TP.HCM cần thêm 12.000 nhân viên y tế, kiến nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ
Nhu cầu nhân lực tại TP.HCM đang rất lớn trong bối cảnh số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Tổ điều phối nhân lực chống dịch của thành phố đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ.
Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân, Tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, vừa có báo cáo về lực lượng tham gia chống dịch của TP.HCM.
Theo Tổ điều phối, TP.HCM cần bổ sung 12.000 người gồm 2.800 bác sĩ; 8.200 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia công tác phòng, chống dịch để phục vụ tại khu cách ly, điều trị F0 và khối cấp cứu.
Đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn hồi sức
Khó khăn hiện nay của TP.HCM là số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng gia tăng, thành phố rất cần lực lượng bác sĩ, điều dưỡng đủ trình độ khám, điều trị bệnh nhân Covid-19 từ tầng 2 đến tầng 5 trong mô hình tháp 5 tầng.
Trong đó, TP đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn về hồi sức, hồi sức tích cực, hồi sức nâng cao.
TP.HCM đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn hồi sức. Ảnh: Duy Hiệu.
Trong khi đó, những ngày gần đây, tình hình dịch tại Bình Dương, Đồng Tháp cũng diễn biến phức tạp, do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo rút 2 đoàn bệnh viện Trung ương đang hỗ trợ bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM đến hỗ trợ Đồng Tháp.
Hơn 2 tháng qua, dịch diễn biến phức tạp nên lực lượng nhân viên y tế thành phố đang trong tình trạng quá tải về sức khỏe, cần hoạt động thiết thực để khích lệ tinh thần.
Ngoài ra, lực lượng thanh niên xung phong chỉ đáp ứng 200 người làm việc 24/7 theo nhu cầu của Bộ Tư lệnh TP, trong khi Bộ cần tăng cường 300 người.
Đề nghị Bộ Quốc phòng huy động nhân lực hỗ trợ
Về giải pháp, thời gian tới, Sở Y tế cùng Sở Nội vụ sẽ sắp xếp lại nhân lực y tế để phân bổ hợp lý cho lĩnh vực dự phòng và điều trị, tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị để giảm tỷ lệ tử vong.
Video đang HOT
Thành phố dự kiến chuyển 50% giảng viên, sinh viên đang hỗ trợ lấy mẫu, xét nghiệm tại địa phương sang thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc F0 tại khu cách ly tập trung quận, huyện, TP. Thành phố huy động 2.000 giảng viên, sinh viên có chuyên môn y tế, 1.000 nhân viên y tế thuộc bệnh viện thành phố, 1.000 nhân viên y tế bệnh viện ngoài công lập tham gia bệnh viện điều trị Covid-19, đội vận chuyển cấp cứu 115, và taxi chuyển bệnh.
TP.HCM sẽ sắp xếp lại lực lượng y tế tham gia chống dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Tổ công tác kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục huy động nhân lực từ các tỉnh thành, địa phương hỗ trợ TP.HCM, tập trung lực lượng có khả năng làm hồi sức để phục vụ công tác điều trị tại các bệnh viện tầng 4, 5. Tổ đề nghị các đoàn bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và các tỉnh đã tham gia hỗ trợ TP.HCM sẽ tiếp tục cho đến khi dịch cơ bản được kiểm soát, không rút nhân sự nhưng có thể cử người thay thế luân phiên.
Tổ công tác cũng đề xuất Bộ Quốc phòng, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tăng lực lượng y bác sĩ, điều dưỡng tham gia bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19, điều tra, truy vết, xét nghiệm và tiêm vaccine. Thành phố tiếp tục huy động lực lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch.
Báo cáo của Tổ công tác cho thấy thành phố hiện có 57.638 người đang công tác trong ngành y tế, trong khi đó, lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch là 20.087 người.
Về nguồn nhân lực hỗ trợ, TP.HCM đã tiếp nhận 4.208 người từ 44 bệnh viện trực thuộc bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành. 7.012 tình nguyện viên đăng ký tham gia chống dịch.
Sở Nội vụ cũng nhận được đề xuất tham gia hỗ trợ của 45 cơ quan từ khối chính quyền với 2.824 người. Khối Đảng, đoàn thể có tổng cộng 53.542 người tham gia.
Theo đó, Tổ đã phân bổ 10.138 người cho 22 địa phương; 792 người phục vụ chăm sóc y tế tại các cơ sở cách ly tập trung F0; và gần 20.000 người tại các khối điều trị Covid-19.
Cháy nhà, 6 người chết ở Thủ Đức: Vì sao cháy nhỏ mà nhiều người chết?
Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng 30-3 tại căn nhà cấp 4 ở phường Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) không quá lớn nhưng hậu quả khiến 6 người trong một gia đình thiệt mạng.
Cụ Võ Thị Biết (73 tuổi), mẹ của bà Bùi Thị Loan, khóc ngất tại hiện trường - Ảnh: MINH HÒA
Vấn đề đặt ra sau vụ cháy là làm cách nào để phòng ngừa và thoát nạn, cho tới lúc lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp tiếp cận được hiện trường.
Nhà bít bùng, không lối thoát
Ghi nhận tại hiện trường căn nhà bị cháy: tứ phía bít bùng, chỉ có một lối ra vào là cửa chính nhưng bị 5 chiếc xe máy chắn ngang.
Khi ngọn lửa bùng lên, 6 người trong gia đình đang ngủ say bên trong không thể thoát nạn và ngạt chết. Người duy nhất sống sót nằm ngủ phía bên ngoài cũng bị phỏng nặng trong lúc tìm cách cứu người thân.
Thông tin về vụ cháy, ông Nguyễn Đức Hiền - chủ tịch UBND phường Cát Lái - cho biết do nhà chật nên gia đình này thường để 5 xe máy ở phòng khách chắn hết cửa ra vào và khóa cửa ngủ.
Khi xảy ra hỏa hoạn, chính số xe máy này bắt lửa, cản lối thoát của các nạn nhân dẫn tới 6 người trong gia đình này thiệt mạng.
Các nạn nhân gồm: bà Bùi Thị Loan (53 tuổi, chủ hộ) và các con cháu bà Loan là anh Lục Kiến Oai (27 tuổi, con trai), chị Lục Tuyết Trinh (25 tuổi, con gái), chị Bùi Thúy An (24 tuổi, con dâu), bé Lục Thái Nghi (7 tuổi, cháu nội) và bé Lục Kiến Phong (2 tháng tuổi, cháu ngoại). Vụ cháy còn khiến toàn bộ ngôi nhà cấp 4 khoảng 60m2 cùng số xe máy trên và vật dụng sinh hoạt gia đình bị thiêu rụi.
Công an TP.HCM cho biết khoảng 1h15 ngày 30-3 có nhận được tin báo cháy nhà dân tại 899 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái. Do vụ cháy xảy ra trong đêm khuya và người dân phát hiện muộn nên khi lực lượng chữa cháy có mặt thì lửa đã bùng lớn.
Lúc đám cháy được khống chế, chỉ còn một nạn nhân sống sót là ông Lục Chân Tâm (54 tuổi, chồng bà Loan). Hiện ông Tâm đang cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).
Phía UBND TP Thủ Đức cũng tổ chức họp khẩn, đến thăm hỏi, động viên và trao tổng số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng cho người thân gia đình ông Tâm.
Bình tĩnh: yếu tố sống còn
Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, vụ cháy nhỏ nhưng thời điểm xảy ra ban đêm nên gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng. Trước đó, rạng sáng 25-3, một vụ cháy tại một con hẻm đường Cao Lỗ (P.4, Q.8) khiến 3 người gồm hai vợ chồng cùng con gái chết cháy.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những trường hợp này chiều 30-3, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng - phó trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an TP.HCM - chia sẻ nguyên tắc tối ưu vẫn là phải phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ.
Trong trường hợp đám cháy đã xảy ra và còn đang ở mức độ nhỏ thì cần phải hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh ứng cứu, hỗ trợ kịp thời. Trong thời điểm này cần phải bình tĩnh sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy có trong nhà, mền chăn nhúng nước để kiểm soát, dập tắt đám cháy.
Trong trường hợp đã xảy ra cháy lớn thì nguyên tắc đầu tiên vẫn phải bình tĩnh, bình tĩnh để thoát hiểm chứ không phải để dập lửa. Người dân cần tìm các lối thoát khác tránh khu vực cháy như cửa sổ, bancông để thoát ra ngoài.
Nếu không còn phương án khác thì phải băng qua lửa khói, lúc này người dân phải bình tĩnh lấy mền nhúng nước quấn quanh người và dùng khăn tẩm nước bịt mũi, miệng rồi băng qua đám cháy.
Nếu không thể thoát ra được nữa thì phải tìm cách kéo dài sự sinh tồn: lấy khăn ướt, mền ướt quấn quanh người để không bị phỏng, đồng thời nằm rạp xuống nền nhà vì đây là nơi duy nhất còn dưỡng khí trong lúc cháy.
Càng chạy tới chạy lui thì càng dễ chết, chỉ cần chạy vài bước sẽ ngạt và ngã gục ngay. Ngay cả người băng qua đám cháy cũng phải lăn qua chứ không lao thẳng vào vùng khói.
"Nếu kéo dài được sự sinh tồn đến khi lực lượng chuyên nghiệp tới thì sẽ được cứu, còn khi chúng tôi tới mà nạn nhân đã mất thì cũng bất lực", ông Trưởng nói.
Còn trung úy Nguyễn Nhật Phương - đội công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an TP.HCM, người thường xuyên tham gia giải cứu các nạn nhân mắc kẹt trong những vụ cháy - cho biết phải thật sự bình tĩnh, tránh hoảng loạn thì khả năng sống sẽ cao.
Khi cháy đã lớn, người bên trong phải làm ướt cơ thể, sau đó cúi người men theo các bức tường để thoát thân. Người bên ngoài phải am hiểu địa hình bên trong căn nhà thì mới được vào ứng cứu, người lạ liều mạng vào rất dễ bị mắc kẹt và tử nạn theo.
Về phương án an toàn phòng chống cháy nổ, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng khuyên người dân nên lắp các thiết bị báo cháy tự động. Chi phí lắp đặt không cao nhưng chỉ cần có khói hay lửa nhỏ thì thiết bị sẽ báo động ngay để người dân thoát thân.
"Các thiết bị này nhà nào cũng lắp được. Nhiều thiết bị còn liên kết với trung tâm 114, chỉ cần xảy ra cháy có khi người nhà còn chưa biết nhưng chúng tôi đã nắm được và ứng cứu kịp thời", ông Trưởng nói.
Cẩn thận mùa nắng nóng
Trước tần suất các vụ cháy xuất hiện nhiều trong mùa nắng nóng, cơ quan công an khuyến cáo:
Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà; trường hợp cần thì chỉ dự trữ số lượng ít và để nơi riêng biệt.
Ôtô, xe máy, các phương tiện và dụng cụ có xăng dầu, chất dễ cháy phải để xa bếp, nguồn sinh nhiệt. Không để ôtô trong nhà ở để phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện vào ban đêm...
5 ngày 2 vụ cháy khiến 9 người chết, Công an TP.HCM ra khuyến cáo khẩn Công an TP.HCM vừa ra khuyến cáo khẩn, vì chỉ sau 5 ngày, thành phố xảy ra 2 vụ cháy lớn khiến 9 người chết thương tâm. Ngày 30/3, Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát đi khuyến cáo khẩn đến người dân về công tác phòng chống cháy nổ. Theo PC07, tình hình cháy, nổ ở hộ gia...