TPHCM “cấm tiệt” thư mời họp bằng giấy
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 20/7, đơn vị nào còn dùng thư mời họp bằng giấy sẽ bị phê bình. “Mỗi chuyện thư mời điện tử, rất đơn giản mà không làm được làm sao xây dựng chính quyền điện tử”, ông Tuyến nói.
Ngày 29/6, UBND TPHCM đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, TP (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, TP (PCI).
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết quan điểm của lãnh đạo TP là trong năm 2016, dù thứ hạng chỉ số PAPI và PCI không tăng, thậm chí có giảm nhưng các tiêu chí đánh giá phải có sự tiến bộ, tăng trưởng.
Người dân, doanh nghiệp đến làm thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Phú
Theo ông Tuyến, việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chỉ số trong hệ thống chính trị và ra ngoài xã hội còn yếu kém, thậm chí nhiều cán bộ không biết 2 chỉ số PAPI và PCI là gì. Vì vậy, ông Tuyến yêu cầu phải đẩy mạnh công tác này để người dân hiểu và tham gia cùng chính quyền.
Video đang HOT
Ông Tuyến cho rằng, nếu muốn phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền mà chỉ là công việc từ bộ máy thì thành công sẽ rất hạn chế. Việc này phải có sự đồng thuận, chia sẻ của toàn xã hội.
“Ví dụ chống tham nhũng, bản thân anh dùng đồng tiền mua chuộc cán bộ để công việc nhanh, trôi chảy, thậm chí việc đó sai thì làm sao có thể xây dựng chính quyền trong sạch. Vấn đề này phải là trách nhiệm cộng đồng”, ông Tuyến đặt vấn đề và yêu cầu các đơn vị đến giữa tháng 7 phải triển khai kế hoạch về cải thiện 2 chỉ số, ít nhất là đến tổ dân phố.
Ông Tuyến cũng gợi ý Mặt trận Tổ quốc thành phố giúp cho Thành ủy, UBND TP khảo sát, đánh giá theo những tiêu chí của chỉ số PAPI để kiểm tra xem chính quyền các cấp triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như thế nào. “Chính quyền nói thực hiện tốt quy chế dân chủ mà người dân không biết quyền hạn của mình thì không được”, ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cho rằng, thông qua 2 chỉ số trên sẽ góp phần xây dựng chính quyền điện tử công khai, minh bạch. Thời gian tới, TP sẽ thẩm định đề xuất của Sở Thông tin – Truyền thông về mô hình chính quyền điện tử từ xã – phường – thị trấn đến sở, ngành.
Theo ông Tuyến, nhiều nơi việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ và phát huy tối đa nguồn lực của mình, nói cách khác là lãng phí. Hiện còn tình trạng mạnh ai nấy làm, không có sự liên thông.
Cũng theo ông Tuyến, TP đã có văn bản chỉ đạo, chậm nhất 15/7, thư mời họp nơi nào còn sử dụng giấy nữa là phê bình. Ông cho biết vừa rồi lãnh đạo TP đi làm việc với tỉnh Hà Giang thì thấy thư mời đều được gửi qua mạng.
“Nếu các đồng chí không làm kịp thì chậm nhất là 20/7. Người ta làm hết rồi, còn mình vẫn còn “cái bệnh” song hành vừa thư mời giấy, vừa thư mời điện tử. Đến một lúc nào đó, UBND TP sẽ không dự bất cứ nội dung họp của sở ngành, quận huyện mà gửi thư mời giấy. Mỗi chuyện thư mời điện tử, rất đơn giản mà không làm được làm sao xây dựng chính quyền điện tử”, ông Tuyến nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Nhập máy y tế cũ, đổ tại đối tác gửi... nhầm
Buôn lậu bị phát giác, Hồng Anh lập tức cầu cứu đối tác gửi thư điện tử cáo lỗi với nội dung gửi nhầm hàng. Tuy nhiên, hành động "chữa cháy" ấy không được các cơ quan bảo vệ pháp luật chấp nhận.
Bị cáo Phạm Hồng Anh tại phiên tòa
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, Phạm Hồng Anh (SN 1973, trú ở phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về tội "Buôn lậu", theo khoản 2, Điều 153-BLHS. Thời điểm bị bắt, Phạm Hồng Anh là Giám đốc Công ty Thương mại và kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A, trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (gọi tắt là Công ty A.N.N.A).
Quá trình xét xử làm rõ, công ty của Phạm Hồng Anh được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế từ năm 2007 đến năm 2013. Cuối năm 2013, với tư cách Giám đốc Công ty A.N.N.A, Hồng Anh ký hợp đồng ủy thác với một doanh nghiệp để nhập khẩu 1 máy phân tích sinh hóa hiệu Hitachi 917, thiết bị chuyên dụng trong khám chữa bệnh. Theo thỏa thuận, Công ty A.N.N.A có trách nhiệm nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và phải "nguyên đai, nguyên kiện".
Ký được hợp đồng với đối tác, Hồng Anh nhanh chóng liên hệ và đặt mua 1 máy sinh hóa với nhãn hiệu nêu trên từ Công ty Fameco của nước Pháp. Trong quá trình thương thảo và đặt mua thiết bị y tế từ doanh nghiệp nước ngoài, Giám đốc Công ty A.N.N.A biết rõ hãng Hitachi đã ngừng sản xuất máy phân tích sinh hóa từ năm 2009 và chiếc máy Hitachi 917 là hàng đã qua sử dụng. Tuy nhiên khi xin phép cơ quan chức năng, công ty của Hồng Anh vẫn cam kết sẽ nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2013.
Nhận được thông báo hàng đã về đến sân bay Nội Bài, ngày 12-12-2013, Hồng Anh nhờ nhân viên của một doanh nghiệp mở tờ khai điện tử nhập khẩu máy phân tích sinh hóa. Hồ sơ hải quan nhập khẩu hoàn tất, ngày 18-12-2013, khi chiếc máy được đưa đến khu vực kiểm hóa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thì bị Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện. Qua kiểm hóa thực tế và đối chiếu với tờ khai hải quan, cơ quan chống buôn lậu nhận thấy các thông số trên chiếc máy mà Công ty A.N.N.A nhập khẩu không trùng khớp với các thông tin trong hồ sơ thông quan.
Tại giai đoạn điều tra, cơ quan công an đã trưng cầu giám định đối với chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 bị thu giữ. Kết quả cho thấy, chiếc máy này đã qua sử dụng, hiện chỉ còn lại 80% giá trị. Về giá trị tài sản buôn lậu, hội đồng định giá xác định là gần 400 triệu đồng. Sau khi hàng bị tạm giữ và nhận thấy nguy cơ phải đối mặt với tội "Buôn lậu", Hồng Anh tức tốc nhờ Công ty Fameco "giải cứu" bằng một thư điện tử. Theo đó, ngày 19-12-2013, cơ quan chức năng nhận được thông báo từ doanh nghiệp ở Pháp với nội dung: Công ty Fameco đã gửi nhầm hàng là chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 cho Công ty thiết bị Y tế của Phạm Hồng Anh.
Tương tự ở giai đoạn điều tra, tại phiên tòa, bị cáo Hồng Anh tiếp tục trình bày là Công ty Fameco đã có sự nhầm lẫn trong việc mua bán và chuyển trả hàng hóa và thực tế bị cáo không buôn lậu. Thế nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ án, đặc biệt là các quy định về nhập khẩu hàng hóa, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định, những lời nại ra của bị cáo là không có cơ sở chấp nhận. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP, ngày 7-6-2007 của Chính phủ thì: "Việc gửi nhầm hàng phải được thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa". Trên cơ sở đó, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Hồng Anh 24 tháng tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Cải thiện đời sống nhân dân chứ đừng "đua nhau" xây trụ sở nghìn tỷ Trao đổi với Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay 10/11, ông Bùi Đức Thụ - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, khẳng định ưu tiên số 1 trong lúc này là tất cả đầu tư của nhà nước phải như "nguồn vốn mồi" thu hút nguồn vốn trong xã hội; đầu tư của nhà nước...