TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1

Theo dõi VGT trên

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, mưa lớn kéo dài, khiến nhiều tuyến đường chính của nội ô TP.Cà Mau bị ngập nặng, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông.

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 1

Gia Bách

Trưa 4.1, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, các tuyến đường chính của nội ô TP.Cà Mau như Trần Hưng Đạo, Phan Ngọc Hiển, Ngô Quyền… đều bị ngập nặng, nặng nhất là ở các ngã tư.

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 2

Các tuyến đường của TP.Cà Mau đa số đều bị ngập cục bộ . ẢNH: GIA BÁCH

Trao đổi với chúng tôi, anh Phan Thành Trung (ngụ phường 4, TP.Cà Mau), cho biết: “Tình trạng mưa bão gây ngập nặng khiến việc lưu thông trên đường gặp nhiều khó khăn. Vì mưa nên tầm nhìn cũng rất hạn chế, va quẹt thường xuyên xảy ra”.

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 3

Tình trạng ngập khá nghiêm trọng ở các ngã tư . ẢNH: GIA BÁCH

Qua cập nhật của Đài Khí tượng thủy văn Cà Mau, đêm 3.1 và sáng 4.1 hầu hết các địa bàn của tỉnh Cà Mau đều có mưa lớn kèm giông. Lượng mưa đo được tại các trạm tính từ 1 – 5 giờ sáng ngày 4.1 phổ biến là 50 – 92 mm; sức gió theo ghi nhận tại trạm khí tượng Cà Mau là cấp 3 – 4, giật cấp 5.

Trong nhiều giờ tới, khu vực này dự báo tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra ngập úng vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao và khu vực nội ô.

Báo Thanh Niên ghi lại một số hình ảnh về tình trạng ngập ở TP.Cà Mau vào trưa ngày 4.1.

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 4

Ngã tư đường Nguyễn Trãi – Phan Ngọc Hiển bị ngập rất nặng . ẢNH: GIA BÁCH

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 5

Các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn . ẢNH: GIA BÁCH

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 6

Nhiều người phải gồng mình chạy xe . ẢNH: GIA BÁCH

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 7

Tình trạng xe chết máy thường xuyên xảy ra . ẢNH: GIA BÁCH

TP.Cà Mau ngập vì ảnh hưởng bão số 1 - Hình 8

Lực lượng chức năng xuống đường để điều tiết giao thông . ẢNH: GIA BÁCH

Theo Thanhnien

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2

Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa... gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.

Là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", cổ sử nước Việt đã sản sinh ra nhiều dũng tướng nổi tiếng, lưu danh thiên cổ, được hậu nhân nghìn đời ca tụng. Dù con sóng của dòng chảy lịch sử có bồi lấp thế nào, những cái tên ấy vẫn chưa từng bị quên lãng.

Nói không ngoa, các tướng quân chính là linh hồn của một vương triều, một quốc gia. Ở thời bình, họ là năng thần phò tá hoàng đế trị quốc, an dân. Trong thời loạn, họ trở thành tấm khiên vững vàng, chống đỡ sơn hà. Do đó, nhìn vào khí chất, chân dung của các dũng tướng có thể phần nào hiểu được truyền thống văn minh, lịch sử của một quốc gia.

Lịch sử trung đại Việt Nam xuất sinh rất nhiều tôi tài, tướng giỏi. Và như một quy luật, những cái tên có sức ảnh hưởng nhất hầu như đều thể hiện vai trò trong các cuộc tranh đấu với vương triều phương Bắc. Lý Thường Kiệt đánh Tống, Trần Hưng Đạo kháng Nguyên, Quang Trung phạt Thanh... đều cùng là một kịch bản như vậy.

Video đang HOT

Dưới đây là bảng xếp hạng 9 vị tướng quân nổi danh nhất lịch sử Việt Nam đã được chúng tôi lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tất nhiên sự xếp hạng vẫn chỉ là tương đối. Do giới hạn của bài viết, ở đây chỉ xin bàn về những danh tướng trong cổ sử Việt Nam. Ở kỳ 1 này, chúng ta sẽ điểm qua 5 cái tên đầu tiên: Trần Quang Diệu, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Đặng Dung và Lê Hoàn.

9. Trần Quang Diệu (1760 - 1802)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 1

Đền thờ Trần Quang Diệu. Ảnh: Wikipedia

Là một trong " Tây Sơn thất hổ" (7 con hổ của nhà Tây Sơn), Trần Quang Diệu chính là danh tướng tài ba nhất, quan trọng nhất của vương triều Tây Sơn. Sau khi vua Quang Trung mất, Trần Quang Diệu trở thành phụ chính đại thần, phò tá vua Cảnh Thịnh (tức Quang Toản, con Quang Trung). Tuy nhiên, đó là thời điểm mà thế lực của chúa Nguyễn Ánh đang ngày càng lớn mạnh. Dù tài giỏi, Trần Quang Diệu vẫn không thể chống giữ được giang sơn đang nghiêng đổ của nhà Tây Sơn.

Trần Quang Diệu nổi tiếng là người nghĩa hiệp, có khí chất quân tử. Năm 1801, trong cuộc chiến thành Quy Nhơn, Diệu vây chặt thành. Tướng giữ thành là Võ Tánh liều mình cầm cự. Khi quân lương đã cạn, Võ Tánh tự hại mình, gửi lại cho Quang Diệu một phong thư xin tha cho các tướng sĩ. Sau khi vào thành, Quang Diệu sai làm lễ tử tế cho Võ Tánh và không xử một binh sĩ nhà Nguyễn nào.

Sau này, khi chúa Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, chiếm được thiên hạ, Trần Quang Diệu và vợ ông Bùi Thị Xuân (cũng là một nữ tướng) đã bị xử tử. Trước đó, Nguyễn Ánh tiếc tài của Diệu, muốn chiêu hàng nhưng ông đã từ chối thẳng.

8. Triệu Quang Phục (? - 571)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 2

Tranh vẽ Lý Bí và Triệu Quang Phục. Ảnh qua: hoalinhthoai.com

Triệu Quang Phục là Tả tướng quân thời vua Lý Nam Đế. Khi nước Vạn Xuân non trẻ phải chống đỡ những cuộc tấn công của nhà Lương, ông chính là một nhân vật quan trọng. Năm 546, Lý Nam Đế thua trận, uỷ thác việc nước cho Triệu Quang Phục. Để quyết kế chống nhau lâu dài với địch, năm 547, ông lui về xây dựng căn cứ ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên ngày nay).

Triệu Quang Phục mang 2 vạn người vào đóng quân ở bãi đất nổi bên trong đầm, dùng đoản binh, đánh du kích, khiến cho tướng nhà Lương Trần Bá Tiên đứng ngồi không yên. Sau đó, Bá Tiên phải lui về phương Bắc để chống lại một cuộc bạo loạn. Triệu Quang Phục thừa cơ đánh cho quân Lương tan vỡ.

Sau này, một người thân thích của vua Lý Nam Đế tên là Lý Phật tử đem quân đánh Triệu Quang Phục. Đánh nhau 5 trận, quân Lý Phật tử có phần núng thế nên xin giảng hoà. Quang Phục đồng ý, chia đôi nước, phân rõ địa giới, hai nhà hoà hảo cùng cai trị. Tuy vậy, năm 571, Lý Phật tử trái thệ ước, mang quân đánh úp. Triệu Quang Phục thua chạy.

Sau khi Triệu Quang Phục mất ít lâu, năm 602, nhà Tuỳ (khi đó đã thống nhất Trung Hoa) mang quân thảo phạt Lý Phật tử. Quân Vạn Xuân không kháng cự nổi, Lý Phật tử xin hàng. Nước Việt một lần nữa rơi vào vòng đô hộ của vương triều phương bắc.

7. Phùng Hưng (? - 791)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 3

Anh hùng đả hổ Phùng Hưng. Ảnh qua: soha.vn

Phùng Hưng tự là Công Phấn, người làng Đường Lâm có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Vốn con nhà hào phú, có thế lực. Nhân Giao Châu có biến loạn, Phùng Hưng thu thập dũng sĩ, dựng cờ khởi nghĩa chống lại Cao Chính Bình, đánh chiếm được cả Đô hộ phủ (vốn được nhà Đường lập ra để cai trị nước Nam).

Phùng Hưng vào Đô hộ phủ trị vì được 7 năm thì mất. Ông được đời sau tôn làm "Bố Cái Đại Vương". Tuy cầm quyền không lâu nhưng Phùng Hưng đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc tự chủ của nước Việt. Ở những thế kỷ sau, sự nổi lên của họ Khúc chính là kế thừa một phần di sản và ảnh hưởng rất lớn của Phùng Hưng.

6. Đặng Dung (1373 - 1414)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 4

Tranh vẽ tướng quân anh hùng Đặng Dung. Ảnh: viettoon.net

Ông là một danh tướng cũng vừa là nhà thơ sinh vào thời đất nước loạn ly, bị quân nhà Minh chiếm đóng. Ông cùng cha mình là Đặng Tất (cũng là một tướng tài) phò tá các vua nhà Hậu Trần, ôm chí khôi phục quốc thống. Hai cha con Đặng Dung lập công đầu trong trận Bô Cô (địa danh nay thuộc Nam Định), đánh bại tướng nhà Minh là Mộc Thạnh, loại khỏi vòng chiến tới 100 nghìn quân địch.

Tuy thắng quân Minh nhiều trận nhưng sau do nội bộ chia rẽ, nhà Hậu Trần dần trở nên yếu thế. Đến khi tướng Trương Phụ đem quân tiếp ứng cho Mộc Thạnh, cục diện đã an bài. Đặng Dung tuy dũng mãnh, tài trí nhưng thân cô thế cô, không thể chống đỡ.

Trận đánh cuối cùng của ông là trận Sái Già. Năm 1413, Trương Phụ mang quân tiến vào Thuận Hoá hòng quét sạch quân Hậu Trần. Đặng Dung đặt phục binh ở sông Sái Già, đang đêm đánh úp Trương Phụ. Đặng Dung đã lên được tới thuyền tướng soái toan bắt sống Trương Phụ nhưng lại không biết mặt. Trương Phụ nhân đó mà thoát được. Quân Đặng Dung khi ấy chỉ còn là tàn binh, mau chóng tan vỡ sau khi Trương Phụ đem binh đánh úp lại.

Đặng Dung sau này bị bắt giải về Trung Hoa nhưng giữa đường đã tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết. Ông có để lại một bài thơ tên là "Cảm hoài", tỏ rõ lòng yêu nước và khí phách của mình, trong đó có những câu như: " Thù trả chưa xong đầu đã bạc. Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày".

5. Lê Hoàn (941 - 1005)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 5

Tranh vẽ thập đạo tướng quân Lê Hoàn. (Theo viettoon.net)

Là hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nhưng trước đó Lê Hoàn là một đại tướng quân rất nổi bật trong thời kỳ đầu tự chủ của nước Việt. Sau khi hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh bị hãm hại, Lê Hoàn làm nhiếp chính vương phò tá hoàng đế Đinh Toàn mới 6 tuổi. Nhà Tống nhân đó mang quân xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt.

Lê Hoàn là "Thập đạo tướng quân", được giao phó nhiệm vụ đánh giặc. Thái hậu Dương Vân Nga thậm chí đã nhường ngôi hoàng đế cho ông. Lê Hoàn thống lĩnh quân đội ra trận, chém tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống 2 tướng khác về Hoa Lư. Quân Tống thua chạy dài. Mặt bắc yên ổn, Lê Hoàn lại xuất chinh bình Chiêm ở phía nam. Sử cũ chép, người Chiêm Thành bắt giữ sứ thần của nhà Lê, nhân đó Lê Hoàn cho đóng chiến thuyền, sắm sửa khí giới, hành quân vào nam, san phẳng thành trì, thu bắt được vô số người và vàng bạc, châu báu.

Võ công của Lê Hoàn được rất nhiều sử gia thừa nhận. Không chỉ là đại tướng quân chinh nam, chiến bắc, lập nhiều công trạng, ông còn là một ông vua trị nước thông minh với những chiến lược khôn khéo: hoà hoãn với Tống, cứng rắn với Chiêm. Sử gia Lê Văn Hưu viết về ông: " Lê Đại Hành xử Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được".

4. Ngô Quyền (897 - 944)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 6

Tranh vẽ Ngô Quyền. Ảnh: Viettoon

Ngô Quyền có gốc gác không hề tầm thường. Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi hào trưởng có thế lực. Thời đại của ông chứng kiến sự thống trị đang trên đà suy yếu của nhà Đường. Người Việt đang ngày càng tìm lại được vị thế, thậm chí có ý muốn tự lập, giành lại quyền tự chủ, điển hình như họ Khúc và họ Dương.

Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ. Năm 937, Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ, tiếm quyền, trở thành Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ. Sau đó, để giữ yên chiếc ghế của mình, Công Tiễn đã cho người sang cầu viện nhà Nam Hán. Ngô Quyền trước mang quân tức tốc ra bắc diệt Công Tiễn, sau tập hợp binh sĩ, chuẩn bị kháng cự giặc ngoại xâm.

Chiến công nổi bật nhất của Ngô Quyền chính là trận thắng oanh liệt, nhấn chìm hàng vạn quân Nam Hán dưới dòng nước sông Bạch Đằng. Năm 938, Lưu Cung, hoàng đế Nam Hán lệnh cho con trai là Vạn Vương Hoằng Tháo mang quân sang trên danh nghĩa là cứu Công Tiễn mà thực chất là mưu đồ xâm lấn nước Việt.

Để chống nhau với giặc, Ngô Quyền cho đóng cọc ngầm ở cửa biển Bạch Đằng. Khi quân Nam Hán dong thuyền tiến vào, Ngô Quyền cử một toán binh ra khiêu chiến, giả thua để dụ địch đuổi theo. Khi thuyền địch đã vào vị trí đóng cọc, Ngô Quyền cho quân bất ngờ phản kích, quân sĩ đều liều mình chiến đấu, 1 người sức địch lại 10.

Khi thuỷ triều xuống, thuyền của quân Nam Hán mắc kẹt ở bãi cọc, bị huỷ hoại cả. Đội ngũ quân địch rối loạn, Hoằng Tháo ra đi trên chiến trận. Lưu Cung tự mình dẫn quân tiếp ứng phía sau nhưng cũng bất lực, phải rút quân về.

Sau khi đánh bại quân Nam Hán, bảo toàn được nền độc lập non trẻ, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, sáng lập ra nhà Ngô, dời đô về Cổ Loa. Năm 944, Ngô Quyền qua đời, thọ 47 tuổi. Sử thần Ngô Sĩ Liên hết lời khen ngợi ông, đánh giá ông là " mưu tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vua".

3. Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 7

Tranh vẽ Lý Thường Kiệt. Ảnh: Viettoon

Tên thật của ông là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, sau lại được vua ban cho quốc tính nên mang họ Lý. Ông là cháu 6 đời của Ngô Quyền. Thuở nhỏ, Thường Kiệt đã tỏ ra là một người có chí khí. Khi được chú hỏi về chí hướng, ông khẳng khái trả lời: " Về văn học, biết chữ để ký tên là đủ. Về võ học, muốn theo Vệ Thanh, Hoắc Khứ, lo đi xa vạn dặm để lập công, lấy được ấn phong hầu, để làm vẻ vang cho cha mẹ".

Lý Thường Kiệt học tập chăm chỉ, đêm đọc sách, ngày bắn cung, cưỡi ngựa, lại nghiên cứu binh pháp rất tâm đắc. Năm 1041, khi vừa tròn 22 tuổi, Thường Kiệt được sung vào cung làm " Hoàng môn chỉ hậu" (một chức quan thái giám). "Việt điện u linh" chép Lý Thường Kiệt: " Chưa được một kỷ (12 năm), tiếng nổi nội đình". Ông nhanh chóng được thăng chức, trọng dụng, hàng ngày được hầu cận bên vua.

Ông dần trở thành một trụ cột của triều đình, lãnh nhiều trọng trách quan trọng. Năm 1061, ông được cử đi dẹp loạn ở vùng Thanh - Nghệ. Năm 1069, Lý Thường Kiệt cùng vua Lý Thánh Tông nam tiến bình Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Củ phải hàng, đồng ý cắt 3 châu để chuộc lấy tự do.

Sau khi Lý Thánh Tông qua đời, Lý Thường Kiệt làm Thái uý, ủng hộ Thái phi Ỷ Lan nhiếp chính. Bản thân Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính đại thần. Nhà Tống ở phương bắc nước nam đang có tang, có ý động binh, ra sức chiêu mộ, huấn luyện binh sĩ ở vùng Hoa Nam, sẵn sàng tiến đánh Đại Việt.

Lý Thường Kiệt quyết định đánh phủ đầu, "tiên phát chế nhân", chủ động tấn công sang đất Tống. 10 vạn quân Đại Việt bất ngờ ập sang đánh phá các căn cứ hậu cần của quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, thậm chí còn hạ được thành Ung Châu. Sau đó, quân Đại Việt đốt cháy, phá huỷ hết căn cứ, đồn luỹ, kho lương, trại huấn luyện của quân Tống. Ung Châu vốn là tiền đồn phục vụ cho kế hoạch chinh phạt Đại Việt, nay tan tành, ngập trong đổ nát.

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt mau chóng chỉnh đốn quân đội, xây dựng căn cứ phòng thủ. Không lâu sau, 10 vạn quân Tống tràn vào Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập chiến luỹ ở sông Như Nguyệt nghênh địch, lại cho đắp thành cao, cắm luỹ tre, đào hào để cố thủ lâu dài.

Trận chiến sông Như Nguyệt diễn ra vô cùng ác liệt. Với sức mạnh kỵ binh của mình, có lúc quân Tống tưởng như đã phá vỡ được phòng tuyến, chọc thủng được lớp phòng ngự của quân Đại Việt. Tuy nhiên, Lý Thường Kiệt đều kịp thời cho quân phản kích, lập lại phòng tuyến.

Sau nhiều ngày công phá không thành, người ngựa lại không quen thuỷ thổ, quân Tống chán nản, mệt mỏi, nhuệ khí hao hụt đi mấy phần. Quân Đại Việt nhiều lần tập kích, đánh trại, đốt phá, càng dồn quân Tống vào thế bí, hoang mang, lo lắng.

Dù đang chiếm được ưu thế nhưng để tránh gây thêm hoạ chiến loạn thêm cho đất Nam, Lý Thường Kiệt bèn sai sứ sang nghị hoà. Tướng Tống là Quách Quỳ lập tức đồng ý, vội vã rút quân về. Cuộc kháng Tống thành công chính là chiến công lớn nhất của Lý Thường Kiệt.

Cả đời ông là những cuộc chinh chiến liên miên. Năm 1075, Lý Thường Kiệt mang quân đánh Chiêm Thành. Năm 1103, ông cầm quân dẹp loạn Lý Giác ở Diễn Châu. Năm 1104, khi đã ở tuổi 85, ông lại cầm quân đánh Chiêm một lần nữa để lấy lại 3 châu mà vua Chế Ma Na cướp đoạt. Chế Ma Na thua, xin hàng và nộp lại đất cho Đại Việt.

Lý Thường Kiệt sau được ban tước Khai quốc công, chính là vị thái giám quyền lực nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, vừa làm tướng quân chinh chiến biên thuỳ, lại vừa nắm quyền nội chính, phò tá 2 đời hoàng đế nhà Lý.

2. Quang Trung (1753 - 1792)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 8

Tranh vẽ Quang Trung. Ảnh: Viettoon

Ông tên huý là Nguyễn Huệ nhưng tổ tiên lại có gốc gác thật sự lại là họ Hồ ở Nghệ An. Nguyễn Huệ ngày còn trẻ tuổi đã nổi tiếng khoẻ mạnh, can đảm. Sách "Tây Sơn lược" miêu tả đôi mắt ông: " Ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt soi sáng cả chiếu". Ông được học hành đến nơi đến chốn, cả hai ban văn võ đều thông hiểu từ thuở thiếu thời.

Cuối thế kỷ 18, tình hình Đàng Trong trở nên ngày một bất ổn. Quyền thần Trương Phúc Loan lũng đoạn triều chính, chúa Nguyễn bất lực, ở nhiều nơi chiến loạn nổ ra. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nhân đó dựng cờ khởi nghĩa, thu thập tráng binh, lấy danh nghĩa đánh dẹp Trương Phúc Loan, xây dựng căn cứ ở Tây Sơn (Bình Định).

Với khẩu hiệu: " Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo", lại tập hợp quanh mình được nhiều võ tướng thiện nghệ, anh dũng (như Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú...), quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh đâu thắng đó, thanh thế ngày một lớn, người theo về mỗi lúc một đông.

Trong hàng ngũ quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ ngày càng chứng tỏ được bản lĩnh của mình, liên tiếp lập nhiều chiến công: chiếm Phú Yên, bình Gia Định, đánh Phú Xuân, đoạt Thăng Long... Chỉ trong vòng 9 năm, Nguyễn Huệ, với tư cách là đại tướng tiên phong của Tây Sơn, đã diệt cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh, về cơ bản thống nhất giang sơn lần đầu tiên trong vòng hơn 200 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Ở những năm về sau, vai trò của Nguyễn Huệ càng lớn. Ông vừa là đại tướng, vừa là cột trụ chống đỡ nhà Tây Sơn trong bối cảnh cả Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những tay bất tài, không có chí lớn. Năm 1784, theo lời cầu viện của Nguyễn Ánh, 5 vạn quân Xiêm hai đường thuỷ bộ tràn sang, tiến đánh Gia Định. Chỉ trong một trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ đại phá đội thuỷ binh 300 chiến thuyền và khoảng 2 vạn quân Xiêm.

Năm 1789, vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị được lệnh của vua Càn Long mang theo 29 vạn đại quân rầm rộ tiến xuống phía nam. Cùng lúc đó, ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh cũng liên tục công thành, chiếm đất.

Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó, ông cất quân thần tốc từ Phú Xuân đánh ra Bắc Hà. Vừa hành quân, vừa tuyển mộ binh sĩ, Quang Trung có được trong tay 10 vạn quân và một đội tượng binh gồm 200 thớt voi chiến. Chỉ trong không đầy 1 tháng, quân Tây Sơn đã áp sát Tam Điệp (Ninh Bình), chia làm 5 đạo cùng tiến đánh, hẹn nhau mùng 7 sẽ quét sạch quân Thanh, vào Thăng Long ăn Tết.

Quân Tây Sơn thậm chí còn tốc chiến nhanh hơn dự định. Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã liên tiếp tiêu diệt các đồn Gián Khẩu, Hà Hồi, Khương Thượng, Ngọc Hồi. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống túng thế phải thắt cổ. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị còn tháo chạy trước khi đồn Ngọc Hồi bị đánh. Quân Thanh đua nhau rút chạy qua sông Nhị Hà. Tôn Sĩ nghị ra lệnh cắt cầu để cắt đường truy kích của quân Tây Sơn, bởi thế binh lính rơi xuống sông đuối nước vô kể.

Đến mùng 5 Tết, Quang Trung đã đường hoàng tiến quân vào Thăng Long. Khi ấy, ông chính là hoàng đế duy nhất trên dải đất Việt, hoàn toàn đủ tư cách thay thế địa vị của các vua Lê và chúa Nguyễn.

Sau khi phá quân Thanh, tình hình Bắc Hà dần ổn định. Nhưng mối lo ở phía nam vẫn còn canh cánh. Chúa Nguyễn Ánh, với sự giúp sức của người Tây phương, đang dần chiếm lại lợi thế. Nguyễn Huệ huy động hơn 20 vạn quân thuỷ bộ, chia làm 3 đường. Nguyễn Ánh vô cùng lo ngại, xác định sẵn một trận quyết chiến sống còn với Quang Trung. Nhưng đúng lúc đó thì Quang Trung đột nhiên qua đời (năm 1792), hưởng dương 39 tuổi.

Sự ra đi đột ngột của Quang Trung Nguyễn Huệ khiến nhà Tây Sơn nghiêng đổ. Chỉ ít năm sau, Nguyễn Ánh lần lượt đánh bại các tướng lĩnh Tây Sơn, thu về thiên hạ, lập ra vương triều Nguyễn (1802).

Hoàng đế Quang Trung nhận được sự tôn trọng của hầu hết các sử gia, kể cả sử gia triều Nguyễn, đối thủ của ông. Văn võ song toàn, là đại tướng, Nguyễn Huệ chinh nam chiến bắc, lập nhiều đại công, một tay gây dựng cơ đồ nhà Tây Sơn, khi lên ngôi hoàng đế, ông lại đưa ra nhiều chính sách cải cách khôn ngoan, hợp lý. Sự ra đi của ông là một tiếc nuối lớn của lịch sử. Nhiều người đã thử tưởng tượng ra nước Việt dưới thời trị vì của vua Quang Trung sẽ hùng mạnh ra sao. Nhưng dù thế nào, cuộc đời binh nghiệp rực rỡ, bách chiến bách thắng của ông đã tạc vào lịch sử nước nhà những trang nhất.

1. Trần Hưng Đạo (? - 1300)

9 dũng tướng tài ba nhất trong cổ sử Việt Nam, Quang Trung chỉ xếp thứ 2 - Hình 9

Tranh vẽ Trần Hưng Đạo. Ảnh: Viettoon

Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, xuất thân hoàng tộc, là cháu gọi Trần Thái Tông Trần Cảnh là chú ruột. Ngay từ nhỏ, Quốc Tuấn đã tỏ rõ tư chất thông minh hơn người, đọc rộng hiểu nhiều, tài kiêm văn võ. Cha của Quốc Tuấn là Trần Liễu, trước khi mất dặn ông phải bằng mọi giá đoạt lấy thiên hạ, rửa mối nhục cho nhà (vợ Trần Liễu đang mang thai nhưng bị dâng cho Trần Cảnh).

Tuy thế, Quốc Tuấn vẫn một lòng trung nghĩa hướng về nhà Trần. Ông chủ động gạt bỏ ân oán cũ, làm hoà với Trần Quang Khải (con Trần Thái Tông), thậm chí ông đã từ mặt con trai khi biết Quốc Tảng có ý muốn báo thù.

Thời đại của Trần Quốc Tuấn đầy biến động. Vó ngựa quân Mông Cổ đã tung hoành cả thế giới, gieo rắc bao nỗi sợ hãi cho cả châu Á, châu Âu. Người Mông Cổ quyết ý tiến đánh Đại Việt, mở thông cửa ngõ vào Đông Nam Á.

Cả ba lần vào các năm 1257, 1285 và 1287, Trần Quốc Tuấn đều góp mặt trong cuộc chiến tranh Mông Cổ - Đại Việt. Hai lần sau, ông chính là tổng chỉ huy tối cao, thống lĩnh toàn quân. Trong suốt 30 năm chiến loạn ấy, dù đã nuốt chửng cả Trung Hoa, diệt nhà Nam Tống, lập ra triều Nguyên nhưng người Mông Cổ vẫn không sao đặt chân lên Đại Việt nổi. Ba cuộc tấn công, đợt sau dữ dội hơn đợt trước, đều thất bại ê chề.

Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo, quân dân nhà Trần "lấy đoản binh chống lại trường trận", dùng kế vườn không nhà trống, kiên cường kháng chiến lâu dài và đã lập nên kỳ tích trong lịch sử thế giới. Những trận chiến oanh liệt ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vân Đồn, Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu... đều ghi dấu ấn không thể phai mờ của Trần Hưng Đạo.

Năm 1300, trước khi mất, khi vua Trần đến bên giường, Trần Hưng Đạo để lại di ngôn, cũng là lời tổng kết xác đáng nhất cho những cuộc kháng Mông Nguyên vĩ đại: " Vừa rồi Toa ô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. ó là trời xui vậy. ại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp".

Không chỉ là một binh gia xuất chúng, Quốc Tuấn cũng là một nhà chính trị tài ba. Ông có tầm nhìn sâu sắc về việc dưỡng sức dân, đào tạo hiền tài. Trong những năm chiến tranh, ông đã bồi dưỡng được một lớp nhân tài đủ sức phục vụ cho nước nhà như: Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Hành, Trương Hán Siêu...

Trần Hưng Đạo cũng không chỉ biết hành quân, đánh trận, binh chinh thiên hạ mà còn rất giỏi văn chương, thơ phú. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: "Hịch tướng sĩ", "Binh thư yếu lược", "Vạn Kiếp tông bí truyền thư"...

Ông là bậc chính nhân quân tử, trung nghĩa kiên cường, giỏi thao lược binh pháp lại khéo trị nước, an bang. Quân Mông Cổ đánh khắp Á, Âu, làm cỏ biết bao vương quốc, kể cả là nhà Nam Tống ở Trung Nguyên nhưng chỉ vừa chạm đến cửa ngõ Việt Nam đã phải chịu khuất phục trước khí chất của Trần Hưng Đạo, của hào khí Đông A nhà Trần.

Với công trạng và đức độ to lớn ấy, người đời sau tôn phong ông làm bực thánh, gọi là "Đức Thánh Trần". Từ những trang sử hào hùng, Trần Hưng Đạo đã đi vào thế giới tín ngưỡng, tâm linh của người Việt, được coi là bậc hộ quốc công thần muôn đời. Địa vị của ông cũng tương tự như Quan Vũ ở Trung Hoa, đều đã trở thành một biểu tượng của lòng trung dũng và nghĩa khí.

Theo searchtotal

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chếtThủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
21:13:09 31/01/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'
09:01:26 01/02/2025
Vụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầuVụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầu
07:02:07 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam ĐịnhBộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam Định
05:14:38 31/01/2025

Tin đang nóng

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!
19:00:59 01/02/2025
Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lựcĐại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực
18:11:29 01/02/2025

Tin mới nhất

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.
Mùng 4 Tết, 21 người tử vong vì tai nạn giao thông

Mùng 4 Tết, 21 người tử vong vì tai nạn giao thông

18:50:00 01/02/2025
Về tình hình giao thông tại TP Hà Nội và các địa phương giáp ranh, các tuyến đường nội thành Hà Nội hướng lên khu vực trung tâm lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông bình thường, giao thông thuận lợi,không xảy ra ùn tắc.
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài

4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài

15:13:39 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Nhiều mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, có ít nhất 1 ô tô bung túi khí.
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

09:02:36 01/02/2025
Công nhân môi trường có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương.
33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

21:35:38 31/01/2025
Trong ngày mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.
Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

21:21:13 31/01/2025
Tang thương bao trùm thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khi 7 người trong một gia đình gặp nạn trên chuyến xe định mệnh, vĩnh viễn rời xa người thân.
Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

21:18:45 31/01/2025
Vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều nay (31/1) tại khu vực cống Xác (thôn Đông Lĩnh, xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) khiến một người phụ nữ bị văng xuống sông.
Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

19:05:53 31/01/2025
Chiều 31/1, lãnh đạo UBND thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, một phụ nữ đã được cứu sống sau khi nhảy cầu.
Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:03:10 31/01/2025
Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong ngày mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ hơn 970 trường hợp.
Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

18:34:58 31/01/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nhà dân bị cháy khiến 3 người bị thương ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025.
Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

05:12:17 31/01/2025
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn thăm hỏi, động viên người nhà và nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên Quốc lộ 21.

Có thể bạn quan tâm

Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim châu á

22:06:34 01/02/2025
Theo 163, ngày 2/1, tức Mùng 4 tết, suất chiến của phim Anh Hùng Xạ Điêu: Hiệp Chi Đại Giả đã tụt xuống còn 6,3%, trong khi ngày đầu phim đạt hơn 10%.
Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp

Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp

Hậu trường phim

21:38:13 01/02/2025
Trấn Thành có những chia sẻ khi bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ của mình nhận về nhiều ý kiến tranh cãi, chê bai trên mạng xã hội.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Sao châu á

20:51:04 01/02/2025
Cuộc hôn nhân của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy lộ nhiều dấu hiệu bất ổn. Dù tin đồn ly hôn ầm ĩ dư luận cặp đôi vẫn nhất quyết không lên tiếng
Á hậu Phương Nhi lộ diện ở nơi không ngờ hậu đám hỏi với thiếu gia nhà tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Á hậu Phương Nhi lộ diện ở nơi không ngờ hậu đám hỏi với thiếu gia nhà tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Sao việt

20:47:46 01/02/2025
Mới đây, khoảnh khắc Á hậu Phương Nhi xuất hiện trong lớp học nhận được sự quan tâm. Trong bức hình, người đẹp gen Z nở nụ cười rất tươi, visual sáng bừng.
Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Thế giới

20:30:45 01/02/2025
Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.