TPHCM: 1.837 ca dương tính SARS-CoV-2 tại khu chế xuất, khu công nghiệp
Trưởng ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp cho biết, đã ghi nhận 1.837 ca dương tính SARS-CoV-2 tại các doanh nghiệp. Trong đó, hơn 300 người đang chờ kết quả khẳng định.
Trong những ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, trung bình mỗi ngày, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) của TPHCM phát hiện hơn 40 ca dương tính SARS-CoV-2. Thông tin trên được ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý các KCX – KCN TPHCM báo cáo tại hội nghị sơ kết 7 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Cụ thể, trước ngày 9/7, các KCN, KCX của TPHCM đã có 1.159 bệnh nhân mắc Covid-19. Tiếp đến, trong tuần đầu cách ly xã hội, số bệnh nhân Covid-19 ghi nhận là 668 người và đang có chiều hướng giảm.
“Hiện tại, tổng số trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại các KCX, KCN là 1.837 ca. Nhìn chung, những công nhân này đều tuân thủ các biện pháp giãn cách, đặc biệt trong thời gian thành phố áp dụng Chỉ thị 16, khiến khả năng lây lan trong cộng đồng thấp”, ông Hứa Quốc Hưng thông tin.
TPHCM đã ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm liên quan khu chế xuất, khu công nghiệp (Ảnh: Hải Long).
Video đang HOT
Cũng theo ông Hứa Quốc Hưng, trong số 1.837 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, có hơn 300 người được phát hiện qua test nhanh. Những người này làm việc tại KCX Tân Thuận, đang chờ kết quả khẳng định để biết có mắc Covid-19 hay không.
Trưởng ban Quản lý các KCX – KCN cho biết: Hiện tại, 289 doanh nghiệp với hơn 42.000 lao động đã triển khai phương án vừa cách ly, vừa sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, “2 địa điểm, một cung đường”. Các đơn vị nhìn chung đã chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của UBND TPHCM, tuy nhiên, một số trường hợp đã gặp khó khăn khi thời gian chuẩn bị ngắn, việc cung ứng đồ phục vụ lưu trú cho công nhân khó đảm bảo.
Tại buổi họp, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất, KCX – KCN và khu công nghệ cao là đặc biệt quan trọng.
Ông Nguyễn Thành Phong nêu lại sự việc Công ty Nidec Sankyo tại KCN cao đã phát hiện 583 ca mắc Covid-19, những người này sinh sống chủ yếu tại phường Tân Phú (TP Thủ Đức). Chính quyền địa phương đã buộc phải phong tỏa phường này để đảm bảo an toàn.
“Đặc điểm của người lao động các KCX – KCN và khu công nghệ cao là sinh sống rải rác ở nhiều quận, huyện. Nếu một trường hợp lây nhiễm từ cộng đồng, sẽ tiếp tục lây lan tại nơi làm việc, và những người lây lan từ chỗ làm việc lại tiếp tục lây lan ra bên ngoài” – ông Nguyễn Thành Phong lưu ý.
Những tuyến giao thông dừng hoạt động để chống dịch
Hà Nội dừng các tuyến xe khách đến 14 tỉnh, thành; TP HCM dừng toàn bộ phương tiện công cộng, xe chở hàng hóa phải có thẻ nhận diện.
Đường bộ: Từ 8/7, Hà Nội đã tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng gồm xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại, gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam. Xe hợp đồng chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất được phép hoạt động.
Với các tuyến xe được hoạt động, Hà Nội yêu cầu không được dừng, đỗ đón trả khách tại các địa bàn có dịch.
Cảnh sát kiểm tra người từ miền Tây vào TP HCM trên quốc lộ 1 qua huyện Bình Chánh. Ảnh: Đình Văn
TP HCM đã dừng toàn bộ vận tải hành khách công cộng bằng ôtô, xe ôm, xe công nghệ từ 9/7. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được cấp thẻ nhận diện.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM cũng cấp thẻ nhận diện phương tiện có mã QR cho các loại xe đến và quá cảnh gồm: Xe các tỉnh chở hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng hóa đến các cảng, khu công nghiệp; xe các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông đi đến, đi qua TP.HCM và ngược lại; xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua địa bàn TP.HCM.
Đường sắt: Từ ngày 7 đến hết 23/7, trên mạng lưới đường sắt cả nước chỉ có một đôi tàu khách tuyến Bắc Nam hoạt động là SE7/8, không tổ chức chạy tàu các khu đoạn. Hai đoàn tàu Thống Nhất không đón, trả khách tại các ga Sài Gòn, Dĩ An (Bình Dương), Tuy Hòa (Phú Yên), Huế (Thừa Thiên Huế).
Hàng không: Đường bay từ TP HCM tạm dừng khai thác đến các sân bay ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai, Quảng Bình, Vinh, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Côn Đảo, Phú Quốc.
Đường bay hàng ngày từ TP HCM đến Phù Cát (Bình Định) có hai chuyến, Buôn Ma Thuột một chuyến, Cam Ranh hai chuyến; Đà Nẵng hai chuyến, Hà Nội 13 chuyến.
Hành khách làm thủ tục bay tại Tân Sơn Nhất chiều 8/7, trước khi TP HCM giãn cách theo Chỉ thị 16. Ảnh: Lâm Thỏa.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tất cả hành khách đi trên các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa từ TP HCM đi các địa phương và ngược lại phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV còn hiệu lực. Hành khách trên các tuyến vận tải khác phải khai báo y tế, đeo khẩu trang trong suốt hành trình.
Ngoài ra, người dân đi lại giữa các địa phương còn phải tuân thủ các quy định phòng dịch của chính quyền sở tại.
Vững vàng đất "thành đồng" trước đại dịch Covid-19 Không để thiếu kinh phí, không để thiếu nhân lực; không để thiếu quy định và cơ chế, chính sách... cả nước đang hướng về TP Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống Covid-19. Từ 0h hôm nay (ngày 9/7), TP Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn mới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên...