TPHCM: Buôn lậu “siêu xe”, 5 Việt kiều Mỹ thoát án tù
Viện KSND TPHCM vừa kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm số 1790/HSST của TAND TPHCM, yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử theo hướng không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với 5 bị cáo trong vụ án buôn lậu.
Phạt tiền thay phạt tù
Theo hồ sơ vụ án, lợi dụng quy định người Việt định cư tại nước ngoài được phép nhập khẩu về nước một ô tô đang sử dụng miễn thuế, các bị cáo đã thỏa thuận với các Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ để dùng thủ đoạn nhập khẩu xe theo diện hồi hương nhằm thu lợi bất chính. Đường dây này đã nhập lậu 17 xe sang như Land Rover, Lexus, Audi, BMW… trị giá gần 51,2 tỉ đồng, trốn thuế gần 22,8 tỉ đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Để hợp thức hóa việc hồi hương giả tạo, Helena Phạm thông qua một số người tại Việt Nam câu kết với nhiều cán bộ công an thuộc các xã Lộc Thành, Lộc Quảng, Lộc An và Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) nhập khẩu thường trú khống cho 17 Việt kiều Mỹ. Các cán bộ này còn giúp sức trong việc xác nhận các đơn xin phép nhập khẩu 14 ô tô theo diện hồi hương. Điều này giúp cho Helena Phạm cùng đồng phạm buôn lậu thành công số ô tô này với giá trị gần 43 tỉ đồng, trốn thuế hơn 19,1 tỉ đồng.
Tương tự, Phạm Thị Ái cùng đồng phạm buôn lậu thành công 3 chiếc “siêu xe” với giá trị hơn 8,2 tỉ đồng, trốn thuế gần 3,7 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Bùi Lê Việt Khôi khai quen Helena Phạm khi du học tại Mỹ. Năm 2012, nữ Việt kiều này trở thành giám đốc một công ty chuyên mua bán ô tô từ Mỹ về Việt Nam.
Helena Phạm đề nghị Khôi tìm thuê Việt kiều đứng tên nhập khẩu xe, làm thủ tục nhập hộ khẩu thường trú, xin cấp phép nhập khẩu, làm thủ tục đăng ký đăng kiểm, mở tờ khai nhập khẩu và tìm người bán xe. Mỗi công đoạn thành công thì Khôi được trả chi phí 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra cũng xác định, vụ buôn lậu “siêu xe” này do Helena Phạm, Mai Thị Ái, Nguyễn Nhất Lĩnh (cùng là Việt kiều Mỹ) cầm đầu. Sau khi vụ án bị phát hiện, nhóm này đã bỏ trốn. Cơ quan chức năng đang truy nã, sẽ xử lý sau khi bắt được.
Với hành vi của mình, bị cáo Bùi Lê Việt Khôi bị tuyên phạt mức án 3 năm 7 tháng 9 ngày tù về tội buôn lậu.
Đáng chú ý, các bị cáo Đậu Ngọc Tố, Hàn Quang Án, Nguyễn Minh Hiếu, Võ Thị Huyền Trinh và Nguyễn Đức Thắng (các bị cáo đều là Việt kiều Mỹ) bị tuyên phạt 300 triệu đồng thay cho hình phạt tù.
HĐXX cho rằng các bị cáo không hưởng lợi và chỉ làm theo chỉ đạo từ những người cầm đầu đường dây, họ thiếu hiểu biết pháp luật Việt Nam nên đồng ý đứng tên hồ sơ nhập khẩu xe hơi. Hiện nay các bị cáo không có việc làm và đang nhận hỗ trợ thất nghiệp của Mỹ. Vì vậy, HĐXX quyết định phạt tiền thay phạt tù các bị cáo.
Phạt tiền là không có căn cứ
Theo kháng nghị của Viện KSND TPHCM, bản án của TAND TPHCM áp dụng các quy định của pháp luật để phạt tiền 300 triệu đồng đối với 5 bị cáo là không có căn cứ, vi phạm các quy định của Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 4 điều 188 Bộ luật Hình sự, tội buôn lậu không quy định hình phạt tiền là hình phạt chính.
Điều 35 Bộ luật Hình sự quy định chỉ được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Trong khi 5 bị cáo Thắng, Duy, Hiếu, Trinh và Án đều bị truy tố ở khung hình phạt thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, Viện KSND TPHCM nhận định việc HĐXX chỉ tuyên buộc 7 bị cáo nộp lại số tiền 22,7 tỉ đồng tiền thuế của nhà nước bị thất thu là chưa đầy đủ căn cứ. Tất cả bị cáo bị truy tố tội “Buôn lậu” đều có vai trò tham gia giúp sức tích cực cho Helena Phạm và Mai Thị Ái thực hiện hành vi nhập lậu 17 ô tô Land Rover, Lexus, Audi, BMW gây thất thu 22,7 tỉ đồng tiền thuế. Cho nên, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như nhau.
“Nếu nhận định rằng chỉ các bị cáo thu lợi bất chính mới phải chịu trách nhiệm thì không phù hợp. Bởi vì HĐXX đã tịch thu sung công quỹ toàn bộ số tiền thu lợi bất chính mà các bị cáo chủ động giao nộp. Trong khi bị cáo Hàn Quang Án không hưởng lợi bất chính cũng bị tuyên buộc nộp tiền. Bên cạnh đó, Helena Phạm, Mai Thị Ái, Nguyễn Nhất Lĩnh đang bỏ trốn nên cần dành quyền khởi kiện dân sự cho những bị cáo bị tuyên buộc trách nhiệm dân sự khi xét xử 3 bị can bỏ trốn sau khi bắt được” – kháng nghị nêu rõ.
Theo dantri.com.vn
VN Pharma buôn thuốc giả: Không chứng minh được nhận hối lộ
Nhiều bị cáo bị xử về tội đưa và môi giới hối lộ với số tiền 10,8 tỷ đồng nhưng lại không chứng minh được người nhận số tiền này.
Trong phiên xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, cơ quan cảnh sát điều tra xác định các đối tượng đã đưa hối lộ 10,8 tỷ đồng nhưng lại không chứng minh được ai là người nhận hối lộ.
Theo cáo trạng, năm 2015 khi cơ quan chức năng đang điều tra dấu hiệu buôn lậu của Nguyễn Minh Hùng - Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma, Ngô Anh Quốc (35 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma) đã liên hệ với Dương Kim Sơn (44 tuổi, hành nghề luật sư) để "chạy" cho mình và Hùng không bị khởi tố.
Sơn nhờ Lê Phú Toàn - lãnh đạo một doanh nghiệp để làm quen với những cán bộ làm việc tại VKSND Tối cao. Toàn gặp kiểm tra viên H. làm việc tại Vụ 2 VKSND Tối cao nhờ giúp đỡ.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (trái) tại phiên tòa năm 2017.
Tuy nhiên, H. từ chối và giới thiệu đến gặp kiểm sát viên Nguyễn Trung T. làm việc tại Vụ 1 VKSND Tối cao.
Khi làm việc với Toàn, ông T. cũng từ chối giúp đỡ nhưng có nói vài thông tin về vụ án.
Sau đó, Toàn yêu cầu Sơn chuyển cho 500.000 USD để lo "chạy" cho Quốc và Hùng không bị khởi tố.
Tin lời luật sư, Quốc chuyển cho Sơn hơn 10,8 tỷ đồng. Nhưng sau đó Quốc vẫn bị điều tra nên làm đơn tố cáo hành vi của Dương Kim Sơn. Bị bắt giữ, Lê Phú Toàn khai khi nhận tiền từ Sơn đã đưa cho kiểm sát viên T. đúng 5 tỷ đồng và 1 cán bộ khác 1,1 tỷ đồng kèm 50.000 USD thông qua kiểm tra viên H. nói trên.
Kết quả điều tra cho thấy, không có căn cứ kết luận những người trong VKSND Tối cao nhận hối lộ trong vụ án này.
Mặc dù vậy, cả Quốc và Toàn đều bị kết án 5 năm tù với Quốc về tội đưa hối hộ, Sơn 3 năm tù và Toàn 2 năm tù về tội môi giới hối lộ.
HĐXX phúc thẩm cho rằng, quá trình điều tra, truy tố vụ án thể hiện sự lúng túng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong xác định tội danh và đường lối giải quyết vụ án. Việc điều tra vụ án không triệt để, đáng lưu ý là việc cơ quan tố tụng quy kết các bị cáo môi giới hoặc đưa hối lộ nhưng không thể xác định người nhận hối lộ.
Liên quan đến kiểm sát viên Nguyễn Trung T., VKSND Tối cao xác định, ông T. tiết lộ thông tin liên quan đến vụ án cho Toàn đã vi phạm quy chế công tác của ngành kiểm sát. Do đó, ông T. đã bị xử lý kỷ luật công chức với hình thức cảnh cáo, cách chức trưởng phòng và điều chuyển đơn vị công tác.
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Vụ VN Pharma: Truy tố 12 bị can buôn bán thuốc giả chữa bệnh ung thư Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Cáo trạng số 53/CTr-VKSTC-V3 truy tố 12 bị can trong vụ Công ty cổ phần VN Pharma (viết tắt là Công ty VN Pharma) buôn bán thuốc chữa bệnh ung thư giả. Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ Công ty VN Pharma "buôn...