Tp.HCM: Cao ốc hơn 5.600 tỷ bị “cắt phăng” 8 tầng
UBND Tp. HCM vừa có thông báo chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch và phương án kiến trúc dự án Tháp SJC thuộc khu tứ giác Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành, quận 1).
Cụ thể, giảm chiều cao công trình giảm xuống còn 199,8m với việc “cắt phăng” 8 tầng, từ 54 tầng xuống còn 46 tầng; chuyển chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ – căn hộ bán và cho thuê thành chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ – căn hộ cho thuê.
UBND Tp. HCM cũng cho biết, với sự điều chỉnh này, toà tháp không còn chức năng căn hộ bán.
Theo quy hoạch trước đó, Tháp SJC gồm 54 tầng cao và 6 tầng hầm với tổng mức đầu tư sau thuế ước tính là 5.633 tỷ đồng. Dự án tọa lạc tại trung tâm Sài Gòn với 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Trung Trực – Lê Lợi. Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Dự án được thành phố giao cho Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn làm chủ đầu tư sau đó được chuyển giao lại cho Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương.
Video đang HOT
Sài Gòn Kim Cương được thành lập vào năm 2007 để thực hiện đầu tư khu phức hợp SJC Tower. Doanh nghiệp này có 4 cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Tuy nhiên, sau đó cổ đông của công ty có thay đổi. Hiện Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Tp.HCM nắm 40%, sổ cổ phần còn lại do 2 công ty liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nắm giữ là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star (42%) và VIPD Group (18%).
Báo cáo tài chính năm 2016 cho thấy, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương chỉ có doanh thu 253 tỷ đồng trong khi chi phí vận hành doanh nghiệp lớn khiến công ty rơi vào thua lỗ 32 tỷ đồng. Trước đó, năm 2015 công ty đã lỗ 19,2 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết năm 2016, công ty lỗ hơn 200 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2016 tổng cộng tài sản công ty hơn 407 tỷ đồng, giảm gần 70 tỷ đồng so với đầu năm; vốn chủ sở hữu còn hơn 382 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu hơn 586 tỷ đồng.
Theo Vneconomy
Toàn cảnh dự án cao ốc 55 tầng của Bitexco giữa trung tâm TP.HCM vừa được đổi sang chủ đầu tư mới
Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có tờ trình UBND TP.HCM đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án khu văn phòng - thương mại - dịch vụ - căn hộ ở - khách sạn 6 sao và văn phòng (officetel) tại khu tứ giác Bến Thành, quận 1, TP.HCM (dự án Spirit of Saigon).
Theo đó, hiện Văn phòng Đăng ký đất đai TP đã thực hiện thủ tục cập nhật biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang cho Công ty TNHH Saigon Glory. Thời gian thực hiện dự án được thay đổi đến năm 2021 thay vì năm 2017 phải xong như quy định tại văn bản chấp thuận đầu tư của UBND TP.HCM.
Trước đó, năm 2013 UBND quận 1 chấp thuận cho Bitexco làm chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án, Bitexco đã góp vốn với Công ty TNHH Saigon Glory theo hợp đồng góp vốn với tài sản góp vốn được định giá là 7.000 tỉ đồng (gồm giá trị quyền sử dụng đất là 4.200 tỉ đồng và tài sản của dự án là 2.800 tỉ đồng).
Như vậy, bản chất dự án này vẫn thuộc quyền sở hữu của Bitexco. Dự án chỉ đổi pháp nhân chủ đầu tư là Công ty TNHH Saigon Glory. Được biết, công ty này mới được thành lập hồi tháng 6/2018 do ông Vũ Quang Bảo là người đại diện pháp luật, em trai ông chủ Bitexco là ông Vũ Quang Hội.
Khu đất xây dựng dự án là 8.600 m2 được giới hạn bởi các tuyến đường Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm và đường Calmette, quy mô 46-55 tầng (trong đó có sáu tầng hầm) với tối đa 420 căn hộ ở.
Hiện công trình vẫn đang trong giai đoạn xây dựng dở dang.
Ngoài dự án trên, hiện trên địa bàn TP.HCM, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco cũng có thêm một vài dự án khác và tất cả các dự án đều bị chậm tiến độ. Chẳng hạn Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco có dự án tại khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (hay còn gọi là khu Mả Lạng) tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 được triển khai từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng.
Ngay cạnh khu đất tứ giác trên, Bitexco còn được TP.HCM giao chủ trương di dời, giải toả khu đất hiện nay là bệnh viện Sài Gòn để xây cao ốc. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm qua, dự án này vẫn "án binh bất động" do chưa thực hiện được phương án đền bù giải toả.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Cận cảnh cao ốc Bạc Liêu Tower xây thời Trịnh Xuân Thanh bị rao bán Sau 6 lần đấu giá không thành công, tòa nhà Bạc Liêu Tower được Trịnh Xuân Thanh cho xây khi là sếp PVC tiếp tục bị rao bán lần thứ 7 với giá khởi điểm chỉ trên 147 tỷ đồng, trong khi được đầu tư tới 239 tỷ. Công ty Bán đấu giá tài sản Nguyên Tâm (TP Cần Thơ) vừa thông báo...