TP.HCM cảnh báo: Không đi làm, không đi học nếu sốt, ho, đau rát họng
Cảnh báo của TP.HCM được đưa ra trước thực trạng học sinh bắt đầu trở lại trường, nhiều người lao động trở lại công ty.
Hôm nay (ngày 4/5) là ngày học sinh lớp 9 và lớp 12 tại TP.HCM đã trở lại trường, nhiều công ty cũng bắt đầu cho nhân viên đến văn phòng làm việc thay vì làm việc từ xa. Trước tình hình này và những lo ngại về dịch COVID-19 còn tiềm ẩn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCHC) vừa phát đi ba cảnh báo gửi tới toàn dân trên địa bàn.
Theo đó, HCDC cảnh báo: Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau rát họng,… thì không đi làm, không đi học; liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn. HCDC cũng cảnh báo người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hạn chế ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết. Trong mọi trường hợp tiếp xúc, người dân cần chú ý giữ khoảng cách an toàn.
Học sinh TP.HCM bắt đầu trở lại trường theo từng khối lớp, nhiều người lao động bắt đầu đến công ty làm việc từ ngày 4/5.
Mặc dù tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn đã cơ bản được kiểm soát, đã gần 1 tháng không phát hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng nhưng đêm 3/5 đã có thêm một trường hợp dương tính là bệnh nhân 271 (quốc tịch Anh) nhập cảnh vào Việt Nam. Đến sáng 4/5, HCDC cho biết, bệnh nhân này đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Liên quan tới bệnh nhân 271 nói trên, 12 người khác cùng đoàn nhập cảnh vào Việt Nam đã được cách ly theo dõi. Theo HCDC, người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất phải cách ly tập trung, được lấy mẫu xét nghiệm 4 lần vào lúc mới cách ly, ngày thứ 5, thứ 10 sau khi cách ly và trước khi rời khỏi khu cách ly.
Ngoài ra, TP.HCM còn đang điều trị cho một ca nhiễm COVID-19 khác (bệnh nhân 91, cũng là người Anh), phi công Vietnam Airlines với tiên lượng còn nặng.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
BS Trương Hữu Khanh: Đi học hay ở nhà cũng phải công bằng với trẻ
Theo TS.BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đi học hay ở nhà vẫn phải công bằng với trẻ và phải phòng ngừa cho chúng ở bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa.
Chỉ trong vòng hai ngày, tranh cãi nghỉ hết tháng hai hay hết tháng 3 diễn ra nảy lửa trên các diễn đàn mạng xã hội.
Bác sĩ Khanh cho biết: "việc TP.HCM kiến nghị cho nghỉ học đến hết tháng 3 gây ra nhiều hoang mang cho người dân, các nhà quản lý vẫn chưa đưa ra được lý do thuyết phục nên vẫn gây tranh cãi. Nhiều người rối rít gọi cho tôi hỏi trẻ đi học được chưa".
Rõ ràng, về mặt lý thuyết tháng 3 thời tiết ấm hơn thì nguy cơ nhiễm bệnh ít hơn. Nhưng thực tế, kiến nghị nghỉ đến hết tháng 3 là vì học sinh vẫn còn quỹ thời gian để học.
Còn nếu chỉ nói do tình hình dịch bệnh phức tạp, người dân sẽ đặt lại câu dịch Covid - 19 ở Việt Nam có nhiều "tin vui" vậy tại sao lại kiến nghị cho nghỉ hết tháng 3, sẽ làm cho người dân hoang mang. Họ sẽ đồn thổi các thông tin thất thiệt.
Bác sĩ Khanh cho biết, về vấn đề an toàn cho trẻ, đến giờ người ta vẫn chưa thể khẳng định thời điểm hết tháng 3 có an toàn hay không. Đến thời điểm này TP.HCM chưa phải là vùng dịch. Nếu đưa ra quyết định cho trẻ nghỉ hết tháng 3 cũng có thể gây quan ngại, quyết định không hợp lý.
Bác sĩ Khanh cho biết qua các công văn của nhà quản lý về việc cho trẻ nghỉ học đều chưa đưa ra lý do thuyết phục và chưa thấy đặt ra công bằng với trẻ nhỏ.
"Tình hình dịch bệnh hiện nay cũng không có nhiều vấn đề còn người dân nghi ngờ vì sao lại chưa cho đi học thì tôi không thể giải thích được. Thực tế sự hoảng loạn sẽ ghê gớm hơn ảnh hưởng của virus Corona" - bác sĩ Khanh nói.
Ngoài ra, kể cả SARS, MERS Cov, Covid - 19 đều rất ít mắc ở trẻ con. Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêm phòng sởi, thủy đậu ít nhiều có thể do kháng thể này có chức năng bảo vệ chéo nên giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 9 tuổi.
Ở bất cứ hoàn cảnh nào với trẻ đều cần phòng bệnh. Có thể cho trẻ đeo khẩu trang vải. Sử dụng khẩu trang y tế nếu trẻ không biết dùng sẽ nguy hiểm hơn là không dùng. Khẩu trang y tế đeo khiến trẻ có thể khó chịu hơn khẩu trang vải.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo chỉ cần thường xuyên đeo khẩu trang, lau chùi tẩy trùng sẽ đảm bảo giúp trẻ phòng bệnh.
Cách tốt nhất trong mùa dịch này, cha mẹ cần nhớ để chăm sóc con đó là: Trẻ cần ngủ sớm. Ngủ trễ nhiều ngày sẽ không có sức đề kháng.
Không sử dụng nhiều máy tính bảng, ti vi, như vậy trẻ sẽ không vận động. Nghỉ học thì không được tụ tập đông người vì như thế sẽ có nguy cơ lây bệnh.
Tìm cách cho trẻ tập thể dục, nếu không sẽ tăng cân béo phì vì ở nhà trẻ ít vận động.
Theo infonet
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải an toàn, an tâm mới cho học sinh đi học trở lại Tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (nCoV) với các Bộ, ngành, địa phương, diễn ra sáng nay (14/2), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh "tinh thần là phải an toàn, an tâm" thì mới cho học sinh đi học trở lại. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu chính quyền,...