TPBank đi đầu trong ứng dụng công nghệ blockchain cho chuyển tiền quốc tế
Từ đầu tháng 11/2019, giao dịch chuyển tiền quốc tế qua TPBank sẽ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều so với trước đây, nhờ việc TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ blockchain thông qua RippleNet, một nền tảng được phát triển bởi SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và Soft Bank Investment (Nhật Bản).
Khách hàng của TPBank sẽ không phải chờ đến vài giờ để thực hiện một giao dịch chuyển tiền từ Nhật Bản vào tài khoản tại TPBank nữa vì từ nay, nhờ sử dụng RippleNet, ứng dụng công nghệ blockchain vào chuyển tiền quốc tế, khách hàng chỉ cần vài phút để hoàn thành những giao dịch này.
RippleNet là nền tảng hỗ trợ giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn thông qua việc sử dụng Công nghệ Sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) dựa trên nền tảng Blockchain và API hiện đại. Bằng việc tham gia RippleNet, các thông tin, trạng thái của từng giao dịch được cập nhật ngay lập tức đến tất cả các bên, đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch, các lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay, không gặp lỗi và với chi phí thấp.
Tham gia vào RippleNet, các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về TPBank sẽ nhanh chóng hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, minh bạch, dòng tiền vẫn được chuyển hợp pháp qua các ngân hàng nước ngoài về Việt Nam, được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối cũng như các quy định về phòng chống rửa tiền.
Video đang HOT
Từng là một trong ba ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phối hợp với Napas ứng dụng thành công công nghệ blockchain vào chuyển tiền liên ngân hàng trong nước vào đầu năm 2018, việc TPBank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công chuyển tiền quốc tế bằng công nghệ blockchain tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong, dẫn đầu về ngân hàng số của ngân hàng này. Điều này cho thấy tiềm lực, khả năng đáp ứng về công nghệ, đồng thời hệ thống lõi của TPBank cũng cho thấy tính mềm dẻo, có thể dễ dàng kết nối, tích hợp với các hệ thống giao dịch toàn cầu.
Dự kiến trong tương lai, sau Nhật Bản, khách hàng tại Hàn Quốc sẽ là những khách hàng tiếp theo có thể thực hiện chuyển tiền nhanh về Việt Nam nhờ công nghệ blockchain qua tài khoản TPBank với tổng thời gian giao dịch rút ngắn chỉ còn vài phút, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền ngày càng cao của khách hàng tại các thị trường này.
RippleNet được phát triển bởi SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc. (USA) và Soft Bank Investment Holdings (Nhật Bản), với sứ mệnh đẩy nhanh việc áp dụng thanh toán dựa trên công nghệ blockchain tại Nhật Bản và Hàn Quốc. SBI Ripple Asia cung cấp RippleNet đến các định chế tài chính, mang đến phương thức chuyển tiền toàn cầu hiệu quả nhất. RippleNet hiện là mạng lưới được hỗ trợ bởi nền tảng blockchain lớn nhất cho hoạt động thanh toán toàn cầu.
Quang Minh
Theo baophapluat.vn
Lý do khiến VinHomes, Vincom Retail dự chi hơn 7.600 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ
Sau làn sóng mua cổ phiếu quỹ của các ngân hàng, đến lượt VinHomes, Vincom Retail mạnh tay chi hàng ngàn tỷ để mua cổ phiếu quỹ, với lý do thị giá đang ở mức thấp hơn giá trị thực nên việc mua cổ phiếu quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Sáng 1/11, CTCP VinHomes (mã VHM) và CTCP Vincom Retail (mã VRE) thông báo phương án mua lại cổ phiếu quỹ đã được HĐQT phê duyệt. Cụ thể, Vinhomes dự định mua tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,79% vốn; còn HĐQT Vincom Retail phê duyệt phương án mua tối đa 56,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng tỷ lệ 2,426%.
Ước tính theo giá cổ phiếu VHM đóng cửa sáng 1/11 (94.500 đồng/cổ phiếu), số tiền mà VinHomes chi ra xấp xỉ 5.670 tỷ đồng. Vincom Retail cũng phải chi hơn 1.960 tỷ đồng, tính theo giá 34.700 đồng/cổ phiếu hiện tại. Như vậy, với mức giá này, tổng số tiền mà VinHomes và Vincom Retail cần chi dự kiến là 7.600 tỷ đồng.
Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của các cổ phiếu họ Vin đồng loạt tăng, trong đó VHM tăng 6,7%; VRE tăng 4,5%; SDI của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng tăng 2,8%; VIC của Tập đoàn Vingroup cũng tăng 1,7%.
"Thị giá đang ở mức thấp hơn giá trị thực nên việc mua cổ phiếu quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông ", phía doanh nghiệp cho hay. Nguồn tiền sử dụng để mua cổ phiếu quỹ là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất hoặc soát xét tại thời điểm gần nhất.
Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận qua công ty chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ đăng ký mua lại cổ phiếu quỹ và không quá 30 ngày từ khi bắt đầu giao dịch. Giá mua sẽ tuân theo quy chế hiện hành của Sở Giao dịch chứng khoán.
Hàng loạt phương án mua cổ phiếu quỹ cũng đã được công bố thời gian qua. Gần đây nhất, VPBank đã hoàn tất mua 50 triệu cổ phiếu quỹ với số tiền chi khoảng 1.100 tỷ đồng. Trước đó, MBBank và TPBank cũng mua xong lần lượt 47 triệu cổ phiếu và 24 triệu cổ phiếu. HDBank đã được thông qua phương án mua lại đa 49 triệu cổ phiếu và chuẩn bị thực hiện tới đây. Một số doanh nghiệp sản xuất cũng đã mua lại cổ phiếu như Vĩnh Hoàn (1,43 triệu cổ phiếu), Vietjet (gần 17,8 triệu cổ phiếu), KidoFoods (2,5 triệu cổ phiếu)...
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30% Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng việc xét duyệt nới chỉ tiêu tín dụng với các ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố. Sau 9 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tăng trưởng cho vay cao 20-28%. Đơn cử, Techcombank công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng...