TPHCM: Báo động tình trạng thừa cân béo phì
Người dân thành phố ăn nhiều chất đường, chất béo bão hòa nhưng ít ăn chất xơ… Sự mất cần đối trong khẩu phần ăn khiến tình trạng thừa cân béo phì tăng nhanh. Phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em là hai đối tượng dẫn đầu danh sách thừa cân béo phì.
Theo thống kê của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố trong những năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn liên tục được cải thiện, cuối năm 2012 chỉ còn 5,3% trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi. Nhưng đối lập với bức tranh trên tình trạng thừa cân béo phì của người dân thành phố đang tăng nhanh.
Ăn nhiều đường và chất béo nhưng ít vận động khiến béo phì gia tăng
Chỉ tính riêng trẻ dưới 5 tuổi tỷ lệ thừa cân béo phì đã ở mức 11%, trẻ trong độ tuổi đi học bị thừa cân béo phì lên tới 38,5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì phụ nữ ở tuổi sinh đẻ lên đến 35,7%.
Ngoài ra, thành phố đối diện với một số các bệnh mãn tính không lây như: Đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư… Riêng tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành lên đến 7%.
Video đang HOT
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp Theo Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng cho biết: “Mô hình ăn uống của người dân thành phố đang có chiều hướng phát triển phức tạp, mất cân đối về chất và lượng. Người dân có xu hướng ăn nhiều chất béo bão hòa, chất đường, ít ăn chất xơ. Việc thiếu tập luyện thể dục thể thao đang tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng thừa cân béo phì gia tăng”.
Bên cạnh đó, thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác về sức khỏe khi tỷ lệ gia đình dùng muối i-ôt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ đạt 64% thấp so với mục tiêu quốc gia (từ 90% trở lên).
Tại Hội nghị “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020″ thành phố sẽ đầu tư 42,7 tỷ đồng tập trung thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng bữa ăn nhằm mục đích nâng cao sức khỏe của người dân.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Chế độ ăn "sạch" tốt nhất cho cơ thể
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cắt bỏ hoặc tăng cường để giữ cho mình một chế độ ăn "sạch" tốt nhất cho sức khỏe.
Những thực phẩm nên giảm thiểu
1. Rượu
Bạn vẫn biết rằng uống rượu với một lượng vừa phải (1 ly mỗi ngày cho phụ nữ, 2 dành cho nam giới) có thể có một số lợi ích sức khỏe như tăng cholesterol HDL "tốt", "pha loãng máu" (ngăn ngừa cục máu đông - nguyên nhân có thể gây ra cơn đau tim và đột quỵ) và ngừa chứng mất trí và bệnh Alzheimer...
Tuy nhiên, nếu trót uống quá nhiều rượu thì bạn lại phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gan - cơ quan thải độc chính của cơ thể. Rượu cũng hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu nên có thể khiến cơ thể mất nước dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể như giảm nồng độ máu, cản trở hệ tuần hoàn...
Đó chính là lý do tại sao bạn nên cắt giảm lượng rượu trong việc ăn uống hàng ngày.
2. Đường
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường và theo các chuyên gia về tim mạch thì lượng đường vào cơ thể tăng cũng đồng nghĩa với việc các yếu tố nguy cơ bệnh tim tăng, chẳng hạn như huyết áp cao và nồng độ chất béo trung tính cao.
Từ đó bạn đã thấy sự thiết thực của việc cắt giảm lượng đường tiêu thụ. Hãy bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc đồ ăn quá ngọt, hãy chọn trái cây chứa các loại đường tự nhiên để thay thế.
3. Muối
Nếu chúng ta cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 9%, theo một nghiên cứu trong Tạp chí Y học New England.
Đồ ăn ở các nhà hàng và các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa hàm lượng natri (muối) cao, do đó, một bước quan trọng trong việc làm giảm lượng muối nạp vào cơ thể bạn là nên nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối tiêu thụ.
Một cách khác nhằm cắt giảm lượng muối tiêu thụ là nên dùng các loại thảo mộc và gia vị chứ không phải là muối.
4. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa là loại chất béo được tìm thấy trong sữa nguyên chất, bơ, pho mát và thịt. Loại chất béo này dễ làm tăng cholesterol "xấu" (LDL) khi được tiêu thụ vào cơ thể nên không những khiến bạn dễ béo phì mà còn gây tổn hại đến động mạch.
Vì vậy, hãy tránh các chất béo từ động vật và thay vào đó hãy sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh từ thức ăn thực vật như các loại hạt, bơ và dầu ôliu.
Có những thực phẩm bạn nên cắt bỏ hoặc tăng cường để giữ cho mình một chế độ ăn "sạch" tốt nhất cho sức khỏe.
5. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế, bột mì trắng, gạo trắng thường bị hạn chế chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi... vậy nên nếu ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ chỉ làm tăng calo chứ không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Vậy nên, bạn hãy "tỉnh táo" để ăn ít các thực phẩm này. Thay vào đó hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ.
Những thực phẩm nên ăn nhiều
1. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả không chỉ làm tăng hương vị và màu sắc cho bữa ăn, mà chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất chống oxy hóa, ít calo và đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Nước
Có thể các đồ uống khác sẽ hấp dẫn bạn hơn nhưng rõ ràng nước thực sự là thức uống tốt nhất cho cơ thể. Cơ thể của chúng ta chứa 60% là nước và nước là thứ tối quan trọng cho các cơ quan thực hiện tốt chức năng, giúp tuần hoàn oxy và giảm các chất thải độc.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn các loại ngũ này có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn bởi chúng có tác dụng giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, truyền nhiễm và hô hấp - theo một nguyên cứu năm 2011 của trường phái Archives of Internal Medicine (một trường phải ăn chay).
Theo Afamily
8 lưu ý khó bỏ qua trong ăn uống Ăn uống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là 8 lưu ý trong ăn uống được các chuyên gia sức khỏe thuộc chính phủ Anh hướng dẫn, theo NHS. Chọn thực phẩm chứa tinh bột Thực phẩm chứa tinh bột gồm khoai tây, ngũ cốc, mì ống,...