TPHCM: 62.000 shipper được xem xét ưu tiên tiêm vắc xin
TPHCM đang xem xét ưu tiên tổ chức tiêm vắc xin cho 62.000 nhân viên giao hàng ( shipper) của các đơn vị cung ứng dịch vụ trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
Sáng 30/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin, từ 17h chiều 29/7 đến 6h sáng nay, thành phố có thêm 2.740 ca mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố, nâng tổng số ca bệnh đợt dịch thứ 4 lên hơn 84.500 ca.
Theo HCDC, vắc xin là yếu tố quan trọng trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19. Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm chủng cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền.
Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để mọi người phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm.
TPHCM đang xem xét ưu tiên tiêm vắc xin cho 62.000 shipper (Ảnh: Tiến Tuân).
Thành phố xem xét ưu tiên tổ chức tiêm vắc-xin cho 62.000 nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
Để tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng dịch Covid-19, TPHCM tiếp tục điều chỉnh hoạt động ở các bến phà lớn.
Cụ thể, dừng hoạt động bến phà Cần Giờ – Cần Giuộc từ 0h ngày 30/7 cho đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Bến phà Bình Khánh, Cát Lái chỉ phục vụ vận chuyển xe ô tô chở công nhân, xe cấp cứu, xe chở lực lượng tham gia công tác chống dịch, xe của lực lượng vũ trang, xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu từ 0h ngày 30/7 đến hết ngày 1/8.
Trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch Covid-19, TPHCM đã nỗ lực để phát hiện, truy vết, tách F0 ra khỏi cộng đồng và tập trung điều trị, hạn chế số ca tử vong. Để cùng thành phố vượt qua đợt dịch này, mỗi người hãy dân bình tĩnh, thực hiện tốt các quy định của Chỉ thị 16, hạn chế tối đa việc tiếp xúc.
Để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, TPHCM sẽ thực hiện song song hai chính sách hỗ trợ là gói 886 tỷ đồng theo Nghị quyết 09 của HĐND TP và gói 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần, một chính sách hỗ trợ cao nhất bằng tiền mặt.
Cước giao hàng tại TP.HCM tăng 2-3 lần, đặt ship 3 ngày không được
Sau khi TP.HCM siết chặt hoạt động của shipper, nhiều người dân cho biết giá cước tăng cao gấp 2-3 lần, có người gọi giao hàng mấy ngày chưa được.
Những ngày qua, nhu cầu giao nhận hàng tại TP.HCM tăng mạnh, trong khi các shipper chịu nhiều hạn chế khiến giá cước chuyển hàng tăng cao.
Phí ship hàng bằng xe công nghệ đang "nhảy múa".
Đặt shipper 2-3 ngày chưa được
Chị Ngọc Phú ở quận Bình Thạnh cho biết, chị đặt shipper giao đồ ăn cho người bạn bên TP Thủ Đức đã 2 ngày nay nhưng chưa được, trong khi bạn chị sắp hết thực phẩm trong nhà. Mặc dù trên các app ứng dụng giao hàng, chị Ngọc thông báo sẽ "tip" thêm cho shipper 50.000 đồng nhưng không ai nhận.
"Mình book Grab, Ahamove, Gojek, Now đều bị từ chối do khác quận. Bạn mình là người nước ngoài, thời điểm nhạy cảm này bạn ấy sợ ra ngoài mua đồ ăn, thật tình là bây giờ tụi mình đứa nào cũng sợ" , chị Phú nói. Chị cho rằng TP.HCM cần có một số thay đổi trong việc thực hiện Chỉ thị 16, chẳng hạn cho giao thực phẩm thiết yếu trong phạm vi dưới 5km hoặc dưới 10km để người dân thuận tiện hơn.
Nhiều người đặt shipper 2-3 ngày vẫn chưa được.
Tương tự, chị Ngọc ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức đặt shipper chuyển đồ ăn từ người nhà gửi lên đã 3 ngày nhưng vẫn chưa thành công. Khu chị ở đã bị phong tỏa khoảng 2 tuần nay, xung quanh không có siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm. Những ngày qua, thực phẩm mà gia đình chị sử dụng chủ yếu được người nhà ở quê gửi lên.
Nhưng với tình hình hiện tại, chị rất bí bách: "Giờ chỉ có cách tìm những nơi bán gần họ hỗ trợ ship luôn dùm. Nếu tình hình này kéo dài thêm 1-2 tuần nữa thì rất khó cho người lao động. Nên cho shipper giao hàng và yêu cầu xịt khuẩn, khẩu trang, găng tay, không ship sau 18h... chứ dân không được ra đường mà shipper cũng không được hoạt động rộng thì rất khó. Đến siêu thị đông thì nguy cơ còn cao hơn" .
Giá cước cao gấp 3 lần
Chị Ngọc Phú cho biết, trong thời điểm hiện nay, việc đặt giao hàng qua ứng dụng không chỉ khó khăn mà giá cước cũng tăng gấp đôi, gấp ba. "Mới vừa có người nhận đơn giao hàng của mình, trong vòng 5km mà mình phải trả 100.000 đồng mới chịu đi, bình thường mình book Now chỉ 38.000 đồng, Grab giao nhanh là 51.000 đồng. Vì mình gấp, bạn mình không có đồ ăn nên là bắt buộc mình phải trả thôi" , chị Phú cho hay.
Chị Nguyễn Thị Thanh, phường An phú Đông, Quận 12 cho biết, chị đặt giao hàng thực phẩm từ người nhà ở quê qua mấy app cả ngày nay nhưng không được, đến khi đặt được thì phí ship được báo là 134.000 đồng. Sau đó, người giao hàng gọi điện thoại cho chị và báo giá ship là 400.000 đồng.
"Mình thắc mắc sao giá trên hệ thống có 134.000 nghìn đồng mà anh báo tận 400.000 nghìn đồng. Anh shipper nói nếu chị chịu giá đó thì tôi đi lấy và giao cho chị, còn chị không chịu thì thôi. Mình thấy giá cao quá vì từ chỗ giao hàng về chỗ mình có mấy cây số, nên mình từ chối ", chị Thanh kể. Theo chị Thanh cho biết ngày thường, giá ship cho quãng đường này chỉ có 60.000-70.000 đồng.
Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp giao hàng qua ứng dụng công nghệ cũng đang gặp khó khăn do thiếu tài xế. Rất nhiều người tắt app tạm nghỉ, qua dịch mới chạy xe trở lại. Với những người còn làm việc, doanh nghiệp phải lập danh sách để đăng ký với Sở Công thương TP.HCM nhằm duy trì cung cấp dịch vụ vận chuyển thiết yếu.
Giá cước shipper hiện nay cao gấp 2-3 lần ngày thường.
Hôm nay (29/7), UBND TP.HCM gửi văn bản đến các quận, huyện, TP Thủ Đức về kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Theo đó, khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu phong tỏa, cách ly, cơ sở y tế, điều trị bệnh nhân COVID-19, người giao hàng (shipper) được phép di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức. Ngoài ra, UBND TP.HCM yêu cầu shipper phải đảm bảo đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định tại công văn 2941.
Cụ thể, shipper phải có đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành, ứng dụng quản lý đơn hàng, bảng tên thẻ cứng có hình và xác nhận của công ty cho từng shipper. Đồng thời, phải có ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua QR Code và băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20 cm, in chữ "Shipper" màu trắng. Thời gian hoạt động của shipper từ 6h đến 18h mỗi ngày.
UBND TP.HCM giao Sở Công Thương, Sở GTVT yêu cầu shipper khi di chuyển phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện theo quy định, đơn hàng chứng minh khi di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức. Sở cũng phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện xe vận chuyển thông qua việc đăng ký, cấp giấy có mã QR.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu UBND phường, xã, thị trấn tổ chức phát phiếu đi chợ, siêu thị cho người dân theo quy định, ghi rõ thời gian và các địa điểm đi chợ, siêu thị, cửa hàng gần nhất để người dân mua sắm.
Vĩnh Long: Giãn cách xã hội, shipper chỉ được vận chuyển hàng hóa thiết yếu Theo hướng dẫn của Sở Công thương Vĩnh Long, trong thời gian giãn cách xã hội, shipper chỉ được vận chuyển hàng hóa thiết yếu và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Shipper chỉ được vận chuyển hàng hóa thiết yếu và phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. ẢNH: XUÂN PHÚC Chiều 28.7, ông Nguyễn...