TP.HCM: Cấm tàu thuyền ra khơi từ 16h ngày 23.12 để tránh bão
Để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra, thành phố đã ban hành lệnh cấm tàu, thuyền xuất bến, đồng thời chuẩn bị các biện pháp ứng phó với cơn bão Tembin.
Chiều 23.12, Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cho biết đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải thành phố, UBND huyện Cần Giờ, Chi cục Thủy sản bằng mọi biện pháp thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền đánh bắt thủy sản, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh an toàn. Từ 16h cùng ngày, thành phố nghiêm cấm tàu, thuyền xuất bến hoạt động trên biển, ven biển trước diễn biến của bão Tembin.
Ban chỉ huy yêu cầu chủ phương tiện khẩn trương sắp xếp các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến được an toàn trước ảnh hưởng của bão Tembin. Tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, sở – đáy, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển.
Các đơn vị khác được yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa sông, cửa biển kiên quyết không cho tàu, thuyền ra biển theo lệnh cấm, đồng thời hướng dẫn, sắp xếp các tàu vận tải, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách đi qua luồng hàng hải trên vùng biển Cần Giờ tìm nơi tránh trú, neo đậu an toàn.
Trước đó vào sáng sớm 23.12, UBND TP đã chỉ đạo huyện Cần Giờ phải sẵn sàng sơ tán 4.000 hộ dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà ở đơn sơ, tạm bợ ven sông biển đến các địa điểm kiên cố.
Hướng đi của cơn bão Tembin
Video đang HOT
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13h ngày 23.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,7 độ Vĩ Bắc; 118,8 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Philippin) khoảng 180km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và có khả năng mạnh thêm, như vậy khoảng đêm nay bão Tembin sẽ vượt qua phía Nam đảo Pa-la-oan (Philippines) và đi vào Biển Đông.
Đến 13h ngày 24.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,6 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48h tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h) và tiếp tục mạnh thêm. Đến 13h ngày 25.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau khoảng 250-350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Theo Danviet
Bão Khanun tiến vào biển Đông
Tối 12/10, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão đang tiến vào biển Đông với tên quốc tế Khanun.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, lúc 19h ngày 12/10, tâm bão Khanun cách đảo Luzon Philippines khoảng 170 km về phía Đông, với sức gió mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển với vận tốc 20-25km/h theo hướng Tây Tây Nam và có khả năng mạnh thêm. Đêm nay, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670 km về phía Đông Đông Bắc. Bão lúc này tăng lên cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.
Ảnh mây vệ tinh bão Khanun lúc 21h ngày 12/10. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương.
Từ sáng 13/10, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, bão vào bắc biển Đông gặp không khí lạnh tràn xuống đêm 15/10 sẽ bị bẻ xuống phía tây.
"Dự kiến bão gây mưa vừa và mưa rất to ở các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Ngãi từ đêm 15 đến hết 18/10. Các tỉnh ở Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ có mừa vừa, một số nơi mưa to", ông Hải nói.
Ảnh đường đi của bão Khanun. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương.
Chiều 12/10 Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống lụt bão đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành và đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến bão Khanun. Cơ quan chức năng thông báo cho tàu thuyền biết vị trí, diễn biến của bão; đồng thời kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Từ đầu năm đến nay biển Đông đón 10 cơn bão và rất nhiều áp thấp nhiệt đới, nhiều cơn đổ bộ Việt Nam. Gần đây nhất ngày 15/9, bão Doksuri đổ bộ Hà Tĩnh - Quảng Bình làm 8 người chết, gần 200.000 nhà bị hư hỏng. Nhiều huyện thị ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bị mất điện một tuần liền.
Rạng sáng 10/10, hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình lại bị áp thấp nhiệt đới đổ bộ, gây mưa lớn từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, hơn 10 người thiệt mạng.
Từ ngày 9 đến 12/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to. Lũ sông lên cao làm hàng loạt đê điều, đập ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội gặp sự cố. Các tỉnh miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất.
Thống kê đến tối 12/10, có khoảng 50 người chết người chết, hơn 30 người mất tích. Con số này chưa dừng lại bởi nhiều khu vực đang bị mưa lũ chia cắt, chưa thể tiếp cận.
Xuân Hoa
Theo VNE
Trưa nay bão Dianmu vào Hải Phòng - Ninh Bình 4h sáng 19/8, tâm bão Dianmu ở trên vịnh Bắc Bộ, cách vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 180 km về phía đông. Với tốc độ 15-20 km/h, chỉ trưa nay bão đi vào đất liền, gây gió mạnh tối đa 90 km/h (cấp 9-10). 23h đêm 18/8, bão Dianmu đổ bộ vào huyện đảo Bạch Long Vỹ (TP Hải Phòng)...