TPBank: Hoạt động kinh doanh không đồng nhất, nợ xấu tăng đến 60%
Tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng đến 60% so với đầu năm. Tính riêng trong quý 3, hoạt động kinh doanh của TPBank không được đồng nhất.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2020.
Trong quý 3, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm đến hơn 3,600 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 8,711 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động công vụ, giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán, tiền vàng gửi và cho vay các TCTD…
Video đang HOT
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 287 tỷ đồng, chủ yếu do tăng mua sắm tài sản cố định. Dòng tiền từ hoạt động tài chính lại dương gần 1,287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 635 tỷ đồng, do phát sinh khoản thu từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác.
Một số hoạt động ngoài lãi lại giảm so cùng kỳ. Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 64%, còn hơn 82 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ gần 51 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 10 tỷ đồng. Hoạt động khác lỗ gần 18 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 7 tỷ đồng.
So với kế hoạch 4,068 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020, TPBank đã thực hiện được 74% kế hoạch sau 9 tháng.
Tổng tài sản của TPBank tăng 18% so với đầu năm, lên mức 193,461 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 16%, trong khi các khoản lãi, phí phải thu tăng 39%, tiền gửi tại NHNN tăng 14%, tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác giảm 8%. Đáng chú ý, cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm, lên mức hơn 110,340 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng đến 60% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 76%, nợ nghi ngờ tăng 82%, trong khi nợ có khả năng mất vốn tăng 27%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ mức 1.29% đầu năm lên 1.79%.
TPBank là ngân hàng thương mại cổ phần, ra đời từ 5/2008 với các cổ đông chiến lược như Doji, FPT, Tài chính IFC, Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore… Hết quý III/2020, tổng tài sản của TPBank tăng 18% so với đầu năm, lên mức 193,461 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 16%, trong khi các khoản lãi, phí phải thu tăng 39%, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 14%, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 8%…
Ngân hàng khó bán tài sản thế chấp
Tốc độ xử lý nợ xấu, bán các tài sản đảm bảo của các ngân hàng vẫn chưa được như mong muốn, trong khi nợ xấu đang có nguy cơ "phình to".
Đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất - kinh doanh và suy thoái sức cầu khiến thu nhập của không ít DN sụt giảm, khả năng chi trả khoản vay bị ảnh hưởng và buộc phải chấp nhận để ngân hàng phát mãi tài sản. Do đó, thay vì tập trung vào tài sản thế chấp là bất động sản như lâu nay, hiện các tài sản đảm bảo được ngân hàng rao bán đã đa dạng hơn.
Đơn cử, BIDV chi nhánh Long Biên vừa thông báo đấu giá tài sản là tàu Ocean Queen lần thứ 8. Giá khởi điểm mà BIDV đưa ra trong lần đấu giá này là gần 194 tỷ đồng, nhưng trước đó, hồi cuối năm 2019, BIDV thông báo bán đấu giá con tàu này với giá khởi điểm lên tới hơn 300 tỷ đồng. Hay VPBank đã thông báo bán đấu giá tài sản là 10 cuộn thép không gỉ, đơn giá từ 9.500-19.000 đồng/kg, với tổng mức giá khởi điểm hơn 400 triệu đồng. TPBank cũng đưa ra thông báo bán đấu giá 5 ô tô của 5 khách hàng cá nhân có phát sinh khoản nợ tại ngân hàng với số dư nợ gốc và lãi hiện vào khoảng 2,23 tỷ đồng. VIB cũng đang rao bán tới 71 phương tiện vận tải, với giá khởi điểm từ 210 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng...
Có thể thấy, các ngân hàng đang dồn dập rao bán nhằm thu hồi nợ, nhưng tình trạng "ế" vẫn thường xuyên xảy ra, dù ngân hàng đã giảm giá nhiều lần so với trước đây. Theo các chuyên gia, ngân hàng thường đấu giá thất bại, không ai tham gia, phải tổ chức đấu giá nhiều lần mới thành công là do khâu định giá tài sản đấu giá chưa chính xác. Hơn nữa, tình trạng này còn do tài sản hoặc một phần tài sản lại đang thuộc diện tranh chấp, có thể mang lại nhiều rủi ro cho người mua, nên họ không mặn mà.
Do đó, về giải pháp, hầu hết chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng đều cho rằng phải tăng tổng cầu, tạo sức cầu mới, trong đó sớm ban hành cơ chế áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý nợ xấu. Đặc biệt, vấn đề về thành lập thị trường mua bán nợ trong thời gian này càng được nói đến nhiều hơn. Bởi khi có thị trường mua bán nợ, thanh khoản sẽ tốt hơn, nhiều người mua bán tập trung lại thì hoạt động mua bán nợ mới sôi động được. Điều này càng "cấp thiết" khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, xu hướng phát mãi tài sản dự kiến sẽ còn mạnh hơn, việc sớm cụ thể hóa các cơ chế về bán tài sản đảm bảo được coi là "liều thuốc" kháng nợ xấu cho ngành ngân hàng.
Sacombank: Lợi nhuận sụt giảm, các nhóm nợ xấu tăng mạnh trong quý 3 Với việc tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm. Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020. The đó, tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, ghi...