TPHCM: Bắt 2 phụ nữ buôn lậu mỹ phẩm từ Úc về Việt Nam
Ngày 16-1, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TPHCM cho biết đang điều tra vụ án ‘ buôn lậu’, thông qua pháp nhân Công ty TNHH TMDV Koalala (gọi tắt là Công ty Koalala), xảy ra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Thị Hải Yến và Nguyễn Thị Bích Hà về hành vi ‘buôn lậu’ để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Trước đó, ngày 7-2-2020, Công ty Koalala (MST 0315111088, trụ sở đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) do Vũ Thị Hải Yến là người đại diện theo pháp luật, kiêm Giám đốc, đã đăng ký tờ khai hải quan số 103138540260/A11 nhập khẩu số lượng lớn mỹ phẩm các loại gồm 13 danh mục hàng hóa, hàng mới 100%, chứa trong 5 kiện hàng với tổng trọng lượng 1.135kg. Số hàng này có xuất xứ Australia (Úc) với tổng trị giá hàng hóa theo khai báo hơn 1 tỷ đồng, tổng số tiền thuế phải nộp gần 110 triệu đồng.
Ngày 18/2/2020 đến ngày 3/3/2020, Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu phối hợp với Bộ phận kiểm soát, Đội giám sát và Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng trên.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, có một số lượng lớn hàng hóa không đúng với khai báo hải quan. Cụ thể, hàng hóa thực tế nhập khẩu sai tên, sai dung tích, dư thừa số lượng sản phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), phiếu công bố sản phẩm. Ngoài ra, hàng hóa thực tế nhập khẩu không khai báo trên tờ khai gồm 400 hộp Midnight Silk Antioxidant Whitening Cream 50ml.
Một vụ buôn lậu bị lực lượng chức năng tại TPHCM triệt phá. Ảnh minh họa
Ngày 31/3/2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Công ty Koalala về việc kê khai Hải quan nhập khẩu theo các hành vi nêu trên. Ngày 18/5/2020, Chi cục Hải quan ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự đến Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Sáu đó vụ việc được chuyển giao cho Phòng CSKT Công an TPHCM thụ lý.
Theo cơ quan CSĐT Công an TPHCM, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được thể hiện trong hồ sơ, nhận thấy: Vũ Thị Hải Yến – Giám đốc và Nguyễn Thị Bích Hà nhân viên Công ty Koalala, mặc dù biết rõ tên, số lượng hàng hóa mỹ phẩm các loại nhập khẩu và có một mặt hàng không được công bố, nhưng vẫn sử dụng pháp nhân Công ty Koalala làm thủ tục kê khai nhập khẩu sai số lượng, tên hàng, dung tích sản phẩm và nhập khẩu sai hàng hóa không đủ điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo tờ khai hải quan số 103138540260/A11, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 828 triệu đồng, từ Australia về Việt Nam để tiêu thụ.
"Trùm buôn lậu" Mười Tường cùng đồng phạm lãnh 66 năm tù
Sau thời gian xét xử sơ thẩm, ngày 9/1, HĐXX TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, SN 1969, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) 14 năm tù về tội "Buôn lậu".
Đồng thời, theo bản án hình sự phúc thẩm số 84 ngày 21/11/2022 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên phạt Nguyễn Thị Kim Hạnh 8 năm tù về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Hạnh phải chấp hành chung cả 2 bản án là 22 năm tù.
Các bị cáo Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh) bị tuyên phạt mức án 13 năm tù; Võ Minh Phương, Trần Công Tới, Bùi Văn Miền, Trần Văn Phương mỗi bị cáo bị tuyên phạt 8 năm tù; Nguyễn Tường Cẩm Tú bị tuyên phạt 7 năm tù cùng về tội "Buôn lậu".
Theo cáo trạng, ngày 23/12/2018, Út kêu Tới cảnh giới chốt biên phòng tại xã Phú Hội, huyện An Phú; chỉ đạo Võ Minh Phương sang Campuchia nhận và giao đường cát, quần áo để chuyển về Việt Nam. Khoảng 10h cùng ngày, Minh Phương sang Campuchia và giao cho ghe của Nguyễn Văn Dũng 106 bao quần áo, giày, túi xách; ghe của Lê Văn Điện 400 bao đường cát; ghe của Nguyễn Văn Lình chở 498 bao đường cát và ghe của Trần Văn Tánh 499 bao đường cát vận chuyển về Việt Nam giao cho Miền tiếp nhận cùng với Văn Phương và Cẩm Tú để tiêu thụ.
Khi ghe của Dũng, Điện, Lình và Tánh về tới địa bàn xã Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) thì bị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an kiểm tra, phát hiện 1.397 bao đường cát, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, mũ (nón) đều không có hóa đơn chứng từ. Sau đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam đối với Dũng, Điện, Lình và Tánh về hành vi "Buôn lậu". Còn Phương, Tới, Miền bỏ trốn sang Campuchia, đến tháng 4/2020 thì đến Công an xã Đa Phước, huyện An Phú đầu thú.
Trong quá trình điều tra, các đối tượng khai, Mười Tường trực tiếp mua đường cát từ Campuchia vận chuyển về Việt Nam bán cho khách hàng ở các tỉnh và điều hành toàn bộ đường dây vận chuyển hàng lậu, cũng như phân công nhiệm vụ cho từng người trong đường dây. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010-2020, Mười Tường trực tiếp mua đường cát từ Campuchia mang về Việt Nam bán cho 33 người tại nhiều tỉnh thành, với hơn 200.000 tấn đường cát, giá trị 2.885 tỷ đồng.
Diễn biến mới về số phận pháp lý 28 bị cáo trong đại án buôn lậu xăng dầu Trong đại án buôn lậu xăng dầu do TAND tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm, có 28 người bị tuyên được tuyên mức án dưới khung hình phạt. Ngày 7-1, một nguồn tin xác nhận VKSND Cấp cao tại TP HCM đã kháng nghị tăng án 28 bị cáo trong vụ án buôn lậu xăng dầu "khủng" do TAND tỉnh Đồng Nai...