TP.HCM: BĐS dẫn đầu thu hút vốn FDI trong 5 tháng đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm, Tp.HCM thu hút được 2,77 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động kinh doanh BĐS có vốn đầu tư nhiều nhất (46,7%) nếu phân theo ngành nghề, lĩnh vực.
Theo UBND Tp.HCM, trong 5 tháng đầu năm thành phố thu hút được 2,77 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái; bao gồm vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước.
Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 451 dự án với tổng vốn đầu tư 472,16 triệu USD (tăng 22,6% số dự án cấp mới và tăng 9,2% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
Hoạt động kinh doanh BĐS có vốn đầu tư nhiều nhất (46,7%) nếu phân theo ngành nghề, lĩnh vực. Tiếp theo là chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 23,4%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,3%…
Hoạt động kinh doanh BĐS có vốn đầu tư nhiều nhất (46,7%) nếu phân theo ngành nghề, lĩnh vực.
Trong số các dự án được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 102 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 214 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), so với cùng kỳ, tăng 27,5% số dự án điều chỉnh và tăng 35,8% vốn đầu tư.
Đồng thời, trong 5 tháng đầu năm, thành phố cũng chấp thuận cho 1.719 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 2,08 tỷ USD (tăng 33,3% về số trường hợp và tăng 64,3% về vốn đầu tư so với cùng kỳ). Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS có vốn đầu tư nhiều nhất (23,7%).
Về phát triển doanh nghiệp trong nước, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 348.469 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ; trong đó, thành phố có 16.664 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 265.613 tỷ đồng (tăng 1% số lượng doanh nghiệp và tăng 43,2% về vốn đăng ký so cùng kỳ).
Video đang HOT
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Sau gần 3 năm, đất nền Đà Nẵng tăng giá gấp 3 lần
Công ty CP DKRA Việt Nam thông tin, giá đất nền hiện nay tại Đà Nẵng tuy giảm nhẹ từ 7-10% (giảm từ 200-400 triệu đồng/lô) so với đầu năm 2019, nhưng vẫn cao gấp 3 lần so với năm 2017.
Thống kê và đánh giá chi tiết về thị trường BĐS Đà Nẵng từ năm 2017 cho đến đầu tháng 6/2019, Công ty CP DKRA Việt Nam cho hay, thị trường BĐS Đà Nẵng có dấu hiệu giảm nhiệt ở hầu hết các phân khúc nhưng lại tăng mạnh ở phân khúc đất nền với mức tăng gấp 3 lần so với năm 2017.
Ở phân khúc nhà phố, biệt thự, trong 3 năm qua, có 12 dự án nổi bật được mở bán như: Lakeside Palace, Kim Long City, Drgon Smart City...cung cấp ra thị trường 2.199 căn và đã bán được 3.138 căn, đạt 97% nguồn cung.
Ở phân khúc căn hộ (chung cư), có 16 dự án nổi bật được mở bán với 7.291 căn và đã bán được 99% số căn hộ. BĐS nghỉ dưỡng nổi lên tại Đà Nẵng hơn 10 năm nay, tuy nhiên, ở phân khúc biệt thự biển, từ năm 2018 đến nay, gần như không có nguồn cung mới nên không có phát sinh giao dịch ở phân khúc này.
Còn ở phân khúc căn hộ du lịch (condotel), từ năm 2016 đến nay, Đà Nẵng có 9.890 căn hộ du lịch của 12 dự án được đưa ra thị trường và đã tiêu thụ đạt 75% (7.418 căn), nhưng từ giữa năm 2018 đến nay, sản lượng tiêu thụ sụt giảm đáng kể.
Công ty CP DKRA Việt Nam đánh giá, với định hướng của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, là triển vọng tươi sáng tạo tiền đề cho thị trường BĐS Đà Nẵng tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, Đà Nẵng sẽ phải vượt qua nhiều thách thức lớn như: quỹ đất còn khiêm tốn so với năng lực phát triển, tâm lý người mua vẫn chuộng các sản phẩm đất nền và nhà liền thổ, thông tin thị trường chưa được minh bạch dẫn đến những xáo trộn ở một số thời điểm, áp lực đối với môi trường tự nhiên khi phát triển BĐS du lịch và nghỉ dưỡng...
Nhiều nhà đầu tư và môi giới bất động sản nhận định, sắp đến, giá đất trên địa bàn thành phố còn tiếp tục tăng, thậm chí tăng nóng do những thông tin khả quan về việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án về cơ sở hạ tầng, bất động sản... Việc thành phố giao cho nhà tư vấn Singapore tiến hành lập quy hoạch cũng như nhiều nhà đầu tư Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản... đang đổ vốn vào đầu tư tại Đà Nẵng cũng có tác động kích thích giá đất.
TP Đà Nẵng hiện nay thu hút các dự án có mức đầu tư lớn (dự án Sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, có vốn đầu tư 170 triệu USD của Công ty Universal Alloy Corporation Asia Pte.LTD - UAC, Hoa Kỳ; dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử (vốn đầu tư 50 triệu USD, tại Lô X10 - đường 10B ND, KCN Hòa Khánh mở rộng, diện tích 12.332m2, của Tập đoàn Key Tronic EMS, Hòa Kỳ); dự án mở rộng Khu du lịch Xuân Thiều, vốn đầu tư 100 triệu USD của Công ty Mykazuki, Nhật Bản...);
Tổ hợp Trung tâm tài chính DANANG GATEWAY, vốn đầu tư 2 tỷ USD của nhà đầu tư Liên doanh Sakae Holdings Ltd, Fission Holdings Pte. Ltd và Công ty CP XNK Newtecho, Singapore; dự án Câu lạc bộ cưỡi ngựa Việt Nam, vốn đầu tư 200 triệu USD của Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam...
Ông Phan Tiến Quốc (chủ một sàn giao dịch bất động sản ở quận Ngũ Hành Sơn) phân tích cho thấy trong năm nay sẽ không có chuyện giá đất giảm vì đến thời điểm này, giá đất ở Đà Nẵng vẫn đang lên. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW đã tạo sự khích lệ, khởi sắc lớn cho môi trường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
Đặc biệt, Đà Nẵng được quy hoạch tăng dân số, nhưng hiện tại thành phố mới có hơn 1 triệu dân mà quỹ đất vẫn giữ nguyên, rõ ràng nhu cầu về đất ở đô thị sắp tới tăng làm giá đất tiếp tục tăng. Đất thì có hạn mà người tăng gấp đôi, vì thế, người dân thành phố cần cẩn trọng và suy nghĩ hướng đầu tư bền vững, lâu dài về đất đai, thay vì lao theo cơn sốt đất có phần ảo rồi "lướt sóng" kiếm lời.
Nhiều nhà đầu tư và môi giới bất động sản cũng nhận định, giá đất tăng nóng như hiện nay gây chênh lệch quá lớn giữa giá thị trường với giá trị thực của bất động sản địa phương. Có những khu vực, nhiều người môi giới không những "thổi" giá mà còn tạo giao dịch ảo và cò mồi để hút nhà đầu tư, góp phần tạo ra diễn biến giá quá nhanh của thị trường, càng làm cho giá đất càng ngày vượt xa giá trị thực.
Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo bất động sản Đà Nẵng cho rằng: "Giá bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa đến đỉnh điểm khai thác và sẽ vẫn tăng trong tương lai. Hiện nay, chênh lệch giá thị trường và các điều kiện hạ tầng, dân sinh đi cùng còn quá lớn. Hơn nữa, tâm lý "lướt sóng" thị trường của nhà đầu tư, tình trạng cò mồi thổi giá và tạo giao dịch ảo của nhà môi giới bất động sản vẫn đang diễn ra phổ biến. Vì thế, các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước việc sốt đất này".
Còn theo ông Dương Đức Hiển - Giám đốc Kinh doanh nhà ở Công ty Savills Việt Nam, đợt tăng giá đất thời gian vừa qua có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong đó có sự đẩy giá của các thành phần môi giới. BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng mới bùng phát hơn 10 năm nay nhờ du lịch, cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi; còn đất nền phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số. Trên cả phương diện giá và số lượng sản phẩm, có thể thấy giá BĐS nghỉ dưỡng bình ổn, còn giá đất nền không bền vững, rất nguy hiểm cho những ai chạy theo tâm lý đám đông.
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản mới chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động giao dịch và kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng được giao thực hiện công bố công khai và thường xuyên cập nhật các dự án phát triển đô thị, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đến UBND các quận, huyện và phương tiện thông tin đại chúng.
Sở Xây dựng được giao công bố công khai và thường xuyên cập nhật danh sách các dự án phát triển nhà ở đã có thông báo của sở về việc nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua đến UBND các quận, huyện và cơ quan thông tin đại chúng.
Song song đó, UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Công an thành phố, Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản. Sở Tư pháp thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, đặc biệt là tình trạng "ký chờ", "ký gửi" trong giao dịch BĐS.
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao thường xuyên kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đăng tải các thông tin quảng cáo, rao vặt có liên quan đến hoạt động giao dịch BĐS.
UBND TP Đà Nẵng cũng khuyến cáo các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch, kinh doanh BĐS phải tìm hiểu kỹ thông tin, hồ sơ pháp lý dự án và quy định pháp luật có liên quan.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Dòng vốn ngoại tỷ USD đổ vào nhiều dự án BĐS lớn tại Bình Dương Hiện tỉnh Bình Dương có 3.612 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đạt 33,3 tỷ USD. Trong số các nước đầu tư tại Bình Dương thì Nhật Bản đang đứng thứ 2 với gần 300 dự án, tổng số vốn đầu tư khoảng 5,2 tỷ USD. Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những địa phương dẫn...