TP.HCM: Bằng mọi cách dập nhanh dịch sởi
Đến nay, TP.HCM đã ghi nhận bệnh sởi xuất hiện tại 57 xã phường thuộc 16/22 quận huyện và TP.Thủ Đức với hàng trăm trẻ mắc bệnh.
Tình hình bệnh sởi đang diễn tiến rất phức tạp.
Đó là thông tin vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết tại hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch sởi trên địa bàn.
Do gián đoạn tiêm vắc xin sởi
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn TP là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP.HCM và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh thành khác). Các ca bệnh sởi phân bố rải khắp 57 phường xã thuộc 16/22 quận huyện, TP.Thủ Đức.
Triển khai việc tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi là một trong những giải pháp để dập dịch bệnh này – Ảnh: PV
Đánh giá về bệnh sởi bùng phát mạnh như hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết nguyên nhân chính là thời gian qua gián đoạn tiêm vắc xin phòng sởi trong và sau đại dịch COVID-19. Tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn TP chỉ mới đạt 89,2%, chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.
Hai giải pháp
Trước tình hình trên, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai ngay việc tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi và tập trung bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ.
Đối với việc tiêm bù, tiêm bổ sung sẽ thực hiện đối với những trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ mũi và triển khai đợt tiêm bổ sung vắc xin cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính mà không có chống chỉ định tiêm vắc xin.
Để bảo đảm đợt tiêm bổ sung vắc xin đạt hiệu quả, các trung tâm y tế quận huyện cần rà soát lập danh sách tất cả các trẻ từ 1 đến 5 tuổi hiện sinh sống trên địa bàn, chú ý các trẻ tại các mái ấm, cơ sở bảo trợ.
Video đang HOT
Khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vắc xin cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi.
Các bệnh viện thực hiện lập danh sách trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh nền đang được bệnh viện quản lý và tư vấn tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ nếu đủ điều kiện. Hiệu quả ngăn chặn đường lây truyền bệnh khi có miễn dịch cộng đồng cũng là giải pháp gián tiếp để bảo vệ những người mắc bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vắc xin.
Riêng việc bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ, cần đặc biệt quan tâm bảo vệ nhóm trẻ có bệnh lý tim mạch, phổi, thận chưa được tiêm chủng, nhóm bị các bệnh có suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính. Đây là những trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế; triển khai khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp sốt phát ban nghi sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo cho người bệnh khác; bố trí khu vực cách ly để điều trị người bệnh nghi nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly riêng biệt, không bố trí chung buồng bệnh với các trường hợp khác.
Nhân viên y tế, kể cả thân nhân người bệnh cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn như mang khẩu trang, vệ sinh tay khi chăm sóc các trẻ thuộc nhóm nguy cơ; khuyến khích tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị phơi nhiễm sởi trong thời gian nằm viện do có tiếp xúc với bệnh nhân sởi, cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay bằng Immune Globulin.
Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân tuyến điều trị và tuân thủ phác đồ chăm sóc điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1327/QĐ-SYT ngày 18.4.2014.
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, các trung tâm y tế quận huyện khẩn trương triển khai những hoạt động tăng cường miễn dịch cộng đồng; đồng thời các bệnh viện triển khai ngay giải pháp bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ, tất cả hướng đến mục tiêu làm giảm số ca mắc và hạn chế thấp nhất ca tử vong.
“Để các nhóm giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả kiểm soát dịch sởi, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vắc xin. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, UBND quận huyện và TP.Thủ Đức cần phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trong công tác truyền thông phòng bệnh sởi. Đồng thời, Thanh tra Sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền “anti vắc xin” và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng”, ông Thượng cho biết.
Thủy đậu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao
Những năm gần đây, thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ nhiễm cao nhất tại Việt Nam. Khi mắc bệnh, tỷ lệ xảy ra biến chứng và tử vong cao hơn ở người lớn.
Theo bác sỹ Nguyễn Quang Huy, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, những năm gần đây, thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ nhiễm cao nhất tại Việt Nam. Đây là bệnh truyền nhiễm, do vi rút Varicella Zoster gây ra và có thể bùng phát thành dịch.
Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh thủy đậu. Ảnh: Chí Cường
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố ghi nhận 679 ca mắc thủy đậu. Cũng trong 3 tháng đầu năm nay, tại tỉnh Yên Bái ghi nhận vụ dịch thủy đậu với 69 ca bệnh, trong đó có một trường hợp tử vong.
Vi rút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp, không khí. Người dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi... Tất cả người chưa có kháng thể với vi rút đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhiều người chủ quan khi cho rằng, người lớn không mắc thủy đậu. Nếu có nhiễm bệnh thì cũng tự khỏi và không để lại biến chứng. Thế nhưng, trên thực tế, khi mắc bệnh, tỷ lệ xảy ra biến chứng và tử vong cao hơn ở người lớn.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới từng tiếp nhận điều trị cho nhiều người lớn mắc thủy đậu, trong đó đã ghi nhận nam thanh niên 32 tuổi tử vong do biến chứng viêm phổi, suy gan.
Thủy đậu ở người khỏe mạnh thường gây tổn thương các nốt phỏng trên da và sau 1-2 tuần sẽ khỏi, không để lại di chứng.
Các ca có biến chứng nặng gây viêm phổi, viêm não, suy đa phủ tạng thường xảy ra trên những cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền, dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Theo một số nghiên cứu về việc điều trị bệnh thủy đậu đối với người lớn, các trường hợp nặng và tử vong chiếm khoảng 10,4%. Đây là một tỷ lệ cao đối với bệnh đã có vắc xin điều trị.
Đặc biệt, thai phụ nhiễm thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do vi rút varicella chiếm từ 10-20%, trong số người viêm phổi do vi rút này, nguy cơ tử vong lên đến 40%.
Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây sau khi sinh nở.
Bác sỹ Nguyễn Quang Huy cũng lưu ý, các bệnh nhân có miễn dịch yếu, đang dùng thuốc corticoid, thuốc điều trị ung thư, đang xạ trị hay bị đái tháo đường khi mắc thủy đậu sẽ dễ chuyển nặng và biến chứng.
Ngoài ra, với những trường hợp khỏe mạnh cũng không nên chủ quan. Khi mắc bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nói thêm về bệnh thủy đậu, theo chuyên gia đây, các biểu hiện của thủy đậu bao gồm sốt, nhức mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, kèm với nổi ban đỏ phỏng nước ở da và niêm mạc (miệng, mắt, tiết niệu,...). Phỏng nước thường mọc ở vùng đầu mặt và thân mình trước, sau đó lan dần ra toàn thân.
Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết mũi) khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện.
Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch phỏng nước thủy đậu, hoặc gián tiếp thông qua cầm nắm các vật dụng có dính chất tiết phỏng nước.
Bệnh thường diễn tiến lành tính và bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiễm thủy đậu ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng.
Các biến chứng nặng như viêm phổi nặng, viêm não- màng não, viêm khớp... có thể dẫn đến tử vong. Riêng phụ nữ mang thai nếu nhiễm thủy đậu có thể gia tăng tần suất sảy thai, đẻ non và đặt biệt là dị tật cho thai nhi.
Khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực.
Bác sỹ Bắc đặc biệt lưu ý, khi bị thủy đậu, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các thuốc có chứa thành phần corticosteroid, làm tăng nguy cơ diễn biến nặng.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/potec cho hay, có bằng chứng cho thấy vắc-xin giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu được tiêm trong vòng 3-5 ngày sau khi phơi nhiễm. Đặc biệt, mức độ hiệu quả của vắc-xin có thể đạt được 70-100% nếu tiêm trong vòng 72 giờ.
Bác sỹ Tuấn Hải khuyến cáo, trẻ nên được tiêm phòng để tạo sự miễn dịch chủ động đối với bệnh thủy đậu. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên tiếp xúc gần với người chăm sóc hoặc người đang mắc bệnh thủy đậu. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán sớm.
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, phụ huynh cần lưu ý ngoài việc hạ sốt và uống thuốc theo đơn bác sỹ, chăm sóc các nốt tổn thương da rất quan trọng. Nếu tổn thương da không chăm sóc cẩn thận, bị nhiễm trùng, vết sẹo sau này sẽ rất xấu và có thể bội nhiễm, gây nhiễm trùng các cơ quan khác.
Người bệnh cần giữ sạch sẽ các tổn thương da bóng nước, có thể sử dụng thuốc sát trùng nếu bội nhiễm; tuyệt đối không bôi loại thuốc không rõ nguồn gốc lên các vết bóng nước. Bệnh thủy đậu không hạn chế tắm rửa, ngược lại, càng vệ sinh cơ thể sạch sẽ càng tốt.
Về dinh dưỡng, người bị thủy đậu cần ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, uống nhiều nước. Trong quá trình chăm sóc, nếu có sốt cao liên tục không hạ được kèm theo các dấu hiệu thần kinh như li bì, khó đánh thức, nôn, co giật, khó thở... người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Hà Nội: Sốt xuất huyết, ho gà gia tăng Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó. Chiều 22-7, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12 đến 19-7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường...