TP.HCM: 5.000 người đi bộ đồng hành vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Chương trình Đi bộ đồng hành vì nạn nhân da cam/dioxin được tổ chức hằng năm với chủ đề “Lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm, vì nạn nhân da cam,” thu hút hàng nghìn người tham gia.
Hơn 5.000 người đi bộ đồng hành vì nạn nhân độc da cam/dioxin Việt Nam nhân Tháng Hành động Vì Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin và kỷ niệm 62 năm Ngày Thảm họa Da cam/dioxin ở VN 10/8/1961-10/8/2023. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Nhân Tháng Hành động Vì Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin và kỷ niệm 62 năm Ngày Thảm họa Da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023), ngày 12/8, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình Đi bộ đồng hành vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin với sự tham gia của 5.000 người tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.
Phát biểu khai mạc Chương trình, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 20.000 người bị nhiễm và phơi nhiễm chất độc hóa học, nhưng chỉ có hơn 5.000 người tham gia kháng chiến và con đẻ được hưởng trợ cấp hằng tháng. Số còn lại hưởng mức trợ cấp dành cho người khuyết tật và sự giúp đỡ, cưu mang của cộng đồng.
Từ khi thành lập đến nay, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chương trình thiết thực chăm lo đời sống nạn nhân chất độc da cam như hành trình xuyên Việt cho nạn nhân da cam vượt khó bằng phương tiện 3 bánh năm 2013-2014; năm 2015 khởi công Làng Cam, xây dựng mái nhà chung cho những trẻ em nhiễm chất độc hóa học không nơi nương tựa…
Hằng năm, Quỹ Chất độc da cam/dioxin trở thành điểm tựa cả về mặt tinh thần và vật chất cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học. Đại đa số nạn nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều được nhận quà vào dịp Tết Nguyên đán, mỗi phần quà trị giá từ 400.000-500.000 đồng.
Cũng từ Quỹ, một số căn nhà tình thương đã được xây dựng, nhiều căn nhà của nạn nhân được sửa chữa khang trang, sạch sẽ hơn. Hàng chục hộ được trợ vốn làm ăn như chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ… Hàng trăm em học sinh, sinh viên được trợ cấp học bổng đến trường; nhiều nạn nhân được phẫu thuật để đi lại, sinh hoạt dễ dàng hơn.
Đặc biệt là Chương trình Đi bộ đồng hành vì nạn nhân da cam/dioxin mỗi năm với chủ đề “Lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm, vì nạn nhân da cam” thu hút hàng nghìn người tham gia.
“Hy vọng từ những sự kiện được tổ chức như thế này sẽ tác động sâu sắc về ý thức trách nhiệm, tấm lòng hướng thiện, san sẻ yêu thương của cộng đồng xã hội, hướng đến sự quan tâm, trợ giúp mọi mặt về tinh thần và của cải vật chất đến với nạn nhân chất độc da cam/dioxin và người khuyết tật để đời sống mỗi ngày hạnh phúc hơn, đồng thời nhằm góp phần khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại,” Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ mong mỏi.
Video đang HOT
Dịp này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã trao tặng 20 sổ tiết kiệm cho 20 hộ gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh khó khăn; mỗi sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.
Các em khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận được các phần quà từ Ban tổ chức.
Những điều cần biết về Khu vực An ninh chung Hàn Quốc và Triều Tiên
Theo hãng tin Yonhap, ngày 18/7, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu cho biết một công dân Mỹ đã vượt qua ranh giới quân sự ngăn cách Hàn Quốc và Triều Tiên mà không được cho phép.
Binh sĩ Hàn Quốc (phải) và binh sĩ của Bộ chỉ huy Liên hợp quốc đứng gác gần đường ranh giới quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên tại DMZ. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), binh nhì Travis King đã vượt qua khu vực biên giới tới Triều Tiên trong chuyến tham quan Khu vực an ninh chung (JSA) ở Khu phi quân sự (DMZ) và được cho là đang bị Triều Tiên giam giữ. Đây là người Mỹ đầu tiên bị giam giữ ở Triều Tiên trong 5 năm.
Khu vực an ninh chung là gì?
Còn được gọi là làng Panmunjom, "làng hòa bình" hay "làng đình chiến", Khu vực an ninh chung là một phần thuộc Khu phi quân sự dài 250 km ngăn cách Hàn Quốc và Triều Tiên. Làng Panmunjom nằm cách Seoul 50 km về phía bắc và cách thành phố Gaeseong của Triều Tiên chỉ 10 km.
Năm 1948, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc được thành lập, DMZ trở thành giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên.
Năm 1953, khi Hiệp định đình chiến được ký kết tại Khu vực an ninh chung, DMZ trở thành vùng đệm rộng 4 km. Quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên đã trang bị các bãi mìn dày đặc, hệ thống hàng rào dây thép gai kiên cố, vũ khí hạng nặng và các ụ chống tăng bao quanh hai bên.
Làng hòa bình bao gồm các tòa nhà màu xanh da trời của Liên hợp quốc, bị chia cắt bởi một đường ranh giới quân sự. Hàn Quốc và Triều Tiên đều có văn phòng liên lạc và hội trường riêng trong Khu vực an ninh chung.
Lính Hàn Quốc gác bên ngoài nhà Hòa bình thuộc làng Panmunjom. Ảnh: AFP
Ngày nay, Khu vực an ninh chung thuộc Panmunjom trở thành nơi duy nhất binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc ngày ngày mặt đối mặt. Về mặt kỹ thuật thì hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, bởi hai bên chưa bao giờ ký kết một hiệp định hoà bình. Quân đội của hai miền thường trao đổi với nhau qua đường ranh giới quân sự, nhưng mặc dù làm việc ở những khu vực gần nhau, việc liên lạc vẫn thường xuyên gặp trở ngại.
Trong thời kỳ quan hệ hai miền rơi xuống mức căng thẳng cao độ, Triều Tiên đã không trả lời các cuộc gọi liên Triều theo lịch thông qua đường dây nóng quân sự, buộc các quan chức Mỹ hoặc Hàn Quốc phải gọi qua phía bên kia biên giới.
Trong nhiều năm, cả hai bên cũng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền qua khu phi quân sự. Sau hội nghị thượng đỉnh giữa cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27/4/2018, hai miền Triều Tiên đã đồng ý dừng các hành động thù địch và tháo dỡ các phương tiện, bao gồm loa phóng thanh và truyền đơn.
JSA được giám sát bởi Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc, một lực lượng quân sự đa quốc gia được thành lập trong chiến tranh Triều Tiên.
Năm 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau ở phía bắc và phía nam của làng Panmunjom. Năm 2019, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên đến Triều Tiên, khi ông đến JSA, đi bộ băng qua đường phân giới quân sự và bắt tay với Chủ tịch Kim Long-un.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gặp cựu Tổng thống Donald Trump tại Khu vực an ninh chung. Ảnh: KCNA/AFP
Những ai có thể đến thăm Khu vực an ninh chung?
Theo thỏa thuận năm 1953, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc và quân đội Triều Tiên được phép gửi không quá 35 binh sĩ đến JSA. Mỗi binh sĩ chỉ được sở hữu một khẩu súng lục hoặc súng trường không tự động. Nhưng số lượng binh lính và vũ khí tăng lên khi mối quan hệ trở nên tồi tệ.
Không có dân thường sinh sống trong khu vực JSA.
Trong hơn 60 năm qua, những dải đất rộng lớn của Khu phi quân sự đã không còn là vùng đất của con người, khi ngày càng có nhiều động vật hoang dã sinh sống trong khu vực.
Nhiều công ty du lịch Hàn Quốc đã mở các chuyến du lịch thăm JSA. Nhà xuất bản sách du lịch Lonely Planet mô tả đây là điểm nổi bật nhất của chuyến thăm khu phi quân sự. Trong đó, du khách sẽ được đưa vào bên trong một phòng họp - nơi ký kết hiệp định đình chiến năm 1953. Đây cũng là "nơi duy nhất du khách có thể bước vào Triều Tiên một cách an toàn".
Binh sĩ Triều Tiên (giữa) chụp ảnh binh sĩ Hàn Quốc (trái) và một quân nhân Mỹ (phải) đứng trước đường ranh giới quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên. Ảnh: AFP/Getty Images
Và trong chuyến tham quan theo hình thức này, quân nhân Mỹ Travis King đã vượt qua đường biên giới này. Các tờ báo Donga và Chosun Ilbo dẫn nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết khi cùng một nhóm du khách, bao gồm cả dân thường, đến làng đình chiến Panmunjom, người đàn ông này đã lao qua vạch phân chia biên giới hai miền.
Theo Tổ chức giám sát bom mìn và bom chùm, tổ chức dân sự có trụ sở tại Geneva, DMZ được gài rải rác rất nhiều mìn trong nhiều thập kỷ, có tới 970.000 quả mìn chỉ riêng ở khu vực phía nam.
Tại sao quân nhân Mỹ vượt qua ranh giới quân sự?
Động cơ vượt qua ranh giới quân sự của Travis King vẫn chưa được lý giải. Quân nhân này đã bị bắt giam gần hai tháng ở Hàn Quốc vì tội hành hung. Anh ta đã được trả tự do và dự định về Fort Bliss, Texas, nơi anh ta phải đối mặt với hình thức kỷ luật khác. Tuy nhiên, khi được hộ tống đến sân bay, người đàn ông này trốn đi và tham gia chuyến tham quan đến JSA.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ đang hợp tác với Triều Tiên để giải quyết vụ việc. Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề hạt nhân đang ngày càng leo thang.
Thông tin mới về nghi phạm âm mưu tấn công bằng chất độc ở Đức Các nhà điều tra Đức hôm 9-1 đã khám xét 2 nhà để xe mà nghi phạm người Iran vẫn sử dụng vì nghi ngờ rằng anh ta có thể lên kế hoạch tấn công bằng hóa chất chết người. Một trong số hai nghi phạm âm mưu tấn công bằng chất độc bị lực lượng an ninh Đức bắt giữ tối 7-1...