TPHCM: Bàn giao mặt bằng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng trước ngày 30/6
UBND TPHCM vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện đúng theo chỉ đạo của UBND TPHCM về việc đẩy nhanh liên quan tiến độ thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố có xét đến yêu tố biên đổi khí hậu – giai đoạn 1 (dự án 10 ngàn tỷ đồng).
Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND TPHCM phân công ông Võ Trung Trực, Phó Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố chủ trì, phối họp các quận huyện liên quan dự án khẩn trương tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tuần để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, báo cáo UBND TPHCM.
UBND TPHCM giao UBND các quận, huyện liên quan dự án khẩn trương hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ, trước ngày 30/6 này.
Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố khẩn trương xem xét, xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành các hạng mục công trình đã thi công (theo danh mục trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt và báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh được duyệt); tham mưu, đề xuất UBND TPHCM theo đúng quy định.
Trung tâm chủ động thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan giải thể, bàn giao theo đúng quy định pháp luật; tham mưu, đề xuất UBND TPHCM chuyển các chức năng, nhiệm vụ liên quan dự án này cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị tiếp nhận bàn giao trong tháng 5/2019. T
rung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở NN-PTNT và các sở-ngành đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND TPHCM về triển khai các công việc liên quan dự án.
Văn phòng UBND TPHCM được giao nhiệm vụ tổng hợp các nội dung liên quan dự án, trình Thường trực UBND TPHCM báo cáo HĐND TPHCM thông qua chủ trương về các vấn đề liên quan dự án trong kỳ họp của HĐND TPHCM định kỳ.
Video đang HOT
Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố phối hợp Sở TN-MT tiếp tục thẩm định, phê duyệt phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các trường hợp có đất bị ảnh hưởng liên quan dự án, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư theo đúng quy định.
Theo Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 – chủ đầu tư dự án, sau thời gian dự án tạm dừng, UBND TPHCM cho phép tái khởi động lại dự án, hiện nay tất cả các hạng mục đã triển khai, tiến độ đạt 72%.
Cụ thể, cống Bến Nghé đạt 70%, dự kiến xong trong 2019; cống Tân Thuận đạt 62%, dự kiến hoàn thành đầu 2020. Riêng cống Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định mới chỉ đạt từ 60 đến 85% do vướng mặt bằng. Cống Phú Định đạt 65%. Về tiến độ đê – kè đạt 60%, dự kiến hoàn thành trong 2019.
Hiện còn 132 hộ dân và một số tổ chức chưa di dời, bàn giao mặt bằng. Chủ đầu tư cam kết nếu trong tháng 5/2019 các quận, huyện bàn giao toàn bộ mặt bằng thì dự án sẽ hoàn thành ngay trong năm nay.
Dự án chống ngập do triều cường khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng khởi công từ tháng 6/2016. Dự án gồm 6 cống ngăn triều: Bến Nghé, Cây Khô, Mương Chuối, Phú Định, Phú Xuân và Tân Thuận.
Ngoài ra, dự án còn 5 đê bao/kè xung yếu dài 7,801km. Khu nhà quản lý trung tâm dự án tại cống Mương Chuối với nhiệm vụ quản lý toàn bộ công trình chống ngập. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750km với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Công trình cũng giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu lọt "tầm ngắm" đại gia địa ốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại cuộc họp về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 16 dự án trọng điểm đang được tỉnh tổ chức kêu gọi đầu tư, bao gồm: khu đất Paradise, khu đất Safari, khu vực Núi Dinh, khu đất dự án Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis, khi trung tâm Logistics Cái Mép Hạ 800ha, Quỹ đất nhận chuyển giao từ ngân hàng Công thương (Trung tâm phát triển quỹ đất), Khu đất cụm 5, Khu đất Cụm 3 (TP. Vũng Tàu), Khu công viên văn hóa thể thao Bàu Trũng, Khu công viên Bàu Sen, Khu đô thị Gò Găng, Dự án đường Long Sơn - Cái Mép, Dự án cầu Phước An, Dự án nạo vét kênh Bến Đình, đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khu bãi Ngang - Long Hải.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, xin đầu tư như: khu đất Safari, khu vực Núi Dinh, khu đất dự án Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis, khi trung tâm Logistics Cái Mép Hạ 800ha...Trong quá trình thực hiện, các dự án này cũng đang gặp một số vướng mắc, khó khăn, do đó, Sở đã đề xuất các giải pháp giải quyết và kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án tiềm năng, quy mô lớn đã được khởi công xây dựng như Hóa dầu Long Sơn hoặc đang đón chờ nhà đầu tư như: Đô thị Gò Găng (gần 1.800ha); Paradise (220ha), Chí Linh-Cửa Lấp (trên 800ha); Đô thị Tây Nam Bà Rịa; Khu du lịch Núi Dinh; Bàu Trũng (khoảng 170ha); Vườn thú Safari...
Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đang điều chỉnh quy hoạch, kêu gọi đầu tư nhiều dự án du lịch - nghỉ dưỡng lớn đã bị thu hồi do nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai để giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động. Đây được xem là những "thỏi nam châm" thu hút các nhà kinh doanh BĐS đầu tư vào địa phương này.
Thời gian qua, cũng theo ông Hưng, nhiều nhà đầu tư xin chủ trương vào đầu tư du lịch nghỉ dưỡng như: Tập đoàn Tuần Châu đề xuất siêu dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha tại TP. Vũng Tàu; Tập đoàn SunGroup cũng đã khảo sát, tìm hiểu dự án nghỉ dưỡng khu vực núi Dinh; Tập đoàn FLC đề xuất rót vốn đầu tư khu vườn thú hoang dã Safari và tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp rộng gần 600ha; Tập đoàn BRG cũng đã làm việc nhiều lần với địa phương để đầu tư một dự án ven biển quy mô khá lớn...
Trước đó, Công ty Korea Infrastructure Company Limited (Hàn Quốc) cũng đã trình bày với UBND tỉnh dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng tại khu đất Paradise và khu đô thị mới Bàu Trũng (TP.Vũng Tàu). Korea Infrastructure Company Limited dự kiến đầu tư vào 2 dự án này khoảng 3,2 tỷ USD và sẽ liên doanh cùng các DN Hàn Quốc để điều hành việc kinh doanh.
Trong khi đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi cả ngàn tỷ đồng để mua 4 dự án có quy mô lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu. Còn Tập đoàn Novaland thì tham gia vào dự án Palm Beach Vũng Tàu. Công ty BĐS Danh Khôi đã chuyển nhượng thành công 1 dự án có quy mô gần 10ha ngay trung tâm TP.Bà Rịa để phát triển thành khu đô thị mang tên Barya Citi.
Theo Sơ Kế hoạch và đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xac đinh 4 loại hình sản phẩm du lịch mũi nhọn gôm: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch sinh thái chất lượng cao và du lịch lịch sử, tâm linh.
Trong thu hut đâu tư, tinh ưu tiên kêu gọi những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, có thương hiệu quốc tế, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, thu hút được dòng khách cao cấp vơi 6 cụm du lịch sau: TP.Vũng Tàu phát triển các sản phẩm du lịch thương mại, hội nghị - hội thảo (MICE), nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa.
Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải và vùng phụ cận thu hut các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, làng nghề và du lịch sinh thái. Cụm du lịch TP. Bà Rịa - Núi Dinh và vùng phụ cận phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với núi Dinh, vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cụm du lịch Hồ Tràm - Bình Châu chuyên dong sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với biển và sinh thái rừng, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe, trong đó tỉnh đang kêu gọi đầu tư dự án Safari với diện tích khoảng 600ha.
Cụm du lịch Côn Đảo chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, tham quan đảo, trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Các dự án du lịch ven sông và rừng ngập mặn trên Sông Dinh, các vịnh hạ lưu Sông Dinh, Sông Ray, Sông Cái Mép - Thị Vải và tuyến nối Vũng Tàu - Cần Giờ.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các dự án nêu trên, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Riêng, đối với một số dự án phải xin ý kiến bộ, ngành Trung ương thì các sở, ngành liên quan liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn và thống nhất các phương án thực hiện.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM: Liên danh tư vấn giám sát rút khỏi dự án chống ngập 10 ngàn tỷ Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng đã gửi thông báo đến UBND TP.HCM và Trung tâm Chống ngập về việc "chấm dứt hợp đồng, dừng huy động Đoàn TVGSHĐ đối với dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng". Theo đó, đến nay, dù đã qua 28 ngày làm việc kể từ...