TP.HCM: Bệnh hô hấp tăng vọt, nhiều trẻ phải thở máy
Những ngày gần đây, tại các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM, số bệnh nhi nhập viện vì mắc các bệnh lý về hô hấp tăng cao, trong đó có nhiều ca bệnh nặng phải thở oxy, thở máy.
Các giường bệnh tại ba phòng cấp cứu của khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đều kín bệnh nhi nằm điều trị do mắc các bệnh lý hô hấp mức độ nặng, phải thở oxy – Ảnh: XUÂN MAI
Các bác sĩ dự báo số lượng này tiếp tục tăng nhanh khi đỉnh của bệnh hô hấp thường rơi vào tháng 9, 10 hằng năm.
Nhiều bé viêm phế quản, viêm phổi
Ngày 16-9, tại hai phòng cấp cứu của khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), hàng chục bệnh nhi từ sơ sinh đến 2 tuổi phải thở oxy, thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi), thậm chí thở máy vì mắc các bệnh lý hô hấp hoặc các biến chứng về hô hấp do bệnh nền gây ra.
Nằm viện nhiều ngày nhưng bé T.H.P. (nam, 14 tháng tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) vẫn còn thở oxy vì viêm phổi tái đi tái lại. Trước đó, bé P. trải qua 2 lần thở máy khi rơi vào tình trạng nguy kịch: có dấu hiệu ngưng thở, người tím tái.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, ba phòng cấp cứu của khoa hô hấp cũng kín bệnh nhi mắc các bệnh lý về hô hấp nặng nằm điều trị. Trong phòng phun khí dung, nhiều phụ huynh vừa bế trẻ vừa úp mặt nạ khí dung vào vùng mũi và họng trẻ để làm loãng đờm.
Bé L.V.T.N. (7 tháng tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có triệu chứng sốt, ho, thở khò khè, người lừ đừ. Gia đình đưa bé N. đi khám tại phòng khám địa phương với chẩn đoán viêm phổi, được kê thuốc về uống. Tuy nhiên, bé N. vẫn khó thở, có thêm biểu hiện lõm ngực nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận N. bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi, phải thở NCPAP. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, hiện bé N. thở êm hơn.
Tăng nhanh nhưng chưa dừng lại
Video đang HOT
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên – trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) – cho biết hiện khoa có gần 80 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị, tăng gấp đôi so với 2 tháng trước. Trong đó có 10 ca bệnh nặng (chủ yếu trẻ sinh non, có dị tật bẩm sinh đường thở, suy giảm miễn dịch…) phải thở oxy, thở NCPAP, thở máy.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TS Trần Anh Tuấn – trưởng khoa hô hấp – cho hay hiện khoa có 157 trẻ mắc bệnh hô hấp điều trị nội trú, tăng gấp đôi so với 3 tháng trước (khoảng 75 trẻ). Riêng 3 phòng cấp cứu của khoa – nơi điều trị bệnh nhi mắc các bệnh lý hô hấp nặng – tất cả giường bệnh đều kín trẻ nằm điều trị, phải thở oxy, thở máy.
So với cùng kỳ năm ngoái, số trẻ nhập viện do mắc các bệnh lý về hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng Thành phố giảm nhưng lại tăng nhanh trong vài tháng qua, đặc biệt có nhiều ca bệnh nặng phải điều trị trong thời gian dài.
Các bác sĩ giải thích nguyên nhân chính là do ảnh hưởng dịch COVID-19, người dân nâng cao ý thức các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc nơi đông người… Tuy nhiên, thời tiết hiện nay có độ ẩm không khí cao cùng với mùa tựu trường là các điều kiện thuận lợi làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ trong những ngày qua. Thông thường bệnh hô hấp bắt đầu tăng từ tháng 8, đỉnh điểm rơi vào tháng 9, 10 và đến tháng 11 sẽ giảm dần.
Dễ “tấn công” trẻ yếu, phòng bệnh sao?
Bác sĩ Anh Tuấn cho biết khi trẻ mắc các bệnh hô hấp, đa số sẽ hết bệnh trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài trên 2 ngày, bỏ bú, nôn, ngủ li bì, khó thở, thở lõm ngực… cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu. Với những dấu hiệu này, trẻ không những mắc các bệnh lý hô hấp nặng mà có thể có các bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt đang trong mùa dịch COVID-19.
Bác sĩ Hồng Nhiên cho hay các bệnh lý về hô hấp nhanh chuyển biến nặng và dễ tái đi tái lại đối với trẻ có sức đề kháng yếu, sinh non, suy dinh dưỡng, có bệnh lý nền, mắc dị tật bẩm sinh đường thở, suy giảm miễn dịch…
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần linh hoạt bảo vệ trẻ trước thay đổi xấu của thời tiết (khi trời lạnh, mưa cần tránh mưa, gió lùa, mặc ấm cho trẻ; khi trời nóng cần sử dụng các phương tiện giải nhiệt hợp lý như không để luồng gió quạt máy, máy lạnh thổi thẳng vào người trẻ).
Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, cần chăm sóc và theo dõi sát sao, chỉ cho trẻ đi học lại khi điều trị hết bệnh.
Về biện pháp lâu dài cần đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước, tránh khói thuốc lá… Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch.
Quan tâm hàng đầu là bé thở ra sao
Một bệnh nhi phải thở máy tại phòng cấp cứu của khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) – Ảnh: XUÂN MAI
TS Trần Anh Tuấn – trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 – cho biết sai lầm thường gặp là phụ huynh chú ý biểu hiện ho và tự mặc định ho nhiều là bệnh nặng, còn ho ít là bệnh nhẹ.
Ngoài ra, khi trẻ ho, phụ huynh có xu hướng cho trẻ mặc nhiều lớp áo, điều này vô hình trung không quan sát trẻ thở thế nào. Mà dấu hiệu quan trọng và then chốt phân biệt bệnh nặng hay nhẹ đó là dấu hiệu thở.
Nếu trẻ thở nhanh, lõm lồng ngực là dấu hiệu bệnh nặng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. “Mức độ nặng nhẹ của bệnh không phụ thuộc vào việc bé ho ít hay nhiều, mà việc cần quan tâm hàng đầu là xem bé thở ra sao” – bác sĩ Tuấn lưu ý.
Cặp song nhi chuẩn bị những bước đi đầu đời sau phẫu thuật tách dính
Hơn 3 tuần sau phẫu thuật tách dính, sức khỏe cặp Song Nhi bình phục tốt, đang được cắt dần bột, chuẩn bị tập đi. Mọi người đang mong chờ giây phút hai chị em tung tăng trên đôi chân của mình.
Sức khỏe và tâm lý của cặp Song Nhi đang bình phục rất tốt sau phẫu thuật tách dính (ảnh: NĐTP)
Sáng 8/8, cặp song sinh Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi bước sang ngày phẫu thuật tách dính thứ 24. Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, sức khỏe của chị em Song Nhi đang diễn tiến rất khả quan, các bé đã hết sốt nhiều ngày, không cần hỗ trợ thở oxy nhân tạo mà tự thở khí trời, tự ăn sữa qua đường miệng.
Bên cạnh đó, tâm lý của cả 2 bệnh nhi đều diễn tiến rất tốt, ngoài ăn ngon, ngủ ngoan mỗi lúc thức giấc các bé đều vui vẻ cười đùa "hóng chuyện" khi bác sĩ, nhân viên y tế đến thăm khám, chăm sóc vết thương. Những nụ cười "tỏa nắng" đã trở lại trên môi của cặp Song Nhi vốn tính vui vẻ bẩm sinh. Các con cười đùa, chụp lấy tay ba mẹ mỗi lần vợ chồng chị Hồng Thúy vào thăm. "Các con bình phục nhanh sau cuộc tách dính, sức khỏe, tinh thần đều ổn định đây là niềm hạnh phúc vô bờ với chúng tôi" - người mẹ trẻ chia sẻ trong hạnh phúc.
Những nụ cười tràn sức sống luôn nở trên môi các con (ảnh: NĐTP)
Niềm vui như nhân đôi khi các bác sĩ đang chuẩn bị cho bước ngoặt mới trong quá trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho Song Nhi. Bác sĩ Nguyễn Dương Phi, khoa Ngoại tổng hợp cho biết, hai bé dính liền nhau vùng bụng chậu, 2 chân của mỗi bé dạng rộng, vuông góc với cơ thể. Ngay sau phẫu thuật các bé được bó bột để chỉnh hình xoay và khép 2 chân về đúng vị trí.
Khi mới bó, cây bột giữ khoản cách giữa 2 chân các bé có chiều dài khoảng 15cm. Gần 2 tuần sau phẫu thuật, vết mổ bình phục tốt, các bác sĩ bắt đầu thực hiện thủ thuật khép dần 2 chân về đúng vị trí bằng cách từng bước cắt ngắn phần bột trên. Hiện, cứ 3 ngày một lần các bé sẽ được cắt ngắn 1cm để kéo 2 chân bệnh nhi lại sát nhau như những trẻ bình thường.
Đoạn bột cố định 2 chân đang được cắt ngắn dần để xoay khớp về vị trí bình thường (ảnh: NĐTP)
Hiện, sức cơ và khớp háng của 2 bé đều ổn định, đang bình phục tốt, các ngón chân cử động linh hoạt. Dự kiến, khoảng 5 tuần nữa, sau khi cắt phần bột cố định, các bé sẽ được tháo bột hoàn toàn. Sau tháo bột, bác sĩ sẽ tiếp tục vật lý trị liệu phục hồi chức năng và chuẩn bị tập cho các bé những bước đi đầu đời ở tuần thứ 6.
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, trong thời gian tới, bé Trúc Nhi và Diệu Nhi còn phải bước vào nhiều cuộc mổ để tạo hình khung chậu, tiết niệu, tiêu hóa và tầng sinh môn. Các bác sĩ kỳ vọng sẽ giúp chị em Song Nhi có được cơ thể bình thường như bao trẻ em khác để hòa nhập cuộc sống.
Giáo sư Trần Đông A, cố vấn chuyên môn của cuộc mổ hy vọng sớm thấy các bé tung tăng trên đôi chân của chính mình
Giáo sư Trần Đông A, cố vấn chuyên môn của cuộc phẫu thuật tách dính cặp Song Nhi chia sẻ: "Sự thành công của cuộc mổ và thành công trong giai đoạn hồi sức mới chỉ là bước đầu. Việc phục hồi chức năng, giúp các cháu có được cơ thể bình thường như các trẻ khác mới là mục đích chính của cuộc phẫu thuật. Sau giai đoạn phẫu thuật tạo hình, khâu phục hồi chức năng sẽ được chú trọng đặc biệt. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm thấy hình ảnh cả hai cháu tung tăng trên đôi chân của mình".
Chuyện bây giờ mới kể về ca mổ tách song Nhi Một tuần sau ca mổ tách rời cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi, 2 bé hiện đã tỉnh, tươi cười, linh hoạt hơn, riêng Diệu Nhi vừa được cai máy thở. Đây không chỉ là niềm vui của gia đình, của nhóm chăm sóc hậu phẫu, mà là còn niềm hạnh phúc của ê kíp thực hiện cuộc đại phẫu lịch...