TP.HCM: Cán bộ bị dồn việc khi giảm gần 2.300 người
Các đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng nếu giảm 2.299 người hoạt động không chuyên trách, với số cán bộ còn lại thì khó đảm đương công việc.
Sáng 9-7, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm đã trình HĐND TP về quy định số lượng, chức danh và chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở phường/xã, thị trấn.
Giảm 2.299 người không chuyên trách
Theo ông Lê Thanh Liêm, tới đây TP sẽ giảm 2.299 người hoạt động không chuyên trách ở phường/xã, thị trấn (từ 6.787 người xuống 4.368 người). Việc này là thực hiện theo Nghị định 34 của Chính phủ. Theo đó, những đơn vị hành chính phường/xã, thị trấn loại 1 sẽ giảm từ 22 xuống còn 14 người. Còn đơn vị loại 2 giảm từ 20 xuống còn 12 người và đơn vị loại 3 giảm từ 19 xuống 10 người.
Với 2.299 người hoạt động không chuyên trách phải nghỉ việc, UBND TP đề nghị được hỗ trợ thêm mỗi năm công tác với mức trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương theo trình độ chuyên môn. Sở Nội vụ dự kiến mức kinh phí chi trả chế độ cho số người trên là 120 tỉ đồng (tính theo bình quân số năm công tác là 10 năm/người).
Tại UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM), cán bộ không chuyên trách mảng tư pháp – hộ tịch có khối lượng công việc rất lớn. Ảnh: LÊ THOA
Giảm người, cán bộ còn lại khó làm việc
Trước vấn đề trên, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Huỳnh Đặng Hà Tuyên (quận Bình Tân) cho rằng TP.HCM là đô thị lớn, có nhu cầu rất lớn về bộ máy chính quyền để giải quyết các vấn đề an sinh, xã hội. Riêng quận Bình Tân, hiện nay đã có gần 800.000 nhân khẩu, trong đó phường Bình Hưng Hòa A có đến hơn 126.000 dân.
Theo bà Tuyên, với số dân đó thì phường Bình Hưng Hòa A cần có 65 cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách để đảm đương, cho thấy áp lực với mỗi cán bộ là rất lớn. Nếu theo Nghị định 34 thì số cán bộ của phường phải giảm gần phân nửa, xuống còn 37 người. “Nếu được HĐND TP thông qua tờ trình của UBND TP thì chỉ còn gần một tháng nữa sẽ áp dụng, như vậy là rất áp lực. Chúng ta phải giải quyết việc làm đối với số lượng cán bộ dôi dư. Trong khi đó với số cán bộ còn lại thì khó đảm đương công việc” – bà Tuyên nói.
Từ đó, bà Tuyên đề nghị UBND TP xem xét, nên có chỉ đạo, giao cho UBND quận/huyện xây dựng lộ trình thực hiện. Vì nếu giảm đột ngột sẽ gây khó cho địa phương. Đồng thời, phải cho địa phương chủ động, có thời gian bố trí sắp xếp cho phù hợp thực tế mỗi quận/huyện. Được biết, bà Tuyên đang công tác tại UBND phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) với hơn 75.000 dân, dự kiến phường này sẽ giảm 22/53 cán bộ.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung (quận 7) cho rằng với nhu cầu giải quyết hồ sơ ngày càng tăng, cán bộ không chuyên trách tham gia làm việc rất nhiều, dù có thu nhập tăng thêm nhưng vẫn còn rất khó khăn và áp lực.
Video đang HOT
Bà Nhung dẫn chứng có một chức danh của cán bộ không chuyên trách ở địa phương là “cán bộ kinh doanh phụ trách lao động – thương binh và xã hội”. Cán bộ phụ trách kinh doanh ở phường/xã sẽ quản lý, thống kê, giám sát, kiểm tra, cập nhật tình hình hoạt động, thành lập của tất cả doanh nghiệp trên địa bàn. Còn cán bộ phụ trách lao động – thương binh và xã hội thì cũng cực không kém. “Vì nếu địa phương nào mà có đông người có công, cán bộ hưu trí, dù trả tiền lương hưu qua công nghệ nhưng việc điều tra, nắm bắt tình hình vẫn còn rất cực” – bà Nhung nói.
Theo bà Nhung, với hơn 6.700 cán bộ không chuyên trách hiện nay mà giảm 2.299 người thì giải pháp nào cho những con người này. “Chúng ta có phương án giải quyết như thế nào, lộ trình ra sao, chứ không phải cứ bù đắp một khoản tiền nhất định cho họ mà làm đột ngột. Nếu vừa mất việc ngay sau dịch COVID-19 nữa thì rất khó khăn, chúng ta phải quan tâm” – bà Nhung nói.
Cần có hướng phát triển, hỗ trợ phù hợp
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đánh giá thời gian qua, sau dịch COVID-19, lãnh đạo TP đã kịp thời có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, khôi phục các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội với nhiều mô hình mới, sáng tạo và hiệu quả.
Tuy nhiên, bà Lệ cho rằng do ảnh hưởng của dịch, một số lĩnh vực, ngành nghề gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình là ngành du lịch và người lao động trên lĩnh vực này đang chịu những tác động nghiêm trọng do lượng khách đến TP giảm mạnh. Sản xuất công nghiệp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp do vốn sản xuất, kinh doanh hạn chế nên không chủ động nguồn nguyên liệu trước những biến động của thị trường… Thị trường xuất khẩu thu hẹp, nhất là các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Từ đó, bà Lệ cho rằng cần xây dựng định hướng phát triển và những chính sách hỗ trợ phù hợp.
Tháng 9, hoàn tất bồi thường cho dân Thủ Thiêm
Tại kỳ họp, ông Lê Thanh Liêm cho biết đã phê duyệt chính sách giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trong phần diện tích 4,39 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An (quận 2).
Theo tiến độ, tháng 8-2020 sẽ hoàn tất việc xử lý hồ sơ, ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với từng hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
Tháng 9-2020 sẽ hoàn tất tổ chức bàn giao nền đất, căn hộ chung cư và chi trả bổ sung bằng tiền cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
"Bơm" 17.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thực hiện thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, phức tạp, vùng ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trước đòi hỏi có một giải pháp lâu dài cho vùng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng NTM vùng ĐBSCL.
666 xã được công nhận đạt chuẩn NTM
ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 27,4% và dân số 18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước.
Giai đoạn 2016-2019, nông nghiệp của vùng đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 3%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành (2,7%/năm). Nông nghiệp ĐBSCL đóng góp khoảng 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung của vùng ĐBSCL.
Nông dân Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết, mặc dù có thời điểm hạn mặn gay gắt, nhưng anh đã dự trữ sẵn nước ngọt trong ruộng và sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trong nhà lưới theo công nghệ của Israel nên cây trồng không bị ảnh hưởng. Ảnh: Xây Ly
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản ĐBSCL đạt trên 8,5 tỷ USD chiếm 56,7% kim ngạch xuất khẩu chung của vùng và chiếm khoảng 20,1% kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó gạo chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; cá tra chiếm 95%; tôm chiếm 60% và trái cây chiếm 65%.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng, nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, hiệu quả và thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Đến nay, vùng ĐBSCL đã có 18 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và 666 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 51,83% tổng số xã trong khu vực), bình quân 16,65 tiêu chí/xã.
Các tiêu chí đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao gồm: Quy hoạch, lao động, quốc phòng và an ninh, thông tin và truyền thông... Các tiêu chí đạt chuẩn chiếm tỷ lệ thấp gồm: môi trường, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, hộ nghèo...
Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, khi là một trong những đồng bằng chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Các hoạt động phát triển thượng nguồn sông Mekong, đặc biệt là thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống đã làm suy giảm nhanh diện tích rừng, thảm thực bì, thay đổi quy luật dòng chảy và lượng phù sa khi vào đến địa phận vùng châu thổ của Việt Nam.
Những điểm bất hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế nội tại của vùng bắt đầu bộc lộ như: canh tác nông nghiệp thâm canh chạy theo năng suất và số lượng, sử dụng nhiều phân bón vô cơ và hóa chất nông nghiệp dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông ngòi, khai thác sử dụng nước ngầm làm sụt lún đất, việc khai thác cát quá mức dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển.
Hệ thống canh tác nông nghiệp cả trồng trọt và thủy sản đều chưa thích ứng tốt với các biến đổi của lũ và hạn mặn nên đã chịu nhiều thiệt hại.
Ông Mai Lam Phương ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã trồng được thanh long trong nước mặn dưới tán rừng nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Ảnh: Xây Ly
Phát triển bền vững, tôn trọng quy luật tự nhiên
Bộ NNPTNT cho biết, chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020, trong đó nhấn mạnh một số quan điểm chính như: Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên.
Chủ động, tích cực thích ứng và tận dụng cơ hội từ BĐKH, coi nước mặn và nước lợ là nguồn tài nguyên cho phát triển. Xem xét các kịch bản cực đoan để chuẩn bị các giải pháp giải quyết tình huống khẩn cấp, đặc biệt là các kịch bản thiên tai có ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Chương trình đưa ra 9 nhóm giải pháp thực hiện: Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng và tỉnh ĐBSCL theo hướng bền vững và thích ứng với BĐKH; Huy động đa dạng nguồn lực, thu hút đầu tư tư nhân theo cơ chế PPP. Đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị; Phát triển khoa học công nghệ; Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường; Phát triển nguồn nhân lực; Rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù; Tăng cường liên kết vùng và tiểu vùng; Tăng cường hợp tác quốc tế...
Thay đổi tư duy an ninh lương thực dựa vào cây lúa, xoay trục chiến lược sang thủy sản-trái cây-lúa gạo phù hợp với thị trường, tuy nhiên phải dựa trên hệ thống canh tác đã hình thành và điều chỉnh dần trong tương lai...
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm đến năm 2030 và tiếp tục duy trì ở mức trên 3% đến 2045. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn đến 2030 tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018 và đến 2045 tăng ít nhất 2,5 lần so với 2030. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động đến 2030 và xuống dưới 20% đến 2045. Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 30% đến 2030 và trên 50% đến 2045.
Về mục tiêu môi trường, phấn đấu tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững trên 20% đến 2030 và 50% đến 2045. Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 50% đến 2030 và 70% đến 2045. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30% đến 2030 và 50% đến 2045, không còn sử dụng nước ngầm cho sản xuất. Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 50% đến 2030 và 80% đến 2045.
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp năm 2030 xuống 20% so với 2010 và năm 2045 xuống 40% so với 2010.
Kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình tổng thể (không gồm nguồn vốn đầu tư) khoảng 17.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước: 5.500 tỷ đồng; vốn tư nhân 12.000 tỷ đồng.
2 trụ điện nằm dưới lòng đường Trên đường Châu Thới (đường vào chùa Châu Thới), khu phố Châu Thới, phường Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương có hai trụ điện án ngữ dưới lòng đường. Đường này mới nâng cấp, thay vì trụ được dời vào vị trí trên lề đường nhưng đơn vị thi công vẫn để nằm dưới lòng đường. Nhiều người chạy xe máy đã...