TP.HCM: Bệnh viện dã chiến đang cách ly 20 người Hàn Quốc
BV dã chiến TP.HCM ở huyện Củ Chi đang cách ly 20 người mang quốc tịch Hàn Quốc.
Chiều 25-2, Sở Y tế TP.HCM cho biết đại diện lãnh sự quán Hàn Quốc đã đến bệnh viện (BV) dã chiến (huyện Củ Chi) để tìm hiểu về khu vực cách ly tập trung ngăn ngừa dịch COVID-19.
Đại diện lãnh sự quán Hàn Quốc thực sự hài lòng cách tổ chức, chăm sóc người đang cách ly tại BV này.
Lãnh sự quán Hàn Quốc trao đổi công tác cách ly với lãnh đạo bệnh viện dã chiến TP.HCM. Ảnh: SỞ Y TẾ
Sở Y tế TP.HCM cho biết tính đến nay, BV dã chiến tiếp nhận 89 trường hợp cách ly. Trong đó có hai trường hợp đã hoàn tất thời gian cách ly và được về nhà.
BV dã chiến cũng tiếp nhận 20 người mang quốc tịch Hàn Quốc, trong đó có 14 trẻ em.
Ngoài ra BV còn tiếp nhận ba người có quốc tịch Trung Quốc.
BV dã chiến trước đây có bảng hướng dẫn tiếng Trung Quốc tại các phòng cách ly, nay có thêm bảng hướng dẫn bằng tiếng Hàn Quốc.
Các bác sĩ khi thăm khám sẽ sử dụng máy phiên dịch đa ngôn ngữ trong trường hợp người cách ly không có phiên dịch đi cùng.
Theo PLO
Một ngày, bệnh viện dã chiến ở Củ chi tiếp nhận 37 người cách ly
Chỉ trong vòng một ngày, Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi tiếp nhận số trường hơp cách ly, theo dõi nghi ngờ nhiễm Covid-19 tăng vọt.
Sáng 25/2, tại Hội nghị trực tuyến "Triển khai công tác Y tế năm 2020 và phòng chống dịch Covid-19" dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM có báo cáo sơ bộ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Ông Bỉnh cho biết tính đến ngày 25/2, Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi (TP.HCM) tiếp nhận 79 trường hợp cách ly tập trung. Trong đó, riêng ngày 24/2 tiếp nhận đến 37 trường hợp. Một trường hợp xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhưng sau khi xét nghiệm chẩn đoán đã cho kết quả âm tính. Hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh trong những người được cách ly.
Như vậy, số trường hợp cách ly tại Củ Chi đã tăng 37 trường hợp so với 0h ngày 24/2 (42 trường hợp).
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết để chủ động phòng chống dịch, nhiều tình huống phải xử lý, quyết định nhanh. Ông hoan nghênh và đánh giá cao TP.HCM, Đà Nẵng trong việc xử lý nhanh các chuyến bay có hành khách từ tâm dịch Hàn Quốc.
Ngoài 300 giường tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM đã chuẩn bị phương án mở thêm 200 giường tại Nhà Bè và sẵn sàng huy động thêm 1.000 giường bệnh tại những bệnh viện mới được xây dựng trong tình huống dịch bệnh lan rộng.
TP.HCM giám sát thân nhiệt tại sân bay. Ảnh: Trương Khởi.
Ngoài ra, ông Bỉnh cho biết thêm tính đến ngày 25/2, tổng số người cách ly tại cơ sở cách ly tập trung là 52 trường hợp, trong đó 43 người đã hết thời gian 14 ngày theo dõi, hiện còn theo dõi 12 trường hợp. Đã có 3 trường hợp cách ly tại quận, huyện có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh và được chuyển về bệnh viện để cách ly, theo dõi nhưng đều cho kết quả âm tính.
Đến nay đã có 23/24 quận, huyện tổ chức cách ly tại nhà (trừ huyện Cần Giờ) với tổng số ngươi được cách ly tính đến sáng nay là 2.979, không tăng thêm kể từ ngày 23/2.
Trong đó, 2.941 người đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, còn lại 38 trường hợp. Tất cả những trường hợp này được trạm y tế theo dõi sức khoẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế và được chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ. Đến nay, chưa trường hợp nào có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Thành phố đang lên phương án tổ chức kiểm dịch y tế nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ người đến từ vùng dịch. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế phối hợp với Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải, Công an cửa khẩu áp dụng khai báo y tế cho hành khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Trung Quốc từ ngày 25/1, đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc từ ngày 23/2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việt kiều Mỹ vui mừng trong ngày xuất viện, gửi lời cảm ơn bác sĩ
Sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Việt kiều Mỹ nhiễm Covid-19 được xuất viện với thể trạng khỏe mạnh.
Theo news.zing.vn
Bụi, sốt rét, bọ đen và những ca mổ sinh tử của bác sĩ mũ nồi xanh Việt ở Nam Sudan Trong điều kiện bệnh viện dã chiến thiếu thốn, bác sĩ mũ nồi xanh Việt phải chấp nhận "mổ trắng", nhất định không để bệnh nhân phải chết oan. Ngày Thiếu tá Lại Bá Thành nhận quyết định trở thành bác sĩ trong lực lượng mũ nồi xanh của Liên hợp quốc sang Nam Sudan làm nhiệm vụ, việc đầu tiên anh làm...