TP.Hải Phòng yêu cầu xử lý nghiêm nhiều ‘đại công trình’ sai phạm
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng nhận định các công trình như Khu kinh doanh dịch vụ du lịch tổng hợp Hữu Bằng Resort, Khu trải nghiệm BigSun và Sông Trăng Quán tại H.Kiến Thụy đều có sai phạm cần xử lý nghiêm.
Ngày 3.6, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, nghe báo cáo về việc chấp hành các quy định trong thực hiện đầu tư xây dựng và các hoạt động tại Khu kinh doanh dịch vụ du lịch tổng hợp Hữu Bằng Resort, Khu trải nghiệm BigSun và Sông Trăng Quán (đều ở H.Kiến Thụy).
Khu BigSun và Hữu Bằng Resort nằm cạnh nhau. Ảnh LÊ TÂN
Theo báo cáo nhanh của đoàn thanh tra, Khu kinh doanh dịch vụ du lịch tổng hợp Hữu Bằng Resort do Công ty TNHH Tân Bình làm chủ đầu tư, xây dựng khu kinh doanh dịch vụ du lịch tổng hợp và một số lĩnh vực khác.
Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn 50 năm, khu vực này rộng hơn 17.800 m 2. Nhưng thực tế kiểm tra, doanh nghiệp xây dựng các hạng mục công trình trên diện tích hơn 18.100 m 2 (trong đó khoảng 300 m 2 chênh lệch là đất làm đường giao thông chung). Cơ bản chủ đầu tư sử dụng đất đúng mục đích kinh doanh, dịch vụ phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND H.Kiến Thụy phê duyệt, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh quy hoạch, UBND H.Kiến Thụy chưa tham vấn Sở Xây dựng theo quy định của thành phố.
Trong khi đó, Khu trải nghiệm BigSun do hộ bà Vũ Thị Lan Anh làm chủ đầu tư, xây dựng các công trình trên diện tích đất hơn 42.000 m 2 (phần lớn là đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nằm trên địa bàn xã Hữu Bằng, phần còn lại nằm trên địa bàn TT.Núi Đối). Chủ đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà ở khung thép, hồ bơi, ao nuôi trồng thủy sản, cáp treo, trò chơi mạo hiểm… Hiện nay, Khu trải nghiệm BigSun chưa hoạt động chính thức, chưa có văn bản đồng ý hoạt động khai thác văn hóa, du lịch, trải nghiệm giáo dục của các sở ban ngành.
Video đang HOT
Trên thực tế, Khu trải nghiệm BigSun đã mở cửa đón khách vào vui chơi trải nghiệm một thời gian dài vừa qua.
Còn tổ hợp Sông Trăng Quán rộng hơn 3,7 ha ở xã Thanh Sơn. Trong đó gồm đất ở, đất nông nghiệp công ích của xã cho thuê nuôi trồng thủy sản thời hạn 5 năm, đất nông nghiệp được UBND H.Kiến Thụy cho thuê nuôi trồng thủy sản thời hạn 20 năm, do ông Hoàng Minh Phúc làm chủ đầu tư.
Trên diện tích đất hiện nay có một số công trình xây dựng gồm: nhà lợp mái lá, cổng xây bằng gạch chỉ… Chủ đầu tư đã đóng cửa công trình, dừng hoạt động trong nhiều năm qua.
Sau khi nghe đoàn thanh tra liên ngành báo cáo nhanh, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, kết luận có sai phạm tại các khu vực kinh doanh, dịch vụ nêu trên.
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng nhận định, UBND H.Kiến Thụy, UBND xã Hữu Bằng, UBND xã Thanh Sơn, UBND TT.Núi Đối và các nhà đầu tư có thiếu sót trong việc triển khai các thủ tục đầu tư, xây dựng các công trình trên đất. Trong đó, UBND H.Kiến Thụy và các xã, thị trấn phát hiện sai phạm nhưng thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm.
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng yêu cầu trước ngày 15.6, UBND H.Kiến Thụy, UBND TT.Núi Đối, UBND xã Hữu Bằng và UBND xã Thanh Sơn hoàn thành việc xử lý các sai phạm theo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành. Trong đó, cần khôi phục lại hiện trạng ban đầu các diện tích đất có công trình sai phạm.
Đoàn thanh tra khẩn trương ban hành kết luận thanh tra, xác định rõ sai phạm, trách nhiệm, thiếu sót của các tổ chức, cá nhân, báo cáo UBND TP.Hải Phòng trước ngày 15.6.
Bình Thuận: Bến đón khách trên đảo Hòn Cau có vi phạm đất quốc phòng ?
Sở NN-PTNT và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản phản hồi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về công trình bến đón khách được xây dựng trên đất quốc phòng thuộc đảo Hòn Cau (H.Tuy Phong).
Bến đón khách trên đảo Hòn Cau (hay còn gọi Cù Lao Câu, thuộc xã Phước Thể, H.Tuy Phong, Bình Thuận) được Công ty TNHH H.P Bình Thuận xây dựng kiên cố trên đất quốc phòng.
Hiện trạng nhà đón khách trên đất quốc phòng ở đảo Hòn Cau. Ảnh H.LINH
Theo văn bản số 1184 (ngày 25.5.2022) do đại tá Trần Hữu Nhân, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận ký gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để trả lời báo chí, thì công trình này do Công ty TNHH H.P Bình Thuận xây dựng trên đất quốc phòng. Trước khi xây dựng, có sự đồng ý của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận, Ban Chỉ huy quân sự H.Tuy Phong đã đến khảo sát vị trí mà Công ty TNHH H.P Bình Thuận xin xây dựng.
Nhà đón khách trên đảo Hòn Cau hiện nay là nhà tiền chế bằng sắt thép. Ảnh H.LINH
Theo đó, ngày 25.9.2021, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đồng ý (sau khi xin ý kiến Quân khu 7) và thống nhất cho phép Công ty TNHH H.P Bình Thuận xây dựng công trình tạm trên đảo Hòn Cau. Đây là công trình cũ, được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho phép xây dựng theo phương thức xã hội hóa từ 10 năm trước. Nay do công trình xuống cấp nghiêm trọng, nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho phép xây dựng lại trên nền đất cũ nhằm kết hợp vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cho nhiệm vụ quốc phòng, vừa là bến đón trả khách du lịch tham quan. Yêu cầu công ty xây dựng tạm (nhà tiền chế) không được mở rộng diện tích, không được xây dựng kiên cố làm biến dạng địa hình, hệ sinh thái trên đảo. Khi có nhu cầu phục vụ quốc phòng thì phải tháo dỡ, trả lại mặt bằng. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giao cho Ban Chỉ huy quân sự H.Tuy Phong theo dõi, giám sát việc xây dựng.
"Đây là công trình có sự thỏa thuận của Ban Chỉ huy quân sự H.Tuy Phong với sự đồng ý chủ trương của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, phù hợp với quyết định 3106 của UBND tỉnh Bình Thuận, không phải là công trình trái phép như phản ánh", văn bản của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận khẳng định.
Khách du lịch khám phá đảo Hòn Cau . Ảnh H.LINH
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, ngày 4.12.2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định (số 3106) về đề án "phát triển du lịch sinh thái bền vững, có sự tham gia của cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau" (gọi tắt là Đề án 3106).
Hòn Cau có diện tích 140 ha và có hệ sinh thái thảm thực vật đa dạng . Ảnh H.LINH
Theo đó, đối với các hạng mục phục vụ khách du lịch tham quan theo Đề án 3106 thì yêu cầu xã hội hóa, có sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, nhưng phải có sự quản lý của nhà nước. "Do vậy, việc xây dựng nhà tiền chế của Công ty TNHH H.P Bình Thuận trên nền nhà cũ thuộc đất quốc phòng trên đảo Hòn Cau không phải là công trình trái phép", Sở NN-PTNT cho biết.
Hòn Cau thuộc Khu bảo tồn biển Hòn Cau, được UBND tỉnh Bình Thuận thành lập từ năm 2010 với tổng diện tích 12.500 ha; trong đó diện tích mặt biển là 12.360 ha, còn lại diện tích đảo Hòn Cau chỉ có 140 ha. Hòn Cau là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp nằm trong vùng nước trồi với hệ sinh thái đa loài thảm thực vật, cá tôm và rùa biển. Hằng năm Hòn Cau thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan.
Mặt bằng kinh doanh phố cổ tấp nập trở lại sau 2 năm Những con "phố vàng" ở Hà Nội như Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào...ế ẩm và đóng cửa nhiều tháng qua nay đã nhộn nhịp, tấp nập trở lại. Chị Nguyễn Thị Hà - một chủ cửa hàng quần áo trên phố Hàng Ngang cho biết, thời kỳ đầu dịch duy trì cửa hàng được mấy tháng, sau đó phải đóng vì không...