung đầy đủ cho các đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh số 2, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ (miễn, giảm tiền điện, nước)
Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 triển khai 500.000 túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn. Từ 24/8 – 6/9, triển khai thêm 1,5 triệu túi an sinh trong kế hoạch.
Hai triệu túi anh sinh đã sẵn sàng để hỗ trợ dân
Về cung ứng hàng hóa, giao Sở Công Thương trên cơ sở hệ thống phân phối sẵn có của thành phố, phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương trong việc điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho thành phố.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức thành lập các Tổ cung ứng hàng hóa địa phương; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ cung ứng hàng hóa địa phương triển khai phương án cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
Rà soát, lựa chọn địa điểm tập kết hàng hóa để tiếp nhận hàng hóa từ hệ thống phân phối, tổ chức phân phối cho người dân; đánh giá năng lực hệ thống kho chứa, triển khai phương án trưng dụng, thiết lập kho chứa phù hợp, đảm bảo năng lực dự trữ lương thực, thực phẩm trên địa bàn để tổ chức cung ứng cho người dân.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Sở GTVT phối hợp Công an thành phố đảm bảo, tạo điều kiện lưu thông cho một số đối tượng, phương tiện vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu để kịp thời cung ứng, phân phối cho người dân.
Vào tận nhà dân để tiêm vắc xin
Về công tác xét nghiệm, Ban Chỉ đạo yêu cầu từ 22/8, Trung tâm điều phối xét nghiệm bổ sung vào Kế hoạch xét nghiệm một số đối tượng sau: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).
Đội tiêm lưu động sẽ vào tận nhà dân tiêm vắc xin
Về công tác tiêm vắc xin, TP ưu tiên tổ chức tiêm vắc xin ở “vùng đỏ” và ” vùng cam”:
Trong đó, đội tiêm vắc xin di động đến tận nhà dân để tiêm cho người không có điều kiện ra đường; tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời bà con từng hộ đến tiêm.
Tại khu chung cư, phối hợp với Ban quản lý chung cư, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối.
Về điều trị F0 tại nhà, giao Sở Y tế tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động trong ngày 22/8.
Tiếp nối các trạm y tế lưu động đã được thành lập vào ngày 20/8, Sở Y tế xây dựng lộ trình triển khai thành lập các trạm y tế lưu động còn lại với sự thống nhất của từng địa phương, chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thành lập 135 trạm y tế của 14 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, TP Thủ Đức) đi vào hoạt động trước ngày 24/8.
Giai đoạn 2: thành lập 225 trạm y tế của 18 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn) đi vào hoạt động trước ngày 27/8.
Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM
Ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký văn bản hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM.
Đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Trạm y tế lưu động có chức năng phát hiện các trường hợp diễn tiến nặng và chuyển tuyến kịp thời - Ảnh: THU HIẾN
Bộ Y tế cho biết trạm y tế lưu động thuộc trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc trung tâm y tế tuyến huyện.
Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19, bao gồm tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng test nhanh.
Tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19, bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
Tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Một trạm y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Trung tâm y tế tuyến huyện và lực lượng hỗ trợ bố trí đủ nhân lực cho trạm y tế lưu động hoạt động. Mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao.
Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác.
Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên phường, tổ dân phố... để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của trạm y tế lưu động.
Trước đó, ngày 19-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện về việc xây dựng kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, TP.HCM và các tỉnh phải thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để chủ động và tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3, giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.
Trong khi chờ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết, Sở Y tế yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP Thủ Đức khẩn trương xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động và sớm triển khai mô hình các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn.
Đến ngày 20-8, Sở Y tế TP.HCM khánh thành 6 trạm y tế lưu động, gồm 1 trạm ở quận 3 và 5 trạm tại quận 7.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tính đến ngày 21-8, TP.HCM có khoảng 19.781 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu, như vậy sẽ có hơn 400 trạm y tế lưu động được thiết lập.
6 trạm y tế lưu động chăm sóc F0 đầu tiên của TP.HCM hoạt động, dự kiến lập 400 trạm Ngày 20-8, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với các quận 3, 7 tổ chức lễ khánh thành 6 trạm y tế lưu động nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe của các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại nhà kịp thời hơn. Khánh thành trạm y tế lưu động ở phường 11, quận 3 - Ảnh: H.L. 6 trạm đầu tiên...